Sử Các vương triều của Ai Cập cổ đại

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vị trí địa lý và dân cư
Ai Cập nằm ở Đông bắc Châu Phi, là một thung lũng hẹp chạy dọc theo hạ lưu sông Nin. Hai bên thung lũng là dãy núi đá dựng thẳng đứng, bên kia dãy núi đá là sa mạc khô cằn. Bốn mặt đều bị thiên nhiên cách trở, nên Ai Cập hầu như bị cô lập với bên ngoài. Duy nhất khu vực đông bắc có eo đất Sinai nối liền với Tiểu Á.
Khí hậu: mang tính sa mạc, ngày mưa rất ít và nắng rất gắt.
Đất đai: 90%sa mạc, 10% đất trồng trọt
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí đốt
Sông Nil dài 6700 km còn gọi là Nin Trắng, Nin xanh. Herodote từng viết: “Ai cập là tặng phẩm của sông Nin”. Từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm là sông Nil dâng lên, gây ngập lụt nhiều nơi. Sang tháng 11 thì nước rút đi, để lại phù sa màu mỡ để gieo trồng lúa và ngũ cốc
Người Ai Cập làm nông từ sớm. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là mùa gieo hạt và mùa lúa chín; đến tháng 3 là mùa gặt lúa. Ai Cập có nhiều đá quý để xây dựng, nhưng không có nhiều khoán sản. Họ lấy đồng ở Sinai và vàng ở Nubia; mua sắt và gỗ từ nước ngoài đem về.
Dân cư: Ngày nay chủ yếu là người Arập. Thời cổ đại, cư dân Ai Cập là hỗn dung giữa người bản địa với người Hamit từ Tiểu Á tiến vào
2. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại:
a. Thời tảo vương quốc
Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, cư dân Ai Cập được tổ chức thành những công xã nông thôn. Ở công xã, người dân dùng đá và gỗ làm công cụ, biết làm nông và khắc chế thủy lợi rất tốt. Do công tác thủy lợi mà các công xã liên minh với nhau, hình thành "liên minh công xã" - gọi là các Nome. Mỗi nome đều có thành thị làm trung tâm, nô lệ là sở hữu chung của liên minh công xã; đứng đầu là Nomarque (chúa nome) có quyền lực rất lớn, đồng thời là vị thần sống. Có 42 nome (châu), mỗi châu thờ một tín ngưỡng khác nhau (thường là thờ con vật). Chiến tranh xảy ra liên miên, ví dụ: châu thờ thần cá đánh châu bên cạnh, vì người của châu bên cạnh thường ăn cá mà châu bên kia thờ làm tô-tem.
Xã hội lúc này phân thành 3 tầng lớp là chủ nô (về sau gọi là quý tộc), nông dân công xã và nô lệ (nguồn gốc chủ yếu là các chiến tù. Để thuận lợi cho công việc trị thủy, các châu miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập và các châu miền Nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập vào giữa thiên niên kỷ IV TCN. Cuối cùng năm 3200 TCN, quý tộc của Thượng Ai Cập là Menes đánh bại vua Hạ Ai Cập và thành lập nước Ai Cập thống nhất, đóng đô ở Memphis và mở đầu Vương triều I (3200 - 2890 TCN)
* Vương triều I:
Sau khi lên cầm quyền, Menes mở rộng chinh phạt sang tận phía nam Canaan. Vua kế vị là Hor-Aha chú tâm phát triển kinh tế và mở rộng việc xâm nhập vào Nubia nhằm cướp đoạt mỏ đồng đem về nước. Đến thời Djet, Ai Cập tiến hành quản lý ruộng đất và phát triển công thương nghiệp. Nữ hoàng đầu tiên của Ai Cập - Merneith cai trị thay cho con trai là Den còn nhỏ tuổi; thời Den (2970 - 2930 TCN), người Ai Cập phát minh ra số đếm bằng chữ tượng hình và nhiều lần đánh tan các bộ tộc từ châu Á tiến sang Sinai, chủ trì lễ rước thần Horus. Cuối thời Anedjib, thiên tai đe dọa kinh tế đất nước và triều đại thịnh vượng của vua cuối cùng là Qa'a (2910 - 2890 TCN) không cứu vãn được. Sau khi Qa'a chết mà không chỉ định người kế vị, cuộc tranh chấp quyền kế vị giữa các quý tộc và hoàng thân nổ ra, cuối cùng một quý tộc là Hotepsekhemwy chiến thắng, lập ra Vương triều II.
