câu 1 là tư duy, vì đây là quy luật chung của tư bản chủ nghĩa - khủng hoảng thực chất là chủ nghĩa tư bản bắt đầu xem xét và điều chỉnh chính sách, chiến lược cho phù hợp với tình hình, xu thế thời đại thôi
- Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế nhanh hơn các nước khác vì nước này chú trọng buôn bán là trên hết. Do chạy theo lợi nhuận nên các công ty Mĩ cố gắng sản xuất thật nhiều sản phẩm để bán lấy lời nhiều (cung vượt cầu); sản phẩm ra quá nhiều (không có kế hoạch cụ thể) mà người dân Mĩ rất nghèo, không đủ tiền mà mua (tiền của dân bị chính quyền "bóc lột" để lấy vốn đầu tư vào công nghiệp vì nó sinh lợi nhuận. Chính quyền Mĩ có lẽ do "hưng phấn" vì gom rất nhiều tiền mua bán vũ khí trong Thế chiến 1, nghĩ rằng càng bán nhiều càng có lời nên "cố gắng làm nhiều sản phẩm" là vì thế. Làm nhiều sản phẩm nhưng không ai mua hết (có đủ tiền đâu mà mua), nên khủng hoảng diễn ra.
- Phát xít trỗi dậy ở Pháp và Đức với lý do là thành quả chiến tranh của bên thắng, bên thua không được chia đều.
+ Tại hội nghị Versailles, Pháp do tức giận việc quân Đức đánh chiếm vùng nhiều tài nguyên là Alsace và Lorrain năm 1870 - 1871 (bối cảnh của văn bản "Buổi học cuối cùng" của nhà văn Alphonse Daudet) và việc quân Đức vây đánh Paris tới hai lần vào đầu cuộc chiến tranh, nên tìm cách bắt Đức phải bồi thường tới 600 tỉ mark (về sau Anh và Mĩ mới tìm cách thương lượng, giảm phí bồi thưởng xuống còn mấy chục tỉ mark à. Đức khôn ngoan hơn, nó phá giá đồng tiền làm việc bồi thường chiến phí trở nên chậm trễ). Điều này khiến chính phủ Pháp phân thành: phái hữu và phái tả. Phái hữu chống lại mọi quyết định của hội nghị Versailles; phái tả là thuận theo hội nghị (hoạt động mạnh nhất là đảng cộng sản Pháp). Năm 1924 - 1925, việc quân đội Pháp thất bại trong chiến dịch chiếm đóng vùng nhiều than Ruhr của Đức làm nhân dân rất bất mãn, điều này tạo điều kiện cho phái hữu hoạt động và thao túng chính quyền Pháp dưới thời Painleve và thủ tướng Briand (1926 - 1930). Đảng Cộng sản Pháp và phái tả của chính phủ lúc này hoạt động rất mạnh do ảnh hưởng của Quốc tế III, biết trước những âm mưu của phái hữu và đã có kế hoạch hành động. Khoảng năm 1933 - 1934, bất bình trước chính phủ Daladier yếu kém, bọn phát xít (chắc chắn do phái hữu, tư bản tài chính Pháp hỗ trợ) quyết định bạo loạn, nhưng ngay lập tức bị đánh bại. điều này chứng tỏ chủ nghĩa phát xít tuy đã có nhưng không được đại bộ phận tư bản ủng hộ
- Tại hội nghị Versailles, Đức bị bắt phải bồi thường rất nặng nề và bị hạn chế vũ khí, lực lượng vũ trang vì mình là kẻ thua trận, nên rất bất mãn. Để xoa dịu sự bất mãn này, Anh và Mĩ đề ra kế hoạch Dawes - Young để giảm phí bồi thường chiến tranh, nhưng "ngầm" giúp đỡ quân sự và kinh tế với mục đích biến Đức thành đối trọng với Pháp. Người Đức tận dụng tốt điều kiện thuận lợi này, cộng với tâm lý phục thù do bất mãn vì bị "ăn hiếp" quá nhiều bởi các kẻ thắng trận trong chiến tranh thế giới 1, nên chuẩn bị mọi điều kiện để phục thù trở lại. Việc chính quyền Đức thất bại trong việc ngăn chặn khủng hoảng kinh tế làm tâm lý phục thù càng tăng cao, tạo thời cơ cho Đảng phát xít do Hitler cầm đầu hoạt động mạnh. Chương trình hành động của Hitler phù hợp với thực tế nước Đức, nên được tư sản ủng hộ. Năm 1933, Hitler lên nắm quyền và điều gì đến sẽ có ở phần sau.....