Sử Cách mạng Lào 1945 - 1975

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Quân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại:
- Ngày 12.10.1945, Lào thành lập Chính phủ lâm thời Lao Issara, do Hoàng thân Pethsarath làm Quốc trưởng và cựu tỉnh trưởng Vientiane Phaya Khammao làm Thủ tướng Lào. Nhưng đến tháng 4.1946, quân Pháp đánh chiếm thủ đô làm Chính phủ này phải rút chạy, nhưng Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã chủ trương tiếp tục kháng Pháp.
- Ngày 30.10.1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ lâm thời Lào kỳ hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt, góp phần củng cố lực lượng cách mạng và giữ vững vùng chiến lược Trung và Hạ Lào
- Tháng 1.1948, Souphanouvong quyết định thành lập Tổ chức nhân dân Tiến bộ Lào Issara. Ngày 20.1.1949, quân đội Lào Issara được thành lập
- Ngày 19.7.1949, Pháp xúc tiến thành lập Chính phủ Quốc gia Liên kết Lào. Tháng 8.1950, Pháp trao trả chủ quyền cho chính phủ tay sai Lào, Anh và Mỹ ngay sau đó công nhận chính phủ bù nhìn này.
- Từ ngày 13 đến 15.8.1950, các đại biểu của các căn cứ kháng chiến Lào đã họp Đại hội đại biểu Quốc dân Lào ở Tuyên Quang, tuyên bố thành lập mặt trận Neo Lào Issara, chính phủ kháng chiến Lào do Hoàng thân Souphanouvong làm Chủ tịch., tuyên bố lấy tên nước là Pathet Lào với quốc kỳ, quốc huy riêng.
- Ngày 3.3.1951, Hội nghị các mặt trận dân tộc thống nhất ba nước Đông Dương đã thành lập Liên minh nhân dân Việt - Lào - Campuchia nhằm phối hợp hành động chống kẻ thù chung và cả can thiệp Mỹ.
- Từ 8.4 đến 3.5.1953, liên quân Lào Việt mở chiến dịch Thượng Lào. Chiến dịch kết thúc, chính phủ cách mạng Lào kiểm soát toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Phong sali và tỉnh Xiêng Khoảng.
- Tháng 12.1953, quân cách mạng Lào đã phối hợp với quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành các chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào nhằm chống lại kế hoạch Navarre. Kết quả, chính phủ cách mạng Lào kiểm soát thêm nhiều vùng rộng lớn ở Đông bắc và Nam Lào.
- Tháng 7.1954, hiệp định Genève được ký kết (nhưng chỉ có đại diện Việt Nam ký, đại diện Lào không ký) với nội dung: (1) quân tình nguyện Việt Nam và quân Pháp phải rút khỏi Lào trong vòng 120 ngày kể từ ngày hiệp định được ký. (2) nước ngoài không được đóng quân và lập căn cứ quân sự ở Lào. Pháp không được để lại quá 1.500 sĩ quan huấn luyện quân Lào, 3.500 quân Pháp duy trì các căn cứ quân sự ở Lào. (3) vùng tập kết của quân cách mạng Lào là Phong sali và Sầm Nưa...
2. Quân dân Lào kháng Mỹ cứu nước
- Tháng 11.1954, Katay lập chính phủ mới thân Mỹ và bắt đầu đàm phán với chính phủ cách mạng Lào, nhưng không có kết quả
- Đầu năm 1955, chính phủ tay sai Katay xin viện trợ của Mỹ để đánh quân cách mạng Lào, nhưng thất bại. Cuối năm 1955, Katay bị lật đổ và Souvanna Pouma lên cầm quyền đã khởi sự đàm phán với Mặt trận Neo Lào Haksat (thành lập ngày 6.1.1956)
- Tháng 11.1956, thành lập Chính phủ liên minh có sự tham gia của những người cách mạng Lào, do Pouma là Thủ tướng. Bị Mỹ tiến hành phá hoại liên tục, chính phủ liên minh này bị đổ và Phoui Sananikone của Mỹ lập chính phủ mới (16.8.1957)
- Đầu năm 1959, chính phủ tay sai Lào mở các cuộc càn quét vào lực lượng cách mạng Lào, khiến quân cách mạng gặp nhiều khó khăn.