* Vương triều II:
Hotepsekhemwy vừa lên ngôi đã tiến hành ổn định vương quốc, tiếp tục viễn chinh để cướp đoạt tài nguyên. Thời vua thứ ba là Nynetjer (2760 - 2715 TCN, quân Ai Cập viễn chinh đến Hạ Nubia; ông ta bất tài đến mức phải chia nước cho hai con trai cai quản để giải quyết đói lớn ở Ai Cập một thời gian dài (với 4 đời vua cai trị). Cuối cùng, vua Khasekhemui (2704 - 2686 TCN) tái thống nhất vương quốc lại sau thời gian dài chia cắt. Thời Khasekhemui, ông lập nhiều công trình bằng đá rất lớn, một ngôi mộ kỳ vĩ và một pháo đài (hiện còn dấu tích), đồng thời cũng cho dựng tượng "Khasekhemui to lớn" bằng đồng.
b. Thời Cổ vương quốc
* Vương triều III:
Vừa lên ngôi, vua Djoser (2686 - 2657 TCN) đã đem quân chinh phục các bộ lạc địa phương ở bán đảo Sinai. Ông cũng tổ chức các cuộc thám hiểm các mỏ quặng có giá trị như lam ngọc và đồng. Cuối thời ông, nhà vua dựng đền thờ thần Khnum để chấm dứt nạn đói 9 năm ở Ai Cập, mở rộng cương vực Ai Cập đến thác thứ nhất của sông Nile. Trước khi qua đời, Djoser lệnh cho tể tướng Imhotep xây dựng lăng mộ cho mình (có dạng mastaba). Vua kế tiếp là Sekhemkhet, Sanakt nhiều lần tiến đánh Sinai. Vua cuối cùng của vương triều là Huni (2637 - 2613 TCN) đã tổ chức chính quyền khá hoàn thiện, tiếp tục viễn chinh ra bên ngoài.
* Vương triều IV:
Sneferu (2613 - 2589 TCN) mở đầu vương triều IV; xây dựng 3 Kim Tự Tháp và cũng rất nhân từ. Nhưng đến thời con ông là Khufu (2558 - 2532 TCN), nhân dân bị triều đình buộc phải đi xây Kim Tự Tháp đến mức bỏ luôn công việc, thờ cúng của mình; nhưng Khufu cũng có điểm đáng khen là ông này phát triển mạnh việc buôn bán ở Ai Cập cổ, điều tra lượng gia súc theo kế hoạch để ra mức thuế phù hợp và mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Chính sách khắc nghiệt của Khufu khiến lòng dân oán thán, họ nhân cơ hội khi vua Khufu (con trai là Khephren cũng chung số phận) vừa chết, đã nổi dậy lôi thi hài của y ra phanh thây, xé xác đi. Vua Mykerinos (2532 - 2503 TCN) kế ngôi bèn thi hành chính sách an dân, nên tình hình Ai Cập ổn định một thời gian. Nhưng khi vua cuối cùng là Shepseskaf (2503 - 2498 TCN) lên ngôi, Ai Cập rất suy sụp và khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra lật đổ được nhà vua. Một viên quý tộc của Heliopolis là Userkaf được các tăng lữ và quý tộc ủng hộ đã loại bỏ cựu vương và lập vương triều mới - vương triều V.
