Văn Cách làm tốt dạng bài đọc hiểu?

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:

+ Về ngữ pháp, cấu trúc câu

+Phong cách ngôn ngữ văn bản.

+Phương thức biểu đạt của văn bản

+ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn,…và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.

+Nội dung chính của văn bản

+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.

+Thông điệp rút ra từ văn bản .

+ Thể loại của văn bản.

+….


Cụ thể như sau:

I> kiến thức về phong cách chức năng ngôn ngữ

  1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

– Đặc trưng:

Tính cụ thế

Tính cảm xúc

Tính cá thể

Nhận biết:

  • Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
  • Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:

Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.

+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.

+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).

a/ Tính khái quát, trừu tượng.

b/ Tính lí trí, logic.

c/ Tính khách quan, phi cá thể.

3 . Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

– Khái niệm:

+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

  • Đặc trưng:
+ Tính Hình tượng

+ Tính truyền cảm

+ tính cá thể hóa

4 . Phong cách ngôn ngữ chính luận:

Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.

Đặc trưng:

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.

Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.

+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.

+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.

5 . Phong cách ngôn ngữ hành chính:

Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.

– Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

– Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.

VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

(Các em lưu ý : Văn bản hành chính không xuất hiện trong đề đọc hiểu)

6 . Phong cách ngôn ngữ báo chí:

– Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc

II. Các Phương thức biểu đạt

1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

– Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

Đặc trưng:

+ Có cốt truyện.

+ Có nhân vật tự sự, sự việc.

+ Rõ tư tưởng, chủ đề.

+ Có ngôi kể thích hợp.

  1. Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe

Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược



III> Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:



Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:

– So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…


VI. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Qui nạp…


VII. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ

XIII. Các thao tác nghị luận

Các văn bản trong phần đọc hiểu thường lấy từ nguồn nào?

Ngữ liệu đọc hiểu là 2 đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật… miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Các văn bản ấy đều không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn mới lạ. Các văn bản này thường được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình nghiên cứu có ‎ý nghĩa….

Chú ‎ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau: bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại, thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước; Gạc Ma – vòng tròn bất tử; thời cơ thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân và lương tâm con người; sự vô tâm của con người nhìn từ vụ án ở Bình Phước; ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn, hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long; vai trò của nguồn nước trong cuộc sống; virus Zi-ka; lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người (qua các tấm gương Trần Lập, chú lính chì dũng cảm Nguyễn Thiện Nhân) … …
nguồn: vanhay.edu
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:

+ Về ngữ pháp, cấu trúc câu

+Phong cách ngôn ngữ văn bản.

+Phương thức biểu đạt của văn bản

+ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn,…và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.

+Nội dung chính của văn bản

+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.

+Thông điệp rút ra từ văn bản .

+ Thể loại của văn bản.

+….


Cụ thể như sau:

I> kiến thức về phong cách chức năng ngôn ngữ

  1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

– Đặc trưng:

Tính cụ thế

Tính cảm xúc

Tính cá thể

Nhận biết:

  • Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
  • Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:

Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.

+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.

+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).

a/ Tính khái quát, trừu tượng.

b/ Tính lí trí, logic.

c/ Tính khách quan, phi cá thể.

3 . Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

– Khái niệm:

+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

  • Đặc trưng:
+ Tính Hình tượng

+ Tính truyền cảm

+ tính cá thể hóa

4 . Phong cách ngôn ngữ chính luận:

Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.

Đặc trưng:

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.

Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.

+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.

+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.

5 . Phong cách ngôn ngữ hành chính:

Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.

– Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

– Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.

VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

(Các em lưu ý : Văn bản hành chính không xuất hiện trong đề đọc hiểu)

6 . Phong cách ngôn ngữ báo chí:

– Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc

II. Các Phương thức biểu đạt

1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

– Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

Đặc trưng:

+ Có cốt truyện.

+ Có nhân vật tự sự, sự việc.

+ Rõ tư tưởng, chủ đề.

+ Có ngôi kể thích hợp.

  1. Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe

Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược



III> Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:



Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:

– So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…


VI. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Qui nạp…


VII. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ

XIII. Các thao tác nghị luận

Các văn bản trong phần đọc hiểu thường lấy từ nguồn nào?

Ngữ liệu đọc hiểu là 2 đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật… miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Các văn bản ấy đều không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn mới lạ. Các văn bản này thường được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình nghiên cứu có ‎ý nghĩa….

Chú ‎ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau: bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại, thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước; Gạc Ma – vòng tròn bất tử; thời cơ thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân và lương tâm con người; sự vô tâm của con người nhìn từ vụ án ở Bình Phước; ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn, hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long; vai trò của nguồn nước trong cuộc sống; virus Zi-ka; lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người (qua các tấm gương Trần Lập, chú lính chì dũng cảm Nguyễn Thiện Nhân) … …
nguồn: vanhay.edu
Mình cần kinh nghiệm làm bài của mấy bạn thôi :<
 
Top Bottom