- Tháng 6.1959, hội nghị trung ương lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Lào (được thành lập ngày 22.3.1955) đã họp và quyết định chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị
- Tháng 8.1959, Mỹ quyết định viện trợ và cho hàng trăm cố vấn Mỹ vào nước Lào. Tháng 12.1959, Mỹ ủng hộ Nosavan làm thủ tướng thay Sananikone. Tháng 8.1960, đại uý Koongle đảo chính lật đổ chính phủ Somsanit, Pouma lên cầm quyền lần 2 đã quyết định khởi sự đàm phán với Pathet Lào. Chính phủ Mỹ ngay sau đó đã quyết định ngừng viện trợ, hỗ trợ cựu thủ tướng Nosavan chống lại thủ tướng đương nhiệm Pouma khiến ông này phải bỏ chạy ra nước ngoài.
- Đầu năm 1961, chính phủ Kennedy của Mỹ có chính sách mới về Lào: lúc đầu cho lực lượng quân sự áng ngữ các vùng chiến lược Lào, nhưng không có kết quả bèn triệu tập hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề Lào.
- Tháng 5.1961, Mỹ cùng các đồng minh triệu tập Hội nghị Genève về Lào (1961 - 1962). Kết quả là Lào đã thành lập được chính phủ liên hiệp ba phái vào ngày 12.6.1962 ở Cánh đồng Chum, Lào tuyên bố trung lập và các lực lượng can thiệp phải rút khỏi Lào.
- Tháng 1.1963, cách mạng Lào phân hóa thành phái kháng chiến và phái tay sai. Sau các vụ ám sát đại tá Ketsana và Ngoại trưởng Pholsena, đại tá Sisunphatong, tháng 4.1963, chính phủ liên hiệp 3 phái của Lào bị sụp đổ.
- Ngày 11.6.1964, Mỹ phối hợp với quân Thái Lan mở các cuộc không kích phá hoại nước Lào cách mạng. Quân cách mạng Pathet Lào chiến đấu dũng cảm, giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở phía tây dải Trường Sơn. Từ 1969 đến 1972, quân Thái Lan tăng cường lên 4 vạn người, đánh nhau quyết liệt với quân cách mạng Lào ở Cánh đồng Chum
- Từ 8.2 đến 23.3.1971, quân đội Sài Gòn mở "chiến dịch Lam Sơn 719" đánh vào đường 9 Nam Lào, nhưng không thành công.
- Cuối năm 1971, Liên quân Lào - Việt đánh tan quân địch ở Cánh đồng Chum, kiểm soát được Thượng Lào cho tới 4 tỉnh Bắc Lào.
- Ngày 17.10.1972, chính phủ Pouma thương lượng với quân cách mạng ở Vientiane, ký hiệp định vào ngày 21.2.1973. Hiệp định này buộc quân nước ngoài phải rút lui hết trong 60 ngày, công nhận có chính phủ Liên hiệp lâm thời dân tộc và Hội động hiệp thương chính trị được thành lập, thủ đô và cố đô được trung lập hoá.
- Ngày 14.9.1973, Nghị định thư về hiệp định Paris được ký kết, bất chấp sự chống phá của phái hữu.
- Ngày 5.4.1974, vua Lào đã thành lập Chính phủ liên hiệp của Hoàng thân Pouma, Hội đồng hiệp thương chính trị của Soupanouvong làm chủ tịch.
- Ngày 5.5.1975, Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào họp hội nghị và thông qua quyết định giành chính quyền là cấp bách. Quân cách mạng Lào nhanh chóng tiến quân và đến 23.8.1975 thì hoàn toàn kiểm soát thủ đô Vientiane
- Ngày 2.12.1975, chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thống nhất được thành lập, Soupanouvong làm chủ tịch và Phomvihan làm thủ tướng.

