Sử Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Bước tiến mới của cách mạng VN (1926 – 1927)
1.1. Phong trào công nhân.
- Nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức, học sinh học nghề liên tiếp nổ ra. Lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Thái Nguyên).
- Phong trào công nhân mạng tính thống nhất trong toàn quốc. Có tới 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc chí Nam.
4. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
a. Bối cảnh:
+ Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.
+ Lúc này Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khụng cũn đủ sức lónh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
b. Quá trình thành lập:
+ Cuối tháng 3/1929: Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bắc Kì tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
+ Sau đó, trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đó hình thành 2 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng- Bắc Kì(tháng 6-1929) và An Nam Cộng sản đảng - tại Nam Kì (8-1929).
+ Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng - Trung Kì đó thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929).
c. ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
+ Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
+ Chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đó chớn muồi.
+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930).
a. Hoàn cảnh lịch sử:
+ Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
+ Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đó thỳc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lónh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.
+ Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đó thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một ĐCS duy nhất, lấy tên là ĐCS VN.
b. Nội dung Hội nghị:
+ Hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)
+ Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một ĐCS duy nhất.
+ Hội nghị đó nhất trớ thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do NAQ dự thảo. Đây được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
Hội nghị thành lập đảng cú ý nghĩa và giá trị như một Đại hội thành lập Đảng vỡ đó thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.
c. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vỡ: Đối với giai cấp công nhân, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đó trưởng thành và đủ sức lónh đạo cách mạng. Đối với dân tộc, chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo, từ đây khẳng định quyền lónh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
2. Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian 1911 - 1930:
+ Đến với CN Mác-Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng dắn cho dân tộc: kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
+ Chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập ĐCS Việt Nam (3/2/1930)
+ Xác định đường lối đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của đảng.
+ Chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng VN.
Trước khi ĐCS VN ra đời, mọi phong trào yêu nước đều thất bại vì bị khủng khoảng đường nối và giai cấp lãnh đạo.
Từ năm 1919 tới năm 1929, sau khi tìm thấy con đường cứu nước, NAQ tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS VN.
Tới năm 1928-1929, dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào VN, phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo phong trào. Đáp ứng yêu cầu đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929, nhưng ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản này thành một chính đảng duy nhất.
Trước tình hình đó, với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản, NAQ về Hương Cảng (TQ) triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành ĐCS VN (3/2/1930)
4. Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng.
+ Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam tại Hương Cảng - TQ.
+ Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một ĐCS duy nhất.
+ Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Đây được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
+ Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việ hợp nhất, dồi đi đến thành lập ĐCS VN.
 
Top Bottom