Sử 9 Cách mạng tháng 8

T

tuananh1203

+ Qua cao trào 1930 -1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã cho thấy sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một chính quyền Xô Viết (theo kiểu vô sản ra đời) đáp ứng yêu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là giành độc lập dân tộc mặt dù phong trào này chỉ giành thắng lợi ở một vài nơi trong một thời gian ngắn. Đây được xem là đợt Tổng dợt đầu tiên cho cách mạng tháng 8
+ Sau đó là cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936-1939, trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới và nguy cơ chủ nghĩa phát xít đang đe dọa. Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lượt để thu hút sự tham gia và ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước. Nhờ đó cơ sở Đảng không ngừng phát triển lớn mạnh và có uy tín lớn trong quần chúng nhân dân. Đây được xem là đợt tổng dợt thứ 2 cho cách mạng tháng 8
+ Rồi đến cao trào cách mạng 1939-1945: Đây là thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa phát xít ngày càng lớn mạnh và hung hăng hơn. Năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp hai tay dâng Đông Dương cho Nhật. Nhân dân ta phải chịu sự áp bức của hai tầng áp bức Nhật - Pháp, đời sống ngày càng khó khăn, mà tiêu biểu là nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Trước tình hình đó, Đảng lại tiếp tục chuyển hướng chỉ đạo chiến lượt. Tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc-phong kiến" và "người cày có ruộng", thay vào đó là khẩu hiệu đánh đuổi phát xít và bọn phản động thuộc địa Pháp, thực hiện tự do dân sinh, dân chủ, hòa bình, cơm áo cho nhân dân. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít ở Đông Dương, tiến hành đấu tranh công khai nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp... Nhờ đó mà ngày càng thu được sự đồng tình ủng hộ của mọi giai tầng trong xã hội như công- nông, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả những người Pháp có tinh thần chống phát xít. Đây được xem là thời kì tiền khởi nghĩa tạo điều điện trực tiếp cho cách mạng tháng 8 giành thắng lợi.
net
 
N

nhokdangyeu01

Diễn biến tại miền Bắc[sửa | sửa mã nguồn]


Cuộc mít tinh lớn tại Nhà hát thành phố Hà Nội ngày 19-8-1945
Khi nhậm chức, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn lực lượng quân quản Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.

Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.

Ngày 14-8 một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình...

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Tổng khởi nghĩa Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Tổng khởi nghĩa Hà Nội
Diến biến tại Huế[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mittinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mittinh thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ngày 23/8 khởi nghĩa giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến (Thanh niên Phan Anh).

Diễn biến tại miền Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc qia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh mà Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật).

Đến ngày 28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh cướp được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Bảo Đại thoái vị[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền. Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25 tháng 8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố "muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".[2][3][4]

Sau đó công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh được 98% ủng hộ.

Tại Sài Gòn[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng ngàn người dân từ nhiều tỉnh và tại Sài Gòn kéo về quảng trường Norodom (gần nhà thờ Đức Bà) chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập từ quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Nhưng do thời tiết xấu và trình độ kỹ thuật lúc đó, những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh trước quốc dân không đến được với những người dự mít tinh. Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ bước lên khán đài kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ Hồ Chí Minh, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa".[cần dẫn nguồn] Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".

Khi cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành, từ trên những tầng lầu cao xung quanh, quân Pháp đã nổ súng bắn vào đoàn biểu tình tuần hành, từ trên những lầu cao xung quanh, làm 47 người chết và bị thương.[5] Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông Trần Văn Giàu viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."

nguồn: wikipedia
 
Top Bottom