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa lịch sử 12
2. Lịch sử quan hệ quốc tế (1945 - 1975) của Lê Phụng Hoàng
3. Lịch sử thế giới hiện đại của Nguyễn Anh Thái
 

Khôi Trần Cao 2k6

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng một 2020
115
208
61
18
Quảng Ngãi
Trường THCS
1. Quân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại:
- Ngày 12.10.1945, Lào thành lập Chính phủ lâm thời Lao Issara, do Hoàng thân Pethsarath làm Quốc trưởng và cựu tỉnh trưởng Vientiane Phaya Khammao làm Thủ tướng Lào. Nhưng đến tháng 4.1946, quân Pháp đánh chiếm thủ đô làm Chính phủ này phải rút chạy, nhưng Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã chủ trương tiếp tục kháng Pháp.
- Ngày 30.10.1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ lâm thời Lào kỳ hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt, góp phần củng cố lực lượng cách mạng và giữ vững vùng chiến lược Trung và Hạ Lào
- Tháng 1.1948, Souphanouvong quyết định thành lập Tổ chức nhân dân Tiến bộ Lào Issara. Ngày 20.1.1949, quân đội Lào Issara được thành lập
- Ngày 19.7.1949, Pháp xúc tiến thành lập Chính phủ Quốc gia Liên kết Lào. Tháng 8.1950, Pháp trao trả chủ quyền cho chính phủ tay sai Lào, Anh và Mỹ ngay sau đó công nhận chính phủ bù nhìn này.
- Từ ngày 13 đến 15.8.1950, các đại biểu của các căn cứ kháng chiến Lào đã họp Đại hội đại biểu Quốc dân Lào ở Tuyên Quang, tuyên bố thành lập mặt trận Neo Lào Issara, chính phủ kháng chiến Lào do Hoàng thân Souphanouvong làm Chủ tịch., tuyên bố lấy tên nước là Pathet Lào với quốc kỳ, quốc huy riêng.
- Ngày 3.3.1951, Hội nghị các mặt trận dân tộc thống nhất ba nước Đông Dương đã thành lập Liên minh nhân dân Việt - Lào - Campuchia nhằm phối hợp hành động chống kẻ thù chung và cả can thiệp Mỹ.
- Từ 8.4 đến 3.5.1953, liên quân Lào Việt mở chiến dịch Thượng Lào. Chiến dịch kết thúc, chính phủ cách mạng Lào kiểm soát toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Phong sali và tỉnh Xiêng Khoảng.
- Tháng 12.1953, quân cách mạng Lào đã phối hợp với quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành các chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào nhằm chống lại kế hoạch Navarre. Kết quả, chính phủ cách mạng Lào kiểm soát thêm nhiều vùng rộng lớn ở Đông bắc và Nam Lào.
- Tháng 7.1954, hiệp định Genève được ký kết (nhưng chỉ có đại diện Việt Nam ký, đại diện Lào không ký) với nội dung: (1) quân tình nguyện Việt Nam và quân Pháp phải rút khỏi Lào trong vòng 120 ngày kể từ ngày hiệp định được ký. (2) nước ngoài không được đóng quân và lập căn cứ quân sự ở Lào. Pháp không được để lại quá 1.500 sĩ quan huấn luyện quân Lào, 3.500 quân Pháp duy trì các căn cứ quân sự ở Lào. (3) vùng tập kết của quân cách mạng Lào là Phong sali và Sầm Nưa...
2. Quân dân Lào kháng Mỹ cứu nước
- Tháng 11.1954, Katay lập chính phủ mới thân Mỹ và bắt đầu đàm phán với chính phủ cách mạng Lào, nhưng không có kết quả
- Đầu năm 1955, chính phủ tay sai Katay xin viện trợ của Mỹ để đánh quân cách mạng Lào, nhưng thất bại. Cuối năm 1955, Katay bị lật đổ và Souvanna Pouma lên cầm quyền đã khởi sự đàm phán với Mặt trận Neo Lào Haksat (thành lập ngày 6.1.1956)
- Tháng 11.1956, thành lập Chính phủ liên minh có sự tham gia của những người cách mạng Lào, do Pouma là Thủ tướng. Bị Mỹ tiến hành phá hoại liên tục, chính phủ liên minh này bị đổ và Phoui Sananikone của Mỹ lập chính phủ mới (16.8.1957)
- Đầu năm 1959, chính phủ tay sai Lào mở các cuộc càn quét vào lực lượng cách mạng Lào, khiến quân cách mạng gặp nhiều khó khăn.
