Sử 12 Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
1.Nguồn gốc và đặc điểm
*Nguồn gốc
Xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
*Đặc điểm
- Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Khoa học và kỹ thuật có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
2. Những thành tựu tiêu biểu
(không dạy)
II. Xu hướng toàn cầu hóa và ảnh hƣởng của nó
- Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế
giới.
- Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
+ Sự phát triển to lớn của các chương trình xuyên quốc gia.
+ Sự sát nhập hợp nhất của công ty thành những tập đoàn khổng lồ
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- Tích cực và hạn chế:SGK
* Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học và công nghệ
D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 2. Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là do hệ quả của
A. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.
Câu 3. Nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ B. Anh
C. Pháp. D. Nhật Bản
Câu 4. Nguồn gốc của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai thế giới là do
A. những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
B. đáp ứng nhu cầu chạ đua vũ trang
C. nhu cầu của sản xuất
D. nhu cầu của đời sống con người.
Câu 5. Nước đi đầu trong chế tạo công cụ sản xuất mới và vật liệu mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Anh B. Pháp
C. Nhật Bản. D. Mĩ
Câu 6. Bản chất của toàn cầu hóa là gì?
A. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụt huộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
B. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng giữa các nước.
C. Quá trình phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
D. Sáp nhập và hợp nhất của công ty thành các tập đoàn lớn.
Câu 7. Mặt tích cực của toàn cầu hóa là
A. Thúc đẩy mạnh và nhanh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất và chuyển biến cơ cấu kinh tế
B. Giúp đỡ các nước chậm phát triển
C. Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất và chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 8. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện khi nào?
A. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX
B. Đầu những năm 80 thế kỉ XX
C. Đầu những năm 60 thế kỉ XX
D. Đầu những năm 90 thế kỉ XX
Câu 9. Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật
A. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
B. Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đâ là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước
C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
D. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh
Câu 10. Hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua, là những cuộc cách mạng nào ?
A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
B. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX
D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX
* Câu hỏi vận dụng nâng cao
Câu 1: Xu thế toàn cầu hoá vừa là thời cơ ( cơ hội ), vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển :

+ Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá. Đây là hệ quả quan trọng, tất yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
+ Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho các nước, nhất là các nước đang phát triển hợp tác, khai thác các nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa - học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, để phát triển sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đưa lại sự tăng trưởng cao. Từ đó các nước đang phát triển có thể " đi tắt, đón đầu " rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
Toàn cầu hóa cũng đặt các quốc gia đứng trước những thách thức:
+ Kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. Nếu không nhanh chóng vươn lên
sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Do đó, đòi hỏi các quốc gia phải có tầm nhìn, đề ra chiến lược phát triển đúng đắn trong quá trình hội nhập quốc tế.
+ Toàn cầu hoá đào sâu sự phân hóa giàu -nghèo, đưa đến nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, ô nhiễm môi trường; nền độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc dễ bị xâm phạm.
Câu 2: Xác định điểm khác nhau cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ nửa sau thế kỉ XX và cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII- XIX ?
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh về kỹ thuật bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước, mở đường cho kỹ thuật phát triển.
- Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Như vậy, khoa học, đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
- Trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay cho thấy hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Đầu tư vào khoa học có lãi cao hơn đầu tư vào các lĩnh vực khác.
 
Last edited:
Top Bottom