* Vương triều V:
Mở đầu là Userkaf (2498 - 2491 TCN), ông này là hậu duệ của một vị vua của vương triều IV. Ông vua đầu tiên này đề xướng thờ thần Mặt Trời là Ra và ông ta đồng nhất Vua - Thần với nhau. Userkaf mở rộng hàng loạt đền đài, tiến hành viễn chinh quân sự tới vùng Nubian và nhận cống phẩm từ Canaan là một lực lượng lao động gồm một tù trưởng và 70 người ngoại quốc, 303 "kẻ nổi loạn" để dùng vào xây Kim Tự Tháp. Thời Userkaf, quan hệ thương mại giữa Ai Cập với biển E-giê trở nên cường thịnh. Người kế vị ông là Sahure (2490–2477 TCN) đã cho lập các đội thuyền lớn dài hơn 50met chở gỗ tuyết tùng, đồ gốm và cả nô lệ. Vua Sahure tiến hành một cuộc viễn chinh khác, lần này là tới các mỏ đồng và ngọc lam ở Wadi Maghareh và Wadi Kharit tại Sinai. Cuộc viễn chinh này đã đem về cho Ai Cập hơn 6000 đơn vị đồng và còn để lại hai bức phù điêu ở Sinai. Cuối thời Sahure, ông tổ chức thám hiểm tới xứ Pont. Vua kế tiếp là Neferirkakare Kakai (2477–2467 TCN) bắt đầu việc ban tặng ruộng đất cho các đền thờ, dâng mỗi năm là 210 lễ vật lên đền thờ thần Ra và Hathor. Neferirkakare Kakai lần đầu tiên ban hành sắc lệnh miễn cho tất cả những người phụng sự trong một ngôi đền của Khenti-Amentiu không phải đi phu suốt đời hay phải chịu hình phạt tước toàn bộ tài sản cùng sự tự do và buộc phải làm việc trên các cánh đồng hoặc trong một mỏ đá. Sắc lệnh này đã gián tiếp cho thấy rằng việc đóng thuế và đi phu đã được áp đặt lên tất cả mọi người như là một luật lệ chung. Kakai tiếp tục duy trì hoạt động thương mại ở Nubia. Nhưng khi Kakai vừa chết, con trai thứ là Shepseskare nổi loạn chống lại anh trai là Neferefre đang cai trị khiến triều đình nghiêng ngả; nhưng về sau bị con trai của Neferefre là Nyuserre Ini (2445–2422 TCN) đánh tan và lập lại trật tự triều đình. Thời Nyuserre Ini, nhà vua cho vẽ bản đồ các tỉnh của Ai Cập cổ đại, lập biên niên sử hoàng gia. Về đối ngoại, Nyuserre Ini mở rộng cương vực đến vùng Sinai và Nubia để khai mỏ. Dưới thời các vua kế nhiệm là Menkauhor và Isesi, quân đội Ai Cập liên tục mở rộng và củng cố cương vực từ Sinai đến Nubia, giữ quan hệ thương mai với Cận đông. Đặc biệt, vua Isesi (2414–2375 TCN) tiến hành tăng cường quyền lực cho các các Tể tướng và các hoàng tử Ai Cập, các quan lại cấp thấp bị mất nhiều quyền lực - đó là mầm mống cho sự sụp đổ vương triều về sau này, duy trì viễn chinh đến Hạ Nubia nhưng thất bại trong việc thiết lập quyền lực ở Canaan. Vua cuối cùng là Unas (2375–2345 TCN) vẫn đem quân đánh người Canaan để cướp bóc và bắt nô lệ, đồng thời vét thêm cống nạp ở Nubia, mở đường để thuận tiện buôn bán; nhưng việc bắt dân vận chuyện vật dụng xây Kim Tự Tháp liên miên khiến vật lực hao mòn, kinh tế suy sụp, đói kém diễn ra và nhân dân liên tục khởi nghĩa. Unas đột ngột qua đời không có người kế vị, một cận thần là Teti lợi dung tình hình này và đánh bại lực lượng đối lập, lập vương triều VI
* Vương triều VI:
Teti (2345 - 2333 TCN) lên ngôi vua đầu tiên của vương triều mới, tiến hành xây dựng lăng mộ cho ông. Cuối thời Teti, ông bị các cấm vệ quân của ông sát hại trong một âm mưu hậu cung, cầm đầu là Userkare. Kẻ cướp ngôi này chỉ trị vì trong thời gian ngắn rồi truyền ngôi cho con của Teti là Pepi I (2332 - 2283 TCN). Thời Pepi I, Ai Cập bành trướng mạnh mẽ tới Nubia, mở rộng giao thương tới các khu vực xa xôi như Liban và bờ biển Somalia, nhưng cũng còn bởi quyền lực đang ngày càng tăng lên của giai cấp quý tộc. Merenre I củng cố chính quyền và viễn chinh tới Nubia một thời gian, mở rộng quyền lực cho các thống đốc. Người cai trị dài nhất trong lịch sử loài người - Pepi II (2278–2184 TCN) duy trì việc xâm lược vùng Sinai và Nubia để khai khoáng cùng nhiều nguyên liệu khác. Cuối thời Pepi II, lo ngại trước sự gia tăng quyền lực của quý tộc quan lại, ông đã phân chia vai trò của tể tướng để tạo nên hai vị tể tướng: một cho Thượng Ai Cập và một cho Hạ Ai Cập, một sự phân tán quyền lực khác nữa khỏi kinh đô hoàng gia ở Memphis. Hơn nữa, trụ sở của vị tể tướng ở Thượng Ai Cập đã di chuyển một vài lần. Vị tể tướng miền Nam đã đặt trụ sở tại Thebes. Vua áp chót là Merenre II bị giới quan lại lật đổ và sát hại, nữ hoàng Nitocris lên ngôi được vài tháng thì đã phải chuyển giao quyền lực cho Vương triều VII

c. Thời kỳ hỗn loạn thứ nhất (2181-2060 TCN)
* Vương triều VII
Vương triều này mở đầu bằng sự lên ngôi của Menkare, cai trị được vài tháng của năm 2181 TCN. Các vua kế tiếp, Neferkare II (2181-2055 TCN), Neferkare III tiếp tục định đô ở Memphis nhưng không ổn định nổi đất nước suy thoái trầm trọng. Vua Neferkare III không chăm lo đất nước mà cố xây dựng mọt Kim Tự Tháp nữa, nhưng nhân dân quá chán ngấy nên làm cầm chừng và Khendu có lẽ là vua cuối cùng của Vương triều VII.