- Tháng 6.1959, hội nghị trung ương lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Lào (được thành lập ngày 22.3.1955) đã họp và quyết định chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị
- Tháng 8.1959, Mỹ quyết định viện trợ và cho hàng trăm cố vấn Mỹ vào nước Lào. Tháng 12.1959, Mỹ ủng hộ Nosavan làm thủ tướng thay Sananikone. Tháng 8.1960, đại uý Koongle đảo chính lật đổ chính phủ Somsanit, Pouma lên cầm quyền lần 2 đã quyết định khởi sự đàm phán với Pathet Lào. Chính phủ Mỹ ngay sau đó đã quyết định ngừng viện trợ, hỗ trợ cựu thủ tướng Nosavan chống lại thủ tướng đương nhiệm Pouma khiến ông này phải bỏ chạy ra nước ngoài.
- Đầu năm 1961, chính phủ Kennedy của Mỹ có chính sách mới về Lào: lúc đầu cho lực lượng quân sự áng ngữ các vùng chiến lược Lào, nhưng không có kết quả bèn triệu tập hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề Lào.
- Tháng 5.1961, Mỹ cùng các đồng minh triệu tập Hội nghị Genève về Lào (1961 - 1962). Kết quả là Lào đã thành lập được chính phủ liên hiệp ba phái vào ngày 12.6.1962 ở Cánh đồng Chum, Lào tuyên bố trung lập và các lực lượng can thiệp phải rút khỏi Lào.
- Tháng 1.1963, cách mạng Lào phân hóa thành phái kháng chiến và phái tay sai. Sau các vụ ám sát đại tá Ketsana và Ngoại trưởng Pholsena, đại tá Sisunphatong, tháng 4.1963, chính phủ liên hiệp 3 phái của Lào bị sụp đổ.
- Ngày 11.6.1964, Mỹ phối hợp với quân Thái Lan mở các cuộc không kích phá hoại nước Lào cách mạng. Quân cách mạng Pathet Lào chiến đấu dũng cảm, giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở phía tây dải Trường Sơn. Từ 1969 đến 1972, quân Thái Lan tăng cường lên 4 vạn người, đánh nhau quyết liệt với quân cách mạng Lào ở Cánh đồng Chum
- Từ 8.2 đến 23.3.1971, quân đội Sài Gòn mở "chiến dịch Lam Sơn 719" đánh vào đường 9 Nam Lào, nhưng không thành công.
- Cuối năm 1971, Liên quân Lào - Việt đánh tan quân địch ở Cánh đồng Chum, kiểm soát được Thượng Lào cho tới 4 tỉnh Bắc Lào.
- Ngày 17.10.1972, chính phủ Pouma thương lượng với quân cách mạng ở Vientiane, ký hiệp định vào ngày 21.2.1973. Hiệp định này buộc quân nước ngoài phải rút lui hết trong 60 ngày, công nhận có chính phủ Liên hiệp lâm thời dân tộc và Hội động hiệp thương chính trị được thành lập, thủ đô và cố đô được trung lập hoá.
- Ngày 14.9.1973, Nghị định thư về hiệp định Paris được ký kết, bất chấp sự chống phá của phái hữu.
- Ngày 5.4.1974, vua Lào đã thành lập Chính phủ liên hiệp của Hoàng thân Pouma, Hội đồng hiệp thương chính trị của Soupanouvong làm chủ tịch.
- Ngày 5.5.1975, Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào họp hội nghị và thông qua quyết định giành chính quyền là cấp bách. Quân cách mạng Lào nhanh chóng tiến quân và đến 23.8.1975 thì hoàn toàn kiểm soát thủ đô Vientiane
- Ngày 2.12.1975, chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thống nhất được thành lập, Soupanouvong làm chủ tịch và Phomvihan làm thủ tướng.



Anh ơi cho em hỏi sau năm 1975 Lào đã dành độc lập hẳn chưa hay là vẫn còn những cuộc chiến tranh như Việt Nam (sau năm 1975)
 
  • Like
Reactions: Tín Phạm
Top Bottom