Văn Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng dựa vào tác phẩm văn học

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁCH LÀM KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
DỰA VÀO TÁC PHẨM VĂN HỌC
Trong văn tự sự kiểu bài kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người viết. Vì thế mà nhiều bạn rất thích kiểu bài này đúng không?
Song thực tế các em lại thường gặp nhiều khó khăn vì chưa định hướng được bài làm. Kể chuyện tưởng tượng cũng có rất nhiều dạng: Dựa vào tác phẩm văn học, tưởng tượng chuyện sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tương lai; tưởng tượng chuyện viển tưởng, giả tưởng; tưởng tượng chuyện phiêu lưu, khám phá,...
Muốn làm tốt bài văn tưởng tượng thì câu chuyện được kể trước hết phải đảm bảo các yêu cầu bài văn tự sự nói chung. Bên cạnh đó cần chú ý đến biên độ mở của tưởng tượng để phù hợp hơn cho từng kiểu bài. Có thể tự do tưởng tượng, sáng tạo song cần chú ý đến mục đích, nội dung thông điệp gửi gắm câu chuyện đang kể. Các yếu tố tưởng tượng cần hợp lí, có độ tin cậy, có tính thuyết phục được người đọc... Việc vận dụng tối ưu các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, liên tưởng, cường điệu, phóng đại,... để tạo nên những điểm nhấn cho bài viết.

Dạng bài kể chuyện tưởng tượng dựa vào tác phẩm văn học có thể dựa vào những hướng dẫn dưới đây:
- Đọc kĩ nội dung tác phẩm văn học từ đó xác định nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó.
- Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ; tình huống chính, sự việc chính trong tác phẩm văn học đó.
- Lựa chọn chi tiết cần có thêm yếu tố tưởng tượng để trở nên hấp dẫn hơn nhưng vẫn giữ được nội dung chính của tác phẩm, tôn trọng các nhân vật, sự việc tác phẩm văn học. Tránh hiện tượng diễn xuôi các tác phẩm văn học hoặc liệt kê làm nó có vẻ đơn điệu, cứng nhắc.
- Từ những việc đã lựa chọn, người viết sẽ định hình là nên bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào cho hợp lí. Sau đó sắp xếp thành một cốt truyện hợp lí vẫn tạo được điểm nhấn, cao trào,... giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị theo một trình tự nhất định. (Không nhất thiết theo trình tự thừi gian, chú ý việc xây dựng chi tiết độc đáo, ấn tượng, hay từ những sự việc tưởng chừng bình thường, sẵn có trong tác phẩm)
- Lựa chọn cách mở bài và kết bài tương ứng với nhau. Có thể dựa vào tác phẩm để mở bài hoặc tự nghĩa ra phần dẫn dắt bắt nhịp vào sự việc. Chi tiết trong tác phẩm được dùng làm thân bài.
- Hoàn thiện bài viết bằng cách chọn từ ngư sao cho phù hợp để câu chuyện diễn ra hấp dẫn thu hút được người đọc, lôi cuốn vào thế giới đầy mơ mộng mà các em đã vẽ ra.

Hi vọng với những chia sẻ nho nhỏ sẽ giúp các em tự tin hơn mỗi lúc gặp dạng bài tưởng tượng đầy tính sáng tạo này nhé! Hãy chia sẻ cũng như góp ý để cho việc làm những văn văn tưởng tượng ngày càng dễ dàng nào!
 

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
CÁCH LÀM KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
DỰA VÀO TÁC PHẨM VĂN HỌC
Trong văn tự sự kiểu bài kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người viết. Vì thế mà nhiều bạn rất thích kiểu bài này đúng không?
Song thực tế các em lại thường gặp nhiều khó khăn vì chưa định hướng được bài làm. Kể chuyện tưởng tượng cũng có rất nhiều dạng: Dựa vào tác phẩm văn học, tưởng tượng chuyện sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tương lai; tưởng tượng chuyện viển tưởng, giả tưởng; tưởng tượng chuyện phiêu lưu, khám phá,...
Muốn làm tốt bài văn tưởng tượng thì câu chuyện được kể trước hết phải đảm bảo các yêu cầu bài văn tự sự nói chung. Bên cạnh đó cần chú ý đến biên độ mở của tưởng tượng để phù hợp hơn cho từng kiểu bài. Có thể tự do tưởng tượng, sáng tạo song cần chú ý đến mục đích, nội dung thông điệp gửi gắm câu chuyện đang kể. Các yếu tố tưởng tượng cần hợp lí, có độ tin cậy, có tính thuyết phục được người đọc... Việc vận dụng tối ưu các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, liên tưởng, cường điệu, phóng đại,... để tạo nên những điểm nhấn cho bài viết.

Dạng bài kể chuyện tưởng tượng dựa vào tác phẩm văn học có thể dựa vào những hướng dẫn dưới đây:
- Đọc kĩ nội dung tác phẩm văn học từ đó xác định nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó.
- Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ; tình huống chính, sự việc chính trong tác phẩm văn học đó.
- Lựa chọn chi tiết cần có thêm yếu tố tưởng tượng để trở nên hấp dẫn hơn nhưng vẫn giữ được nội dung chính của tác phẩm, tôn trọng các nhân vật, sự việc tác phẩm văn học. Tránh hiện tượng diễn xuôi các tác phẩm văn học hoặc liệt kê làm nó có vẻ đơn điệu, cứng nhắc.
- Từ những việc đã lựa chọn, người viết sẽ định hình là nên bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào cho hợp lí. Sau đó sắp xếp thành một cốt truyện hợp lí vẫn tạo được điểm nhấn, cao trào,... giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị theo một trình tự nhất định. (Không nhất thiết theo trình tự thừi gian, chú ý việc xây dựng chi tiết độc đáo, ấn tượng, hay từ những sự việc tưởng chừng bình thường, sẵn có trong tác phẩm)
- Lựa chọn cách mở bài và kết bài tương ứng với nhau. Có thể dựa vào tác phẩm để mở bài hoặc tự nghĩa ra phần dẫn dắt bắt nhịp vào sự việc. Chi tiết trong tác phẩm được dùng làm thân bài.
- Hoàn thiện bài viết bằng cách chọn từ ngư sao cho phù hợp để câu chuyện diễn ra hấp dẫn thu hút được người đọc, lôi cuốn vào thế giới đầy mơ mộng mà các em đã vẽ ra.

Hi vọng với những chia sẻ nho nhỏ sẽ giúp các em tự tin hơn mỗi lúc gặp dạng bài tưởng tượng đầy tính sáng tạo này nhé! Hãy chia sẻ cũng như góp ý để cho việc làm những văn văn tưởng tượng ngày càng dễ dàng nào!
Dạng này có tương tự như dạng kể lại câu chuyện theo ngôi kể của 1 nhân vật khác không chị nhỉ?
 
  • Like
Reactions: xuanle17

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Dạng này có tương tự như dạng kể lại câu chuyện theo ngôi kể của 1 nhân vật khác không chị nhỉ?
Xin lỗi e. Thông báo bị trôi chị phản hồi hơi bị muộn.
Việc kể lại câu chuyện dưới 1 nhân vật khác là một trong những dạng của đề tưởng tượng. Vì nó phát huy tối đa khả năng sáng tạo về ngôn ngữ cũng như điểm nhìn của em về một vấn đề. Để đặt mình vào đúng vai trò của nhân vật trong truyện chăc chắn e sẽ phải tưởng tượng ít nhiều rồi đúng không nào?
 
Top Bottom