* Vương triều VIII
Không rõ người sáng lập vương triều này, danh sách vua Abydos ghi nhận vua đầu tiên của vương triều có lẽ là Neferkare IV, sau đó là một loạt các ông vua bù nhìn mà các văn khắc không ghi lại chính xác các niên đại trị vì của họ. Các bản khắc chỉ ghi được một số vua với các việc làm cụ thể: vua thứ 14 là Qakare Ibi (khoảng 2171 - 2070 TCN), trung tâm quyền lực của triều đình còn nằm tại Memphis và có thể ông đã không nắm giữ quyền lực trên khắp toàn bộ Ai Cập. Vua thứ 15 của vương triều VIII là Neferkaure (khoảng năm 2169 - 2165 TCN) đã cho dâng lễ vật đến đền thờ thần Min. Vua thứ 17 và cũng là vua cuối cùng, Neferirkare (2161 - 2160 TCN) cai trị Ai Cập trong tình trạng hỗn loạn: đói kém và lũ lụt xảy ra liên miên. Cuối thời Neferirkare, nomarch thành Herakleopolis là Khety nổi dậy và lật đổ nhà vua, thành lập vương triều mới
d. Tái thống nhất (2160 - 2025 TCN)
* Vương triều IX:
Quý tộc của thành Herakleopolis là nomarch Khety nổi dậy lật đổ vua cuối cùng của vương triều VIII ở Memphis và sáng lập vương triều IX, hiệu Khety I. Cai trị với bàn tay sắt, nên Khety I bị bị nhân dân khởi nghĩa lật đổ (theo Manetho) chỉ sai vài tháng trị vì của năm 2160 TCN. Người kế vị là Neferkare VII (khoảng năm 2140 TCN) thì lãnh thổ Ai Cập vẫn mở rộng ít nhất là tới Elephantine, Edfu và Hieraconpolis, thủ phủ của ba nomoi đầu tiên thuộc Thượng Ai Cập. Các vua kế tiếp là Khety II (khoảng năm 2130 TCN) và Setut thì không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về hoạt động của hai vua này.
* Vương triều X
Năm 2130 TCN, Meryhathor đánh đổ vua cuối cùng của vương triều IX (không rõ tên) và lập ra vương triều X. Trải qua đời Neferkare VIII, vua thứ ba của vương triều là Khety vừa lên ngôi đã nhanh chóng tập hợp quân đội chống trả các cuộc nổi loạn trong nước và cả âm mưu xâm nhập của "người châu Á" để thiết lập những khu định cư mới và các công sự phòng ngự ở khu vực biên giới phía đông bắc, cũng như tái lập lại thương mại với khu vực bờ biển Cận Đông. Nhưng ở phía nam, Khety III vô tình đem quân cướp bóc khu nghĩa địa thiên liêng ở Thinis, khiến quân phe Thebes phản công lại làm vua Khety III đã quyết định từ bỏ chính sách gây chiến và bắt đầu một thời kỳ chung sống hòa bình với vương quốc phía Nam, mà đã kéo dài cho tới một phần triều đại của vị vua kế vị ông là Merikare, người đã kế tục triều đại lâu dài – Năm thập kỷ – của Khety III. Vua cuối cùng là Merikare lên ngôi khoảng năm 2075 TCN đã khôn ngoan khi chấp nhận sự tồn tại của hai vương quốc độc lập (vương quốc của phe Herakleopolis và phe Thebes) và cố gắng duy trì chính sách chung sống hòa bình được cha ông thực hiện. Dường như giai đoạn hoà bình này đã mang lại một sự thịnh vượng nhất định cho vương quốc của Merikare. Thời Merikare, quân đội Ai Cập tiến xa hơn về thượng nguồn tới thị trấn Shashotep, có thể là để dập tắt một cuộc nổi dậy, và đồng thời như là một sự phô trương sức mạnh đối với những vùng đất bất ổn ở biên giới phía Nam. Merikare qua đời vào khoảng năm 2040 TCN, một vài tháng trước khi Herakleopolis thất thủ. Vua kế vị (không rõ tên) bất lực trước những đợt tấn công của Mentuhotep và bị đánh bại hoàn toàn.

