Chị đưa hướng đi cho em nhé Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du Thân bài: 1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Du: Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động xã hội dữ dội
- Sinh ra trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Năm ông 9 tuổi thì mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
- Có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú, là con người giàu lòng yêu thương
- "Truyện Kiều'' Được viết vào đầu thế kỉ XIX, dựa trên cốt truyện của tác phẩm "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Lúc đầu, truyện mang tên "Đoạn trường tân thanh" nghĩa là: tiếng kêu đau thương mới xé lòng
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm "Truyện Kiều": gặp gỡ và đính ước 2. Giải thích
- Cảm hứng nhân văn: là quan niệm, cảm hứng xuyên suốt trong các tác phẩm văn học từ lịch sử cho tới ngày nay. Nó phản ánh hiện thực khốc liệt, từ đó thể hiện niềm thương cảm đối với những số phận hẩm hiu,.... Văn học Việt Nam từ xưa đến nay luôn coi trọng nội dung nhân đạo và xem đó là chuẩn mực trong sáng tác. Ở mỗi giai đoạn, cảm hứng nhân văn được khơi gợi theo những cách khác nhau.
- Cảm hứng nhân văn mới mẻ của Nguyễn Du: đến với Nguyễn Du, ta thấy rõ nét tinh thần nhân đạo của ông trong tác phẩm "Truyện Kiều", đặc biệt là đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Cảm hứng nhân văn mới mẻ ở đây được tạo nên từ niềm cảm thông sâu sắc của nhà thơ với nỗi khổ con người, lên tiếng tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người, biến con người trở nên khốn khó, cùng cực. Đồng thời, nhà thơ thể hiện sự trân trọng, ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn con người và niềm tin phẩm chất tốt đẹp ấy sẽ mãi tồn tại và được báo đáp. 3. Chứng minh qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
Phần này cũng chủ yếu là đi phân tích đoạn trích để làm rõ yêu cầu đề thôi, em tham khảo ý chị hướng dẫn tại đây nhé https://diendan.hocmai.vn/threads/g...va-cuoc-song-cua-hai-chi-em-thuy-kieu.830553/
Và thêm các ý sau:
- Trong xã hội phong kiến nam quyền, Nguyễn Du đã không ngần ngại, hết lời ngợi ca đề cao vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều
- Kiều có vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" về hình thức, trong con người đó luôn lấp lánh cả về vẻ đẹp tài năng "cầm kỳ thi họa" Kiều đều giỏi. Không những thế, nàng còn là người con hiếu thảo và là một con người giàu lòng vị tha, một người phụ nữ với đủ những tiêu chí "công dung ngôn hạnh".
- Nguyễn Du đề cao và trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của Thúy Kiều. Bởi vậy, trước số phận hẩm hiu của nàng, ông đã bày tỏ sự đồng cảm, xót thương. Thương cho nàng phải sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, xã hội mà người phụ nữ bị chà đạo cả về thể xác lẫn tinh thần....
- Chính bởi tài năng và sắc đẹp của nàng mà ta có dự cảm về một kiếp người tài hoa, bạc mệnh, đúng với quan niệm "hồng nhan bạc mệnh". Đó chính là biểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn mà Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm.... Kết bài: Tổng kết nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du