Văn Cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội

_bomy_

Học sinh
Thành viên
29 Tháng một 2018
18
62
26
21
Hà Nội
ád
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a. Cách làm mở bài

Mở bài là chút rươi khai vị . Một mở bài hay sẽ gây được ấn tượng và thiện cảm đối với người đọc nó. Tuy nhiên mở bài vẫn phải lấy kiến thức trọng tâm làm nền tảng. Những thông tin không thể thiếu trong phần mở bài gồm:
  • Giới thiệu thông tin cơ bản về tác giả. Cần dựa vào đề bài để đưa lượng thông tin vừa đủ. Ví dụ như đề bài là phân tích tác phẩm thì thông tin về tác giả chỉ cần nói sơ qua.
  • Giới thiệu tác phẩm về một số thông tin như: tên, năm sáng tác, điểm nổi bật, đặc sắc của tác phẩm đó so với những tác phẩm cùng thời, cùng thể loại.
  • Giới thiệu luận đề cần giải quyết. Đây là yếu tố quan trọng nhất mà bạn không được phép bỏ qua, nó sẽ là chìa khóa đề dẫn bài viết đi vào phần thân bài.
Một chú ý nho nhỏ cho phần mở bài nếu đề bài là phân tích bài thơ, đoạn thơ thì người viết không nên quên việc dẫn thơ. Tuy nhiên, cũng không được dẫn quá dài vì như thế sẽ biến phần mở bài thanh thân bài
b. Cách làm thân bài

  • Tiền đề phân tích
Ở phần này người viết nên đề cập đến hoàn cảnh, xuất xử của tác phẩm nếu nó có quyết định ít nhiều đến nội dung của tác phẩm. Nếu phân tích một đoạn thì cần giới thiệu vị trí của đoạn trong toàn bộ tác phẩm. Bên cạnh đó cũng cần giải thích các khái niệm hoặc nhận xét được nêu ra trong đề bài.
  • Phân tích
Bước vào phần này, trước hết người viết cần phân tách đối tượng phân tích thành từng phần, mỗi phần là một luận điểm, một luận điểm nên được trình bày trong một đoạn văn. Luận điểm nào quan trọng thì nên trình bày trước, luận điểm nhỏ hơn trình bày sau.
Khi đã chia thành từng luận điểm, người học cần dựa vào những kiến thức và kỹ năng của mình để triển khai vấn đề bằng cách kết hợp các thao tác trong văn nghị luận từ đó phân tích, trình bày rõ vấn đề.
Trong quá trình làm bài, để làm nổi bật lên sự đặc sắc, độc đáo của tác phẩm mình đang phân tích thì người viết cần so sánh tác phẩm đó với những tác phẩm cùng loại. Đây chính là cách để tạo độ sâu cho bài viết, một khía cạnh để ghi điểm trong mắt người đọc.
c. Cách làm kết bài

Tổng kết lại toàn bộ vấn đề đã trình bày ở phần thân bài từ đó rút ra kết luận. Ở phần này nên mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế để tạo âm vang và tăng thêm giá trị thuyết phục cho bài viết.
 
Last edited:

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Tui thấy có bạn đăng cái này cũng được phết đấy!
a) Cách viết mở bài
Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài.
Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hay vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hay những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe).
b) Cách viết thân bài
Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận.
Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). Chẳng hạn:
– Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe).
Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khién người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm giác sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.
Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).
– Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị luận, nếu cảm giác ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người nghị luận với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên làm công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa ra quan điểm của bản thân mình.
Việc điểm lại và nhận xét các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu ở đề bài rõ ràng cũng cần đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, như vừa nêu ở điểm trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục đích của mình.
– Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình đánh giá là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất – cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế.
– Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận.
c) Cách viết kết bài
Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.
Ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.
 
Top Bottom