e. Trung vương quốc
* Vương triều XI:
Mentuhotep của thành Thebes chính thức lên ngôi, hiệu Mentuhotep II (2046 TCN - 2010 TCN) và cai trị rất hòa bình ở Ai Cập. Đến năm thứ 14 của ông, quân Ai Cập dập tắt thành công cuộc tấn công của vua Hạ Ai Cập ở phía bắc và cuộc nổi dậy ở Wadi Hammamat vào năm cai trị thứ 39, Ai Cập lại được thống nhất. Đồng thời với việc thống nhất lãnh thổ, Mentuhotep II tiến hành đem quân đánh xứ Nubia vào năm cai trị thứ 29 và 31 của mình; lập một đơn vị đồn trú tới pháo đài trên đảo Elephantine để quân đội có thể nhanh chóng được triển khai về phía Nam. Về chính quyền mới, Mentuhotep II tạo ra các vị trí Thống đốc của Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, nhằm để kiểm soát các lãnh chúa địa phương.Ông cũng còn dựa vào một lực lượng các quan chức triều đình lưu động, nhằm kiểm soát hơn nữa những việc làm của các lãnh chúa. Vua kế tiếp, Mentuhotep III (2010–1998 TCN) phái quân chinh phục xứ Punt. Một dòng chữ ở Wadi Hammamat đã mô tả cuộc viễn chinh với 3000 binh sĩ khỏe mạnh và dưới sự chỉ huy của viên quan cận thần Henenu. Khi họ rời Coptos trong hướng Biển đỏ, họ đã đào 12 giếng nước cho các cuộc viễn chinh trong tương lai và càn quét khu vực của quân nổi dậy. Họ đã đem về từ Punt: hương liệu, nhựa cây và nước hoa, và khai thác đá ở Wadi Hammamat. Vua cuối cùng của vương triều là Mentuhotep IV (1998-1991 TCN) tiếp tục viễn chinh đến Biển Đỏ và việc khai thác mỏ đá cho các lăng tẩm của hoàng gia. Năm 1991 TCN, Mentuhotep IV bị viên Tể tướng Amenehet làm chính biến lật đổ.
* Vương triều XII
Amenehet I (1991 - 1962 TCN) vừa lên ngôi đã phải chống lại cuộc nổi dậy của các tộc miền biển và ông đã chiến thắng. Thời Amenehet I, quân đội Ai Cập tiến hành những chiến dịch quân sự chống lại người châu Á và Nubia. Cuối thời Amenemhet I, vua lệnh cho quan ký lục soạn "Lời chỉ dạy của Amenemhet" (hiện nay vẫn còn). Ông bị ám sát và con trai là Senusret I kế vị. Thời vua Senusret I (1971 - 1926 TCN), quân Ai Cập hai lần viễn chinh sang Nubia (vào năm thứ 10 và năm thứ 18 dưới vương triều ông) và đã thiết lập biên giới phía nam của Ai Cập tới tận thác nước thứ hai nơi ông đã đặt một đội quân đồn trú và một bia đá chiến thắng. Senusret I còn thiết lập mối quan hệ ngoại giao với một số vị vua của các thành thị ở Syria và Canaan. Ông cũng cố gắng tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương bằng các ủng hộ những nomarch trung thành với ông. Cuối đời, ông cho con trai lên đồng trị vì, rồi ít lâu sau truyền ngôi luôn cho con trai Amenehet II. Amenemhet II (1929-1895 TCN) tiến hành chiến dịch tới Syria và cướp phá hai thành phố, xây đền đài và huy động người Nubia đến cống nạp cho ông ta. Tương tự như tiên vương, ông cũng cho con trai đồng cai trị rồi truyền ngôi, hiệu Senusret II (1897–1878 TCN). Senusret II cho xây dựng một hệ thống tưới tiêu rộng lớn kéo dài từ Bahr Yussef tới hồ Moeris thông qua việc xây dựng một tuyến đê tại El-Lahun và bổ sung thêm một mạng lưới các kênh rạch thoát nước. Mục đích dự án này của ông là nhằm tăng số lượng đất canh tác trong khu vực đó; đồng thời ông đã duy trì mối quan hệ tốt với các nomarchs khác nhau hoặc các tỉnh trưởng của Ai Cập, họ đã gần như giàu có như các pharaon. Vị vua hùng mạnh nhất của vương triều là Senusret III (1878 - 1839 TCN) đào kênh, tiến hành ít nhất bốn chiến dịch lớn vào Nubia vào các năm 8, 10, 16 và 19. Một tấm bia lớn khác ở Semna có niên đại tháng thứ ba năm 16 dưới vương triều của ông đề cập đến các hoạt động quân sự chống lại cả người Nubia và Canaan. Trong thời Senusret III, Ai Cập phát triển rất thịnh vượng và mà còn khiến nhà lãnh chúa địa phương bị giảm bớt quyền lực dẫn đến một sự hồi sinh trong các ngành nghề thủ công, thương mại và phát triển đô thị. Kế nghiệp ông là Amenemhet III (1860 - 1814 TCN) vẫn tiếp tục 3 lần chinh phục Nubia; đồng thời đào một con kênh dài 16 km và rộng 1,5 km đã được đào, gọi là Mer-Wer (Đại kênh đào); nó bây giờ được gọi là Barf Yussef. Công trình dân dụng vĩ đại này cuối cùng đã được hoàn thành bởi con trai của ông, Amenemhet IV, và nó đã mang lại sự thịnh vượng cho Fayum. Khu vực này sau đó trở thành một vựa lúa mì cho đất nước và tiếp tục được sử dụng cho đến năm 230 TCN khi nhánh Lahun của sông Nile bồi lên. Vua áp chót là Amenemhet IV (1815 - 1806 TCN) đã tiến hành các cuộc viễn chinh đến các mỏ đá ngọc lam ở Sinai, ametit ở Thượng Ai Cập và đến vùng đất Punt. Ông cũng duy trì mối quan hệ thương mại với Byblos cũng như sự hiện diện của Ai Cập ở Nubia. Amenemhat IV đã xây dựng một số phần của ngôi đền thờ thần Hathor và một số vị thần Ai Cập khác. Em họ ông là nữ hoàng Sobekneferu (1806-1802 TCN) lên ngôi, nhưng thế của vương triều càng suy yếu. Bà qua đời mà không có người kế thừa hợp pháp, viên quý tộc Sobekhotep chính thức kế ngôi và lập ra vương triều XIII

f. Thời kỳ hỗn loạn thứ hai và cuộc tấn công của quân Hiksos
* Vương triều XIII
Sobekhotep I mở đầu vương triều này với thời gian trị vì ngắn - 3 năm (1802 - 1800 TCN). Các vua kế nhiệm là Sonbef, Nerikare (vài tháng của năm 1796 TCN), Amenemhet V (1796 - 1793 TCN). Thời Qemau (1793 - 1791 TCN), quyền lực của vua Ai Cập rất hạn chế, ngoại trừ vùng phía đông châu thổ sông Nile. Kế nhiệm ông là một số vua mà tài liệu không ghi chép nhiều về hoạt động của họ: Hotepibre, Iufni (vài tháng), Amenemhet VI (1788–1785 TCN) còn có hiện tượng chúa châu dâng lễ vật cho vua. Nebnuni cướp ngôi vua tiền nhiệm, nhưng cai trị được ít thời gian thì Sehetepibre đánh bại và Ai Cập vẫn duy trì ảnh hưởng của mình ở Biển Đỏ. Các vua kế tiếp như Sobekhotep II, Renseneb, Hor, Khabaw... cai trị ngắn ngủi và không để lại nhiều thành tựu. Sau cái chết của Wegaf, tướng lĩnh người Semit là Khendjer lên ngôi vua thứ 21 của triều đại (1767 - 1764 TCN), làm tế lễ với các thần. Về sau, một tướng lĩnh đã đảo chính lật đổ ông rồi lên ngôi, hiệu Imyremeshaw trị vì được 5 năm. Vua Intef V (1759 - 1749 TCN) lên ngôi chưa lâu thì bị Seth Meribre cướp ngôi, nhưng