Sử 8 Cách mạng tư sản

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Hãy nên những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV - XVII?
2, Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng Hà Lan ( chỉ cần nói sơ qua, ngắn gọn thôi ạ).
3, Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh và vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến?
4, Trình bày sự phát triển tư bản của Anh và những hệ quả của nó?
Giúp với ạ @Võ Thu Uyên @Hồ Nhi @Kino-Kun cảm ơn rất nhiều ạ.
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1, Hãy nên những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV - XVII?
+ Kinh tế: Đến thế kỉ XV, yếu tố tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển khá mạnh:
- Xuất hiện những xưởng dệt, luyện kim...
- Nhiều thành thị trở thành trung tâm để sản xuất và buôn bán
- Các ngân hàng được thành lập và có vai trò to lớn.
+ Xã hội: Hình thành 2 giai cấp:
- tư sản: có quyền lực về kinh tế nhưng không có quyền về chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm
- Vô sản: bị bóc lột nặng nề
=> Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân gay gắt
2, Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng Hà Lan ( chỉ cần nói sơ qua, ngắn gọn thôi ạ).
+ Diễn biến:
- Tháng 8/1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê - đéc - lan đã nổi dậy khởi nghĩa, mục tiêu đầu tiên là Giáo hội.
- Tháng 8/1567, Tây Ban Nha đem quân sang Nê - đéc - lan đàn áp dã man những người khởi nghĩa
- Tháng 4/1972, quân khởi nghĩa làm chủ được các tỉnh phía Bắc
- Tháng 1/1579 đại biểu các tỉnh miền Bắc họp và tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại.,
- 1858, các tỉnh miền Bắc Nê - đéc - lan thành lập các "Tỉnh liên hiệp" hay Hà Lan
- 1684, Tây Ban Nha công nhận quyền độc lập của Hà Lan
+ Kết quả: Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của tây Ban Nha và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3, Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh và vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến?
+ Nét chính về cuộc nội chiến:
Nguyên nhân:
- Tháng 4/1640, Sác - lơ I triệu tập quốc hội nhằm tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcot - len nhưng không được quốc hội phê duyệt. Ngược lại quốc hội đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.
- Vua Sác - lơ I dùng vũ lực đàn áp quốc hội nhưng bị nhân dân phản đối => thất bại => Vua Sác - lơ I chạy lên phía Bắc Luân đôn tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công
Diễn biến:
- Tháng 8/1642, Sác - lơ I tuyên chiến với quốc hội
- Từ 1642 - 1648, đã xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc hội (được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân) với nhà vua (có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và giáo hội)
- Đầu năm 1649, do áp lực của quần chúng, vua Sác - lơ I bị xử tử, anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập
- 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập
Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến vì:
- Đầu năm 1649, do áp lực của quần chúng, vua Sác - lơ I bị xử tử, anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, động lực của cách mạng tức quần chúng nhân dân lại không được hưởng lợi, nên họ nổi dậy đấu tranh.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, giai cấp tư sản và quý tộc đã giao trọng trách cho Crôm - oen => nền độc tài quân sự được thiết lập
- Sau khi Crôm - oen qua đời, nước anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị => dẫn đến sự thỏa hiệp của quốc hội và thế lực phong kiến cũ.
=> Tháng 12/1688 Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin - hem Ô - ran - giơ lên ngôi vua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập
4, Trình bày sự phát triển tư bản của Anh và những quan hệ của nó?
+ Sự phát triển:
- Nhiều công trường thủ công ra đời, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn được hình thành (VD: Luân Đôn)
- Các phát minh mới về kĩ thuật và hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng
- Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư sản => trở thành tầng lớp quý tộc mới.
+ Những quan hệ của nó? Ở đây mình nghĩ phải là hệ quả mới đúng chứ nhỉ? Nếu là hệ quả, thì như sau:
- Làm xuất hiện những giai cấp mới
- Bên cạnh những mâu thuẫn cũ (mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và quý tộc) thì đã xuất hiện những mâu thuẫn mới trong xã hội (mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế) => cách mạng lật đổ chế độ phong kiến => xác lập quan hệ sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Ở đây tôi lại nghĩ khác với các học trò như sau:
- ở cách mạng tư sản Hà Lan (Netherlandais revolutionaire) chúng tôi phải nhấn mạnh vai trò của Willem van Orange là người cha của nước Hà Lan hiện đại. Cách mạng này phần diễn biến tôi không đề cập, nhưng nhấn mạnh tính chất là "cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc" khác với Anh là "nội chiến". Kết quả của cách mạng Hà lan có điểm tương đồng với chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và một phần chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). Hà lan thì người đứng đầu quốc gia không xưng vua mà xưng là "Tổng đốc Hà lan", đến 1815 mới chính thức xưng vương.
- Ở cách mạng tư sản Anh thì "quân chủ lập hiến" thực chất là sự thỏa hiệp giữa tư sản, quý tộc mới với quý tộc cũ nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực. Chúng giữ vua lại để làm biểu tượng lôi kéo nhân dân theo nhà nước, vì vua chính là biểu tượng của quốc gia.
- Sự phát triển của tư bản ở nước Anh biểu hiện ra xuất hiện nhiều xưởng thủ công, các công ty Đông Ấn Anh ở hải ngoại cạnh tranh với cả Pháp cùng với hoạt động buôn bán rất mạnh mẽ - nhất là buôn bán nô lệ và cướp bóc thuộc địa đem lại nguồn lợi rất lớn. Thời kỳ sau phát kiến địa lí là "chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh" tranh giành nhau (nhà nước không can thiệp) nhằm giành lợi tức rất lớn ("giá trị thặng dư" dôi ra nhiều vô số kể). Hệ quả chính là hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, loại quan hệ giữa chủ tư bản nắm tư liệu sản xuất rất lớn và đầu tư buôn bán là siêu lợi nhuận với người làm công (gọi là "vô sản") kéo dài từ sau thế kỷ 15 đến tận thế kỷ 19 phát triển thành "chủ nghĩa tư bản độc quyền", nguồn cơn của buôn bán siêu lợi nhuận và thích gây rắc rối bằng chiến tranh.
Hệ quả thì rõ ràng: nước Anh phát triển trở thành "công xưởng của thế giới" một thời gian dài trước khi bị Đức và Mỹ thay thế vị trí của nó. Hệ quả lớn nhất là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản là gay gắt nhất, dẫn đến các cuộc đấu tranh sau này
 
Last edited:
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom