Sử 8 Cách mạng tư sản Pháp

G

girl_lovely_2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi:Trình bày đặc điểm của cách mạng tư sản Pháp?

Giúp mình với đang cần gấp!


Chú ý:
- Cách trình bày tên tiêu đề: [ Môn + lớp ] + tên Topic.
Nhắc nhở lần đầu. Tái phạm sẽ bị xử lí theo mức độ.

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
L

letu346

CÁCH MẠNG TƯ SẢN :là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm xoá bỏ nền chuyên chế phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bắt đầu từ thế kỉ 16, CMTS kéo dài tới thế kỉ 20. CMTS diễn ra vào những thời gian khác nhau, ở các nước khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và nhất là do lực lượng so sánh khác nhau cho nên tính chất dân chủ chống phong kiến, chiều sâu của những cải cách xã hội và chính trị là khác nhau. CMTS Hà Lan (thế kỉ 16), CMTS Anh (thế kỉ 17) và nhất là CMTS Pháp (thế kỉ 18) được coi là những điển hình của CMTS. Nhìn chung, CMTS đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của lực lượng sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử của xã hội loài người. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học khẳng định ý nghĩa lịch sử vĩ đại của các cuộc CMTS thế kỉ 17 - 18. Tuy nhiên, CMTS vẫn chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội loài người là xoá bỏ chế độ người bóc lột người.


Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi. Nhưng bài viết đã khá lâu rồi nhé!
Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
M

minhhvq

CMTS pháp lật đổ chế độ phong kiến,là sự kết hợp tuyệt vời của gc công-nông dân-tiểu tư sản trí thức đánh dấu chấm hết cho chế độ đã mục nát,thay vào đó là chế độ mới,tiên tiến hơn. là 1 cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử.nó xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ cũ.mở ra 1 thời kỳ mới cho nước pháp
chứng minh cho 1 chân lý mà sau này mac-lenin đã vẫn dụng vào cương lĩnh hoạt động của quốc tế cộng sản:"chỉ có bạo lực cách mạng mới có thể xóa bỏ chế độ cũ"đó là con đương duy nhất,là tính tất yếu của lịch sử.


Cảm ơn bạn đã trả ời câu hỏi. Nhưng bài viết đã khá lâu rồi nhé ;)

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
L

lasd45

Cách Mạng Tư Sản Pháp
Cuối thế kỉ XVIII, giữa Pari hoa lệ của nước Pháp – “kinh đô Châu Âu” đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lởđất” - một cuộc đại cách mạng tưsản.
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789.
1. Tình hình kinh tế.
1.1. Kinh tế công thương nghiệp.
Trong thế kỷ XVIII, công thương nghiệp Pháp phát triển khá mạnh và tạo nên sự phồn vinh cho nước Pháp. Ðại diện cho ngành công nghiệp ở Pháp lúc bấy giờ là những công trường thủ công sản xuất thảm hoa, len dạ, tơ lụa, xà phòng, thủy tinh…Tuy nhiên những qui định ngặt nghèo của chế độ phường hội đã ảnh hưởng nhiềuđến sản xuất công nghiệp ở Pháp, nó kìm hãm sự tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.
Thương nghiệp cũng có những tiến bộ nổi bật, nhất là ngoại thương. Tuy nhiên nội thương không phát triển lắm vì chế độ thuế quan khá nghiêm ngặt.
1.2. Nông nghiệp.
Nông nghiệp Pháp là một nền nông nghiệp lạc hậu. Nguyên nhân của tình trạng này là chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Chế độ này đẻ ra hàngloạt những nghĩa vụ phong kiến vừa phi lý, vừa bất công, nặng nề đè lên lưng người nông dân, làm cho họ mất sáng kiến và hứng thú sản xuất.
Tóm lại, cuối thế kỷ XVIII, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, những yếu tố TBCN đang nổi lên, nhưng chế độphong kiến đã ngăn cản sự phát triển đó.
2. Chế độ chính trị và xã hội:
2.1. Nền Quân chủ chuyên chế của Louis XVI.
Louis XVI là người đại diện cho chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp. Ông nắm mọiquyền hành, không chịu một sự kiểm soát nào. Vua cử ra những quan thân cận mình để làm tổng quản ở các địa phương, những người này rất độc đoán và khắc nghiệt. Sự quan liêu, tham nhũngvà bất công của các quan giám quận là một gánh nặng đối với đời sống nhân dân địa phương.
2.2. Chế độ ba đẳng cấp
Pháp là một quốc gia phong kiến lâu đời. Xã hội phongkiến Pháp chia làm ba đẳng cấp: hai đẳng cấp có đặc quyền là đẳng cấp quý tộc và đẳng cấp tăng lữ. Họ nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, trong quân đội và trong giáo hội;có mọi thứ đặc quyền, được miễn các loại thuế. Ðẳng cấp ThứBa gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
+ Giai cấp tư sản: đại diện cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong Ðẳng cấp Thứ Ba.
+ Giai cấp nông dân: làgiai cấp đông đảo nhất họ chịu ba tầng áp bức: nhà nước, nhà thờ, lãnh chúa. Ngoài thuế 1/10 nộp cho nhà thờ, nông dân còn phải đóng nhiều loại thuế cho lãnh chúa, thực hiện chế độ lao dịch nặng nề và nộp những khoản phụ thu khác. Căm thù lãnh chúa, nông dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản, và trở thànhđộng lực chủ yếu của cách mạng.
+ Bình dân thành thị: gồm những người làm nghề tự do, thợ thủ công, những người bán hàng rong...Trong tầng lớp bình dân thành thị, công nhân vàthợ thủ công là những tầng lớp tích cực cách mạng, họ đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến.
Toàn bộ đẳng cấp thứ ba đều không có đặc quyền, đặc lợi và mâu thuẫn gay gắt với hai đẳng cấp trên.
3. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
Các nhà văn, nhà tư tưởng tiến bộ đã tấn công vào chế độ phong kiến và giáo hội thông qua trào lưu "tư tưởng Ánh sáng" của thế kỉ XVIII. Nó có tác dụng dọn đường, chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội bùngnổ.
4. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
Giữa thế kỷ XVIII, nền quân chủ chuyên chế Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Louis XVI thừa hưởng một ngân khố trống rỗngdo những cuộc chiến tranh của Pháp với các nước châu Âu thời Louis XV. Bên cạnh đó, sự hoang phí vô độ của triều đình làm cho ngân sách ngày càng kịêt quệ. Ðểgiải quyết nạn khủng hoảng tài chính, nhà vua cho triệu tập hội nghị Ba Ðẳng cấp. Ðẳng cấp Thứ Ba tự tuyên bố đại diện cho dân tộc Pháp và thành lập Hội nghị Quốc dân. Sau đó Hội nghị Quốc dân đổi thành Quốc hội Lập hiến.
 