chính kẻ cướp ngôi này về sau bị một tướng lĩnh khác là Sobekhotep III đánh bại và cướp lại ngôi vua. Sobekhotep III lên ngôi đã bất lực với khởi nghĩa nông dân và nô lệ hồi năm 1750 TCN mà không thể đàn áp được. Neferhotep I (1747 - 1736 TCN) sau đó đã cướp ngôi, dùng chính sách an dân để tập hợp lực lượng đối phó quân khởi nghĩa. Vào cuối triều đại của mình, Neferhotep I đã chia sẻ ngai vàng với người em trai Sihathor, một giai đoạn đồng nhiếp chính đã kéo dài một vài tháng đến một năm. Trong bất cứ trường hợp nào, Sobekhotep IV đã kế vị Neferhotep I ngay sau đó, và đã cai trị toàn bộ Ai Cập suốt gần 1 thập kỷ. Triều đại của hai anh em họ đã đánh dấu giai đoạn đỉnh cao của vương triều thứ 13, với kiểm soát tối thiểu là khu vực miền đông châu thổ sông Nile và duy trì thương mại với Byblos. Thời vị vua hùng mạnh Sobekhotep IV (cai trị 10 năm), vua Ai Cập kiểm soát tương đối ổn vùng châu thổ ở phía Nam để đối trọng với quân Hiksos. Pharaoh Sobekhotep VI (1719 - 1715 TCN), người kế vị Sobekhotep V đã cai trị yên bình. Ibiau lên kế nhiệm, nhưng hoạt động không nhiều. Đến thời Ay (1701 - 1677 TCN), Ai Cập bị chia cắt thành Thượng, Hạ Ai Cập. Vua thứ 33 của vương triều là Ini có coi trọng tôn giáo và ông đã lập phả hệ về các triều vua. Vua thứ 35 là Mersekhemre Ined đã trị vì trong 3 năm, trị vì khu vực miền Trung và Thượng Ai Cập trong khi vương triều thứ XIV hoặc XV của người Hyksos có thể đã kiểm soát phần lớn khu vực đồng bằng trong khoảng thời gian Mersekhemre Ined ngồi trên ngai vàng vào giai đoạn cuối của vương triều thứ 13. Vương triều XIII truyền tiếp thêm hơn 10 đời vua nữa, rồi bị quân Hyksos lật đổ

* Vương triều XIV:
Vương triều này tồn tại song và độc lập với vương triều XIII, thủ đô là Avaris. Mở đầu vương triều là Sekhaenre Yakbim (1805-1780 TCN), một ông vua gốc người Canaan. Kế tiếp là các vua: Nubwoserre, Khawoserre (cai trị toàn bộ khu vực phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile, khoảng 1770 - 1760 TCN). Thời vị vua thứ năm là Sheshi (1745 - 1705 TCN) thì Ai Cập duy trì được ảnh hưởng ở Ai Cập, Nubia và cả Canaan, làm chư hầu của vua Hyksos. Con thứ của Sheshi lên ngôi vua - Nehesi duy trì được sự hùng mạnh tương đối của Ai Cập trong thời kỳ hỗn loạn. Sau cái chết của Nehesy, vương triều thứ 14 tiếp tục cai trị khu vực châu thổ của Hạ Ai Cập với một số các vị vua sớm nở chóng tàn hoặc cai trị ngắn ngủi cho tới năm 1650 TCN khi người Hyksos của vương triều thứ 15 chinh phục vùng châu thổ. Các pharaoh kế vị Nehesi (gần 20 vua) tỏ ra quá yếu kém, nhiều người cai trị thời gian ngắn rồi bị truất phế nên không có đoạn tài liệu nào ghi rõ những hoạt động của họ trong thời gian này. Vua thứ 51 và cũng là vua cuối cùng của vương triều là Apepi không giữ nổi thành quả của các tiên vương để lại và ông bị đổ sau một thời gian trị vì.
* Vương triều XV:
Mở đầu vào năm 1649 TCN với sự kiện tướng người Hyksos là Semqen lên cai trị ở Thebes (Hạ Ai Cập). Vua thứ tư của vương triều là Khyan đã cho xