Sinh 9 Cách giải bài toán về cấu trúc ADN

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

P/s: Đây là những gì mình được học từ thầy cô ở trường cũng như tìm kiếm trên mạng nên sẽ không có nguồn cụ thể.
CÁCH GIẢI BÀI TOÁN VỀ ADN
Để giải dạng đề này ta phải biết các kí hiệu của ADN
- L : Chiều dài của gen. (Ăngstron)
- N : Tổng số nucleotit của gen.
- C : Chu kỳ xoắn của gen. (Ăngstron)
- M : Khối lượng của gen (đvC)
- H : Tổng số liên kết Hidro của gen.
- HT : Số liên kết hóa trị của gen.
I Tính số nucleotit của ADN hoặc của r gen. (N)
1, Đối với mỗi mạch của gen:
- Trong ADN, 2 mạch bổ sung cho nhau, nên số nu của hai mạch bằng nhau.
Công thức: A1 + T1 + G1 + X1 = T2 + A2 + X2 + G2 = [tex]\frac{N}{2}[/tex]
- Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T, X liên kết với G và ngược lại T liên kết với A, G liên kết với X. Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung ở mạch 2.
Công thức: A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 .
2, Đối với cả hai mạch:
- Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả hai mạch.
Công thức: A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
_______Chú ý: Tỉ lệ phần trăm số nu:
%A = %T = ( %A1 + %A2) / 2 = (%T1 + %T2)/2
%G = %X = (%G1 + %G2)/2 = (%X1 + %X2)/2
~~~~ Có thể bạn chưa biết:
Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc 50% số nu của gen và ngược lại:
+ Tổng hai loại nu = [tex]\frac{N}{2}[/tex] hoặc bằng 50% thì 2 loại đó phải khác nhóm bổ sung.
A + G = T + X = [tex]\frac{N}{2}[/tex]
%A + %G = %T + %X = 50%
+ Tổng hai loại nu khác [tex]\frac{N}{2}[/tex] hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung.
3, Tổng số nu của ADN (N)
Công thức: N = A + T + X + G. Theo nguyên tắc bổ sung: A = T ; G = X
=> N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2( A + G)
Do đó A + G = [tex]\frac{N}{2}[/tex] hoặc %A + %G = 50%
__________________________________________________________________________________
Vì phần liên quan đến N dài quá nên mình sẽ chia làm hai bài. Sau đây là một số bài vận dụng nhé.
Bài 1: Trong một đoạn gen có A = 580 nu, G = 720 nu. Tính số gen của cả gen.
Bài 2: Một đoạn gen có hiệu số nu loại A với một loại khác không bổ sung với n ó là 10% tổng số gen của của đoạn. Biết T = 750. Tính phần trăm số nu và số lượng nu từng loại của đoạn gen.
Bài 3: Một đoạn gen có hai mạch, biết T = 900 nu, G1 = X1 = 240 nu. Tính số lượng nu của đoạn gen đó.
Chúc mọi người có một tuần học mới vui vẻ và thành công!
 
Last edited:

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả
Bài 1:
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: [tex]N=2A+2G=2.580+2.720=2600(nu)[/tex]
Vậy...
Bài 2:
Theo nguyên tắc bổ sung và gt ta có hệ:
[tex]\left\{\begin{matrix} A-G=10ptN & \\ A+G=50ptN &\end{matrix}\right.[/tex]
Giải hệ tìm được [tex]\left\{\begin{matrix} A=T=750(nu) & \\ G=X=500(nu) & \end{matrix}\right.[/tex]
Bài 3:
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: $G=G_1+X_1=480(nu)$
Do đó $A=T=900(nu)$; $G=X=480(nu)$
 

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Bài 1:
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: [tex]N=2A+2G=2.580+2.720=2600(nu)[/tex]
Vậy...
Bài 2:
Theo nguyên tắc bổ sung và gt ta có hệ:
[tex]\left\{\begin{matrix} A-G=10ptN & \\ A+G=50ptN &\end{matrix}\right.[/tex]
Giải hệ tìm được [tex]\left\{\begin{matrix} A=T=750(nu) & \\ G=X=500(nu) & \end{matrix}\right.[/tex]
Bài 3:
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: $G=G_1+X_1=480(nu)$
Do đó $A=T=900(nu)$; $G=X=480(nu)$
Mới viết xong về N nên chưa có bài tập hay... aizzzz, ngồi nghĩ mãi mới ra 3 bài đó. :'<<<
 
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả
Bổ sung 1 vài công thức nữa nha ^^:
*, Công thức tính số axit amin:
[tex]\frac{N}{6}-2=\frac{rN}{3}-2[/tex]
*, Công thức tính tổng số liên kết hiđrô của phân tử ADN:
[tex]H=2A+3G=2T+3X=2T+3G=2A+3X[/tex]
*, Công thức tính chiều dài phân tử ADN
[tex]l_{ADN}=\frac{N}{2}.3,4A^o[/tex] (Kí hiệu Ăngxtơrông mình viết không chuẩn đâu nha)
*, Công thức tính khối lượng phân tử ADN
[tex]M_{ADN}=N.300dvC[/tex] (dvC là đơn vị cacbon)
*, Công thức tính liên kết cộng hoá trị:
[tex]N-2[/tex]
Còn mấy công thức nhân đôi nữa nhưng mình nghĩ thi sẽ không vào đâu nên mình chỉ bổ sung vậy thôi
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Bổ sung 1 vài công thức nữa nha ^^:
*, Công thức tính số axit amin:
[tex]\frac{N}{6}-2=\frac{rN}{3}-2[/tex]
*, Công thức tính tổng số liên kết hiđrô của phân tử ADN:
[tex]H=2A+3G=2T+3X=2T+3G=2A+3X[/tex]
*, Công thức tính chiều dài phân tử ADN
[tex]l_{ADN}=\frac{N}{2}.3,4A^o[/tex] (Kí hiệu Ăngxtơrông mình viết không chuẩn đâu nha)
*, Công thức tính khối lượng phân tử ADN
[tex]M_{ADN}=N.300dvC[/tex] (dvC là đơn vị cacbon)
*, Công thức tính liên kết cộng hoá trị:
[tex]N-2[/tex]
Còn mấy công thức nhân đôi nữa nhưng mình nghĩ thi sẽ không vào đâu nên mình chỉ bổ sung vậy thôi
Aizzz, mình ghi là còn nữa mà, hơn nữa quan hệ giữa N và rN thì mình sẽ để bài về ARN sẽ ghi ạ
 
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Bài trước đã có các công thức về N. Bài này sẽ là các công thức còn lại nhé. (Nếu bạn nào thấy thiếu thì bình luận để mình thêm vào bài nhé)
1. Chiều dài của gen: L = [tex]\frac{N}{2}[/tex] x 3,4 (Angstron)
Từ đó có thể suy ra: N = [tex]\frac{2L}{3,4}[/tex]
2. Chu kỳ xoắn của gen:
- Một chu kỳ xoắn của gen gồm 10 cặp nu = 20 nu. Nên ta có công thức:
C = [tex]\frac{N}{20}[/tex] => N = 20xC
3. Khối lượng của gen:
Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvC. => M = Nx300 (đvC)
II. Tính số liên kết Hidro và liên kết hóa trị Đ-P
1. Số liên kết Hidro (H)
- A ở mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết Hidro
- G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết Hidro
=> H = 2A + 3G = 2T + 3X
2. Số liên kết hóa trị.
- Số liên kết hóa trị nối các nu trên 1 mạch gen: [tex]\frac{N}{2}[/tex] - 1
Trong mỗi mạch đơn của gen, 2 nu nối với nhau bằng 1 liên kết hóa trị, 3 nu nối với nhau bằng 2 liên kết hóa trị,... [tex]\frac{N}{2}[/tex] nu nối với nhau bằng [tex]\frac{N}{2}[/tex] - 1 liên kết hóa trị.
- Số liên kết hóa trị nối giữa hai mạch gen: 2( [tex]\frac{N}{2}[/tex] -1)
- Số liên kết đường - Photphat trong gen:
Ngoài các liên kết hóa trị nối giữa các nu trong gen thì trong mỗi nu có 1 liên kết hóa trị gắn thành phần H2PO4 vào thành phần đường. Do đó tổng số liên kết hóa trị Đ-P trong gen là:
HTĐ-P = 2( [tex]\frac{N}{2}[/tex] -1) + N = 2( N-1)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một phân tử ADN có chiều dài 5100 angstron , trong phân tử này số nu loại A chiếm 20%. Số liên kết hidro có mặt trong cấu trúc ADN là?
Bài 2: Tổng số liên kết hóa trị của một gen là 2998, gen này có G = 2/3 A.
a, tính số nu của gen
b, tính số liên kết Hidro của gen.
Bài 3: Một phân tử ADN có 650 nu loại X, số nu loại T bằng 2 lần số nu loại G. Tính chiều dài của gen.
Bài 4: Một gen có chiều dài 4080 angstron, trong đó A chiếm 30%.
a, Tính số nu từng loại của gen.
b, Tính số vòng xoắn và khối lượng của gen.
Bài 5: Cho một gen có chiều dài 2550 angstron, tính số nu từng loại trong các trường hợp sau:
a. Tổng phần trăm của loại nu A và một loại khác là 80% (Gợi ý: 80% khác 50% => đây là tổng phần trăm của loại nu A với loại nu bổ sung)
b, Hiệu % của G và loại khác là 20%
c, Tích % của A và loại không bổ sung là 6%
d, A/G = 2/3
Chúc mọi người có một tuần học vui vẻ và chất lượng. <3
 
  • Like
Reactions: Vũ Lan Anh
Top Bottom