M

manh550

Cách mạng cuối thế kỉ XVIII ở Pháp là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Tiếp theo cách mạng Anh, đây là một cuộc cách mạng tư sản vĩ đại và là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất do giai cấp tư sản lãnh đạo, đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế, tuyên bố xác lập chế độ tư bản cùng các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ ruộng đất phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Động lực chủ yếu của cách mạng là quần chúng nhân dân lao động, họ đã đấu tranh quyết liệt thúc đẩy cách mạng đạt tới đỉnh cao. Ba giai đoạn của cách mạng chính là ba bậc thang thể hiện con đường phát triển của nó từ thấp đến cao, theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất. Cuộc cách mạng 1789 không chỉ đưa Lui XVI lên đoạn đầu đài, mà nó tuyên bố một cách dõng dạt và dứt khoát sự cáo chung của chế độ phong kiến chuyên chế ở nước Pháp “Mặc dù châu Âu vào thế kỉ XVIII đã có cuộc cách mạng tư sản Anh, Hà Lan….hé mở những chân trời rộng lớn cho sự phát triển cả xã hội loài người bước ra khỏi đem tối của chủ nghĩa phong kiến để vươn tới một hình thái kinh tế xã hội tiên tiến hơn; Nhưng chính cuộc cách mạng Pháp năm 1789 mới thật sự mở toan cánh cửa để nhân loại bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa” Kỉ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1789, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2/1989, Tr 1. . Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ảnh hưởng to lớn đến nhiều nước khác: tư tưởng dân tộc, dân chủ được truyền bá rộng rãi ở châu Âu, chế độ phong kiến nhiều nước bị lung lay, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. Cách mạng Pháp xứng đáng là một “Đại cách mạng” bởi, như Lênin nhận xét:“ Không phải không có lí do mà cuộc cách mạng đó đã được gọi là cuộc đại cách mạng vĩ đại. Đối với giai cấp mà cuộc cách mạng đó đã phục vụ, tức là giai cấp tư sản, thì cuộc cách mạng đó đã phục vụ được nhiều, khiến cho cả thế kỉ 19, một thế kỉ đã đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể loài người, đã trôi qua dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp” Nt. Tr 19. Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp cũng như các cuộc cách mạng tư sản khác cũng có nhiều hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng người lao động khỏi ách áp bức. Song dẫu sao, đó cũng là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn lao đối với nước Pháp cũng như của thế giới. II/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN KIỂU CŨ Các cuộc cách mạng tư sản thông thường là giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau, mà lãnh đạo cách mạng ngoài giai cấp tư sản còn có quý tộc mới (như ở Anh), chủ nô (như ở Mĩ), Iuncơ (như ở Đức) và võ sĩ tư sản hóa (như ở Nhật)…Giai cấp lãnh đạo cách mạng nếu là tư sản hoặc tiểu tư sản thì bao giờ cũng đưa cách mạng triệt để hơn là các thành phần khác phân hóa từ giai cấp phong kiến. Các cuộc cách mạng tư sản cũng được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau “ở Pháp thì bằng cách trực tiếp lật đổ giai cấp quý tộc, ở Anh thì bằng cách ngày càng tư sản hóa quý tộc và gộp tầng lớp quý tộc vào thành phần của mình” Các Mác, Phri-đrich Ăng-ghen, Sđd, Tập 5, Tr.232. . Nhưng dù là lực lượng lãnh đạo có khác nhau, các biện pháp có khác nhau như thế nào thì mục đích chung mà các cuộc cách mạng tư sản hướng tới đều nhầm lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển, thiết lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Động lực chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đối với các cuộc cách mạng tư sản là quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân tham gia cách mạng tư sản bao gồm nông dân và bình dân thành thị (trong các cuộc cách mạng tư sản 1848, 1849 ở Pháp còn có công nhân tham gia, ở châu Mĩ còn có nô lệ da đen và người Indian). Cuộc cách mạng nào, và giai đoạn cách mạng nào mà quần chúng nhân dân tham gia càng đông thì càng dễ thành công và cuộc cách mạng càng đi tới triệt để, điển hình là cuộc cách mạng Pháp 1789. Tuy vậy, có thể nhận thấy rằng, mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng nhân dân chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Giai cấp tư sản thường sử dụng bạo lực quần chúng để đạt được mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích, họ không quan tâm tới lợi ích của quần chúng nhân dân nữa. Họ quay lại đàn áp phong trào quần chúng mà họ cho là quá khích. III/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN SAU CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Nếu như trong buổi bình minh của mình sự phát triển tư bản có nhiều hạn chế như đang ở trong giai đọan sản xuất bằng thủ công, số lượng sản phẩm do các công trường thủ công sản xuất đạt tỉ lệ chưa lớn lắm, trong khi đó nền sản xuất nhỏ tiểu nông và thợ thủ công cá thể vẫn chiếm ưu thế. Hơn nữa, sự phát triển tư bản ở các nước Tây Âu cũng không đồng điều. Từ thế kỷ 17 trở về sau, giai cấp tư sản càng khẳng định vị trí của mình qua hàng loạt cuộc cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1648), rồi đến cách mạng tư sản Anh (1640-1689), lan rộng ra khỏi lãnh thổ châu Âu giai cấp tư sản thiết lập chính quyền của mình thông qua cuộc chiến tranh dành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ (1775-1783). Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) đã chứng tỏ sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến lỗi thời và ngày tận cùng của chế độ phong kiến chỉ là một sớm một chiều mà thôi. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngay từ lúc mới ra đời chủ nghĩa tư bản đã thể hiện tính ưu việt của mình so với chế độ phong kiến và ảnh hưởng của nó ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế, chính trị văn hóa, tư tưởng theo sự gia tăng và thiết lập vị trí ngày càng vững chắc của chế độ tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế: Như đã biết kinh tế là một yếu tố cực kì quan trọng. Giai cấp tư sản đã khẳng định sự vượt bậc của mình so với phong kiến, bằng cách khẳng định vị thế của mình về kinh tế.Trong thời mạt kỳ trung đại, chủ nghĩa tư bản đã thâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế ở các nước Tây Âu. Dưới chế độ phong kiến ràng buộc, kìm hãm con người, những phát minh chỉ là lý thuyết mà thôi, ví như phát minh máy hơi nước đã có ở Nga trước nước Anh hơn 70 năm nhưng nó chỉ được ghi trên những trang sách mà thôi. Nhưng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (Anh) tạo điều kiện cho những phát minh đi vào thực tế (những chính sách tiến bộ giúp phát triển tài năng, biến ý tưởng thành thực tế), vì vậy, máy hơi nước không những ra đời phục vụ đắc lực cho nhiều ngành sản xuất mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới. Như vậy, có thể nói giúp những phát minh từ thực nghiệm đi vào sản xuất, đó chính là công lao của giai cấp tư sản. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa lao động thủ công được thay bằng sản xuất máy móc, tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ chưa từng có trước đây, bằng tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Hàng hóa được lưu thông, trao đổi tư nơi này đến nơi khác, hình thành mậu dịch hàng hóa, bỏ hàng rào thuế quan. Lưu lượng hàng hóa được sản xuất ra và trao đổi giữa các nước là vô cùng lớn, đường thủy phát triển nhờ phát kiến địa lý, những thành phố công nghiệp mọc lên như nấm, cư dân thành thị tăng nhanh chóng…Chính sự phát triển trên đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã vượt xa chế độ phong kiến lỗi thời. 2. Về Chính trị: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều hình thái mới của nhà nước như: Quân chủ lập hiến ở Anh, chế độ cộng hòa ở Mỹ, Pháp. Tuy nhiên dù dưới hình thức nào đi nữa thì mục đích cuối cùng của nó cũng đều nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản đang lên. Và chính phủ nào cũng thực hiện mục đích đó thông qua việc ban hành những chính sách như cho thành lập nhiều công trường thủ công mới với qui mô lớn và trang bị máy móc, kỉ thuật vào sản xuất; ban hành chính sách thuế khóa nhầm hạn chế việc nhập khẩu hàng công nghiệp và xuất khẩu nguyên liệu; mở mang mạng lưới giao thông thủy bộ; đưa quân đi chiếm thuộc địa…Những chính sách này bên cạch việc mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản nó còn thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh chóng. 3. Về văn hóa, tư tưởng: Trong giai đoạn đầu để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng phong kiến của giáo hội Kitô giáo, giai cấp tư sản đã không ngừng đấu tranh bác bỏ những giáo lý nhầm phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến. Để làm được điều đó giai cấp tư sản phải thiết lập cho mình một hệ tư tưởng riêng. Vì vậy mà, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản càng gây thêm những biến động lớn lao. Nó đã tạo điều kiện cho một trào lưu tư tưởng mới đã ra đời, đối lập với giai cấp phong kiến và của giáo hội Kitô kìm hảm tư tưởng tình cảm của con người, hướng đến những giá trị nhân văn tiến bộ. Dưới sự chỉ đạo của giai cấp tư sản, ở Tây Âu đã diễn ra phong trào văn hóa Phục Hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. Kết quả là tư tưởng được giải phóng và nền văn hóa Tây Âu đã có một bước nhảy vọt, do đó càng thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngay từ khi mới ra đời nó đã tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về mọi mặt. Nó đã gây ra những ảnh hưởng lớn lao và thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội. Vì thế, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển là một hiện tượng hợp với quy luật không ngừng đi lên của xã hội loài ngườ
 
Top Bottom