Sử 11 Cái bẫy của Liên Xô khiến Nhật – Mỹ tử chiến Trân Châu Cảng?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Kế hoạch: "Tuyết Trắng"
Sau khi Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng (7/12/1941), Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Đa số dư luận cho rằng sự kiện Trân Châu Cảng là kết quả của mâu thuẫn không thể điều hoà giữa Mỹ và Nhật Bản. Cho đến khi một viên tướng tình báo của Liên Xô xuất bản 1 cuốn sách trong đó ca ngợi: "Harry Dexter White White", vốn một điệp viên của Liên Xô được cài cắm trong bộ Tài chính Mỹ, đã được giao một nhiệm vụ quan trọng là làm sao để cho Mỹ phải thám chiến sớm ở mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến thứ 2. Kế hoạch tình báo tuyệt mật này mang tên “Tuyết Trắng ” là kế hoạch mà tình báo Liên Xô đã dày công giăng bẫy để Mỹ cắn câu.
Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II nổ ra, Liên Xô luôn phải nằm trong tình cảnh: "lưỡng đầu thọ địch. Ở mặt trận phía đông là Nhật Bản, phía tây là Đức. Trong khi đó phía Mỹ dưới thời của tổng thống Franklin Delano Roosevelt vẫn giữ thái độ trung lập với các xung đột quân sự ngoài nước Mỹ.
Nhằm tránh khả năng phải căng ra đối phó với phe Trục trên cả hai hướng, nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô lúc bấy giờ, Joseph Stalin, đã ra lệnh cho cơ quan tình báo nước này tìm mọi biện pháp buộc Mỹ và Nhật Bản phải trực tiếp chĩa súng bắn vào nhau.
Dưới sự chỉ đạo của ông trùm mật vụ Lavrenty P. Beria, tháng 10/1940, Kế hoạch Tuyết trắng ra đời. Sau khi Beria báo cáo, nhận được sự phê chuẩn của Stalin, cơ quan tình báo Liên Xô bắt đầu cho thực thi kế hoạch này.
Đầu năm 1941, tình báo viên Pavlov nhận lệnh lên đường đi Mỹ, bắt liên lạc với điệp viên cài cắm Henry White, lúc đó đã chui cao leo sâu trong chính quyền Mỹ, trở thành một trong những cố vấn kinh tế thân tín nhất và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những chính sách của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, Franklin D. Roosevelt. White là một nhà kinh tế xuất chúng, có biệt tài biến những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực chính sách tiền tệ trở thành đơn giản để giải thích cho những người không tinh thông về mặt học thuật, nên rất được Roosevelt trọng dụng. Trong cuộc tiếp xúc bí mật với White, Pavlov đã thông báo “khẩu dụ” của Stalin về những nội dung cơ bản của “bản công hàm tương lai” mà Washington sẽ gửi Tokyo, nhấn mạnh vào một số điểm chắc chắn sẽ không được Tokyo chấp nhận như yêu cầu Nhật Bản lập tức rút quân khỏi Trung Quốc… Ngoài ra, Pavlov còn yêu cầu White tìm cách làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật, buộc hai nước này phải sớm giải quyết bằng chiến tranh.
Tháng 7/1941, Nhật Bản tấn công nam Đông Nam Á, uy hiếp Philippines. Washington ra lệnh cấm vận kinh tế và dầu mỏ đối với Tokyo. Quan hệ giữa Tokyo và Washington xấu đi nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch Tuyết trắng. Đặc biệt, trước đó gần một tháng, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó là Yosuke Matsuoka nhanh chóng kiến nghị lên Nhật Hoàng Hirohito là phải lập tức khai chiến với Liên Xô. Ngay trong hai tháng 7 và 8/1941, quân Quan Đông của Nhật Bản đã tổ chức một diễn tập quy mô lớn, mà mục tiêu giả định chính là Hồng quân Liên Xô. Những thông tin tình báo từ nhiều kênh khác nhau cho thấy Nhật Bản có khả năng tấn công Liên Xô.
Tình hình vô cùng nguy cấp, tình báo Liên Xô lại được lệnh liên lạc khẩn cấp với White, hối thúc điệp viên này nhanh chóng hành động. Tháng 10/1941, khi quân Đức áp sát Moskva, căn cứ theo những nội dung do Palov cung cấp, White đã khởi thảo một bị vong lục để gửi cho phía Nhật Bản. Bị vong lục tuyên bố Mỹ chỉ thừa nhận chính phủ của Tưởng Giới Thạch, không thừa nhận chính quyền ngụỵ Mãn Châu (chính quyền bù nhìn ở Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Nhật Bản vào năm 1932) và chính quyền ngụy của Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh. Bị vong lục cũng yêu cầu Nhật Bản lập tức rút quân khỏi Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Đông Dương cũng như rút khỏi hiệp ước đồng minh ba nước Đức-Ý-Nhật… Những yêu cầu này chủ yếu nằm trong nội dung “khẩu dụ” của Stalin. Tháng 11/1941, White lại khởi thảo một bị vong lục khác với lời lẽ cứng rắn hơn. Hai bị vong lục này sau khi được Tổng thống Mỹ Roosevelt thông qua, lần lượt được trao cho phía Nhật Bản dưới danh nghĩa của Quốc vụ khanh Cordell Hull, nên lịch sử gọi đó là Bị vong lục Hull.
Ngày 25/11/1941, Đại sứ Nhật Bản ở Mỹ và các đại biểu tham dự đàm phán Mỹ-Nhật nhận được Bị vong lục Hull từ tay White. Kết quả không nằm ngoài dự liệu của Moskva. Nhật Bản một mặt lên tiếng phản đối, mặt khác theo chỉ thị của Nhật Hoàng triệu tập hội nghị trọng thần với sự tham gia của các nhân vật từng giữ chức vụ thủ tướng còn sống. Không có ai tham dự hội nghị này bày tỏ sự tán thành đối với Bị vong lục Hull, thậm chí có người còn nói nếu Nhật Bản chấp nhận những yêu cầu này trong Bị vong lục Hull sẽ trắng tay và bị hủy diệt, cho nên dù thế nào thì cũng phải khai chiến với Mỹ.
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Sau khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, ngày 11/12/1941, Tổng cục tình báo Hồng quân Liên Xô đã báo cáo lên Stalin rằng Nhật Bản đã điều 2 sư đoàn bộ binh cùng 300 máy bay từ chiến trường Trung Quốc và 2 sư đoàn bộ binh cùng 250 máy bay từ Mãn Châu về phía Nam. Cuối cùng, Stalin đã có thể yên tâm vì không phải căng ra đối phó với việc bị Nhật Bản tấn công từ phía đông, rảnh tay ra đòn phản công nhằm vào phát xít Đức ở mặt trận phía tây. Kế hoạch Tuyết trắng thành công mĩ mãn.
2. Harry Dexter White là ai?
Harry Dexter White được biết đến là cha đẻ của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), là kiến trúc sư chính của hệ thống tiền tệ: "Bretton Woods"
Ông sinh ngày 9/10/1982, trong một gia đình nhập cư thuộc tầng lớp lao động tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ.
Ông từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và giữ cấp bậc trung úy trong quân đội Hoa Kỳ. Sau khi phục viên, ông lấy được bằng bằng cử nhân kinh tế tại Đại học Stanford sau đó là bằngTiến sĩ kinh tế Đại học Harvard và một thời gian sau ông trở thành giáo sư kinh tế tại Đại học Lawrence ở bang Wisconsin.
Trong thời gian làm việc cho Bộ Tài chính dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, White đã có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Trong suốt khoảng thời gian 11 năm, bắt đầu từ giữa những năm 1930, White đã làm gián điệp cho Liên Xô, đưa cho Liên Xô những thông tin bí mật và lời khuyên để làm thế nào đàm phán với chính quyền Roosevelt, đồng thời bênh vực cho Liên Xô trong các cuộc tranh cãi về chính sách đối nội.
Có thể nói đối với tình báo Liên Xô, Harry Dexter White thậm chí còn quan trọng hơn so với Alger Hiss, nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, gián điệp nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.
Sau 1 thời gian hoạt động khi phát hiện có nguy cơ lộ thân phận, White tạm ngừng cung cấp thông tin cho Liên Xo trong một khoảng thời gian. Nhưng vào tháng 5/1941, phát xít Đức bắt đầu vi phạm hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau mà Adolf Hitler, quốc trưởng Đức, đã ký với Josef Stalin, nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô. Vitalii Pavlov, một gián điệp Nga, cố gắng “tái khởi động” White với một nhiệm vụ khẩn cấp: Gây chiến tranh giữa Nhật Bản và Mỹ để Liên Xô không phải tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận.
Bằng cách tác động tới Morgenthau và Hornbeck, White đã làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản theo hướng có lợi cho Liên Xô. Khi tổng thống Roosevelt muốn nới lỏng lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản để đổi lấy việc Nhật sẽ rút dần khỏi Trung Quốc, White đã soạn thảo một lá thư để Morgenthau ký. Nội dung của bức thư như sau:
"Nếu Mỹ bán Trung Quốc cho những kẻ thù của họ để đổi lấy những đồng tiền vàng dính máu, chẳng những chính sách của chúng ta ở châu Âu và vùng Viễn Đông sẽ suy yếu, mà vai trò lãnh đạo thế giới dân chủ của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít cũng sẽ giảm."
Thay vì thỏa hiệp với Nhật Bản, Mỹ yêu cầu Tokyo rút khỏi Trung Quốc ngay lập tức, trung lập hóa vùng Mãn Châu của Trung Quốc và bán 3/4 vũ khí của lục quân và hải quân cho Mỹ.
Coi yêu cầu của Mỹ là một lời đe dọa và sự sỉ nhục, chính phủ Nhật Bản kết luận rằng chiến tranh với Mỹ là điều mà họ không thể tránh. Họ vạch ra kế hoạch tấn công phủ đầu bằng việc tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng và Philippines. Nhờ tài trí của White, Liên Xô tránh được một cuộc chiến ở sườn phía đông.
White tiếp tục vạch ra những chính sách có lợi cho Liên Xô sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Washington chỉ phát hiện thân phận của ông sau khi Whittaker Chambers và Elizabeth Bentley, hai người Mỹ làm gián điệp cho Liên Xô, cắt đứt quan hệ với Liên Xô và cung cấp thông tin về các điệp viên của Liên Xô trong bộ máy chính quyền Mỹ.
Mùa hè năm 1948, Bentley và Chambers đã công khai buộc tội White làm gián điệp cho Liên Xô, lời buộc tội mà White đã hoàn toàn phủ nhận trước Ủy ban Hạ Viện điều tra hoạt động chống phá nước Mỹ (HUAC). Vào sáng ngày 13/8, White bước vào phòng ủy ban chật kín người với những ánh đèn flash nhấp nhoáng. Đối mặt với ủy ban đằng sau một rừng microphone, ông giơ tay phải lên và đọc lời thề. Trong lời mở đầu, ông bắt đầu với tuyên bố mình là một người Mỹ trung thành theo truyền thống tiến bộ:
Tín điều của tôi chính là tín điều của nước Mỹ. Tôi tin vào tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, tự do báo chí, tự do phê bình, và tự do đi lại. Tôi tin vào mục đích của công bằng cơ hội… Tôi tin vào tự do lựa chọn đại diện trong chính quyền của người dân, không bị khống chế bởi súng máy, mật vụ hay nhà nước cảnh sát. Tôi phản đối việc lạm dụng quyền lực một cách cảm tính và phi lý từ bất cứ nguồn nào hay để chống lại bất cứ cá nhân hay tổ chức nào… Tôi cho rằng những nguyên tắc này là hết sức linh thiêng. Tôi coi chúng là nền tảng cơ bản cho lối sống Mỹ của chúng ta, và tôi tin chúng tồn tại thật sự trong đời sống, chứ không phải chỉ là những lời sáo rỗng trên giấy tờ… Tôi đã sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào các ngài muốn.
Cả khán phòng bùng nổ những tràng pháo tay; những gì mà người xem biết là White tỏ ra rất thân thiện. Vào thời điểm này ủy ban có tiếng là tìm cách thu hút sự chú ý một cách không phù hợp, và White đã tận dụng điều này để có lợi cho mình. Dù nổi tiếng vì sự gai góc khó tính của mình, nhưng trong hầu hết các trường hợp ông đều tránh va chạm với những người buộc tội mình. Một nghị sĩ Đảng Cộng hòa mới toanh 35 tuổi là Richard Nixon đã hi vọng bẫy White vào tội khai man trước tòa bằng cách dụ ông khẳng định rằng ông chưa từng bao giờ gặp Chambers. Nhưng White đã không cắn câu. Ông chỉ trả lời rằng ông “không nhớ” là đã từng gặp Chambers.
White được đưa cho xem một danh sách các cái tên, những người bị nghi ngờ là gián điệp Liên Xô được đánh dấu màu xanh ở bên cạnh. “Dấu màu đỏ sẽ thích hợp hơn nhiều”, White thẳng thừng nói. Hàng tràng cười và pháo tay vang lên giữa sự khó chịu của các thành viên ủy ban. Nhưng màn biểu diễn giả vờ tự tin của White che giấu một sự thật rằng ông đang phải chịu áp lực cực kì lớn. Vào ngày tiếp theo ông đã lên tàu đi đến nhà nghỉ hè của mình ở New Hampshire. Trên đường đi, ông đã phải liên tục chịu các cơn đau ngực khủng khiếp. Ngày hôm sau các bác sĩ địa phương đã chẩn đoán đó là một cơn đau tim nghiêm trọng; không thể làm gì thêm được nữa. Đến tối hôm sau thì White qua đời....
Cái chết của White đã đưa đến nhiều lời đồn đoán. Có thuyết cho rằng ông đã bị thanh trừng bởi gián điệp Liên Xô. Nguồn tin khác lại cho rằng cái chết của ông chỉ là ngụy tạo. Ông đã chạy trốn đến Uruguay. Không có câu chuyện nào có được chứng cứ để chứng minh chúng là sự thật. HUAC tự nhiên phải giơ lưng chịu sự chỉ trích gay gắt của giới truyền thông sau khi White chết vì đau tim với nguyên nhân chính có vẻ như là từ áp lực tâm lý vì phiên điều trần. Dù vậy, vụ việc coi như đã kết thúc, ít nhất là ở bề ngoài. Thế nhưng ngày càng nhiều chuyện bắt đầu nổi lên...
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
 
  • Like
Reactions: CuongGrove
Top Bottom