Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Văn. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Đối với Nghị luận văn học:
Mở bài
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện trong
ý kiến cần bàn.
+ Dẫn dắt nội dung cần bàn luận vào bài.( Em có thể tham khảo qua các câu thơ, câu văn liên quan đến ý kiến bàn về tác phẩm)
+ Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm.
Thân bài
+ Nêu hoàn cảnh? Nội dung chính khái quát của tác phẩm
+ Nêu ý kiến đề
+ Giải thích, làm rõ ý kiến, quan điểm.( Vậy ý kiến abc đó là gì?)
+ Bàn luận các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận qua việc:
- Đưa ra ý kiến của bản thân: Đồng tình/bác bỏ.
- Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định bằng những lí lẽ và dẫn chứng làm sáng rõ ý kiến, quan điểm bàn về vấn đề trong tác phẩm văn học.
Kết bài
Khẳng định thái độ của tác giả về ý kiến
Ví dụ: Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du khẳng định: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Ý kiến trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về phẩm chất của người nghệ sĩ?
Dàn ý:
Mở bài:
Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam, từng chỉ rõ:
"Có ba thứ trên đời để người ta kính nể: cái đẹp, cái tài và cái thiên lương
(
Chữ người tử tù)
Điều đặc biệt trong ba cái đó, cái tâm là quan trọng nhất mà chính Nguyễn Du - một đại thi hào, và cũng là một con người từng trải, từng chiêm nghiệm vô triết lí của cuộc sống đã từng trả lời. Đạo đức cần phải được coi trọng hơn tài năng. Tài năng rất cần thiết nhưng trước hết con người cần phải sống có đạo đức.
Thân bài:
1/Giải thích
-Chữ “tâm”, “tài” là gì?
+ Tâm: Lòng dạ con người. Là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ về điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.
-Mối quan hệ giữa tâm và tài: Phẩm giá của một con người luôn được tạo thành bởi hai yếu tố: Tâm và tài nói cách khác là đạo đức và tài năng. Theo Nguyễn Du trong hai yếu tố đó, đạo đức phải được xem trọng hơn tài năng:
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
2/Bình luận
- Đây là một quan niệm đúng đắn
-Trong bất cứ thời đại nào, người ta cũng đề cao đạo đức, xem trọng đạo đức hơn tài năng. Chính cái tâm, cái đức sẽ chi phối mọi ý nghĩ và hành động của con người, người có đạo đức luôn hướng về cái thiện, cái hữu ích cho loài người. Bởi vậy, đạo đức trong sáng, cái tâm trong sáng dễ dàng hướng tài năng của con người vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ, nhờ đó phát huy được tài năng của con người. Ngược lại, có tài năng nhưng thiếu đạo đức, có tài nhưng thiếu cái tâm thì tài năng ấy cũng trở nên vô dụng đối với xã hội bởi vì tài năng ấy chỉ để phục vụ cho những mục đích thấp hèn, xấu xa, vị kỷ.
Như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từng nói:
"Có tài mà không có đức thì là vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
Tuy là xem trọng đạo đức, đặt cái tâm lên hàng đầu những cũng không được coi nhẹ tài năng, xem thường chữ tài. Con người tuy có đạo đức nhưng vô tài, thiếu năng lực thì cũng đành chịu, không sao giúp ích được loài người, xã hội, không thể đóng góp gì được vào sự nghiệp chung của đất nước, của lịch sử dân tộc. Một con người diện phải có sự phát triển hài hòa kết hợp giữa tâm và tài. Con người nếu có đạo đức tốt và có tài năng cũng sẽ dễ dàng phát triển. Trong thời đại ngày nay, phải hiểu tài năng cống hiến phục vụ, cũng là một biểu hiện của đạo đức con người.
3/Kết bài
Tuy ra đời đã được một thời gian nhưng Truyện Kiều trên vẫn còn mới nguyên giá trị. Lời thơ ấy nhắc nhở chúng ta phải tu dưỡng sao cho đạo đức của mình ngày càng trong sáng thêm, phải giữ vẹn cái tâm nhất là trong những thời kỳ đạo đức xã hội bị xói mòn, suy thoái. Đặc biệt, chúng ta hãy rèn luyện đạo đức, trau dồi tài năng để đất nước không ngừng lớn mạnh, xã hội không ngừng đổi mới.
* Đối với Nghị luận xã hội:
Bạn tham khảo qua link: https://diendan.hocmai.vn/threads/dan-y-va-cach-lam-cac-dang-de-nghi-luan-xa-hoi.827988/
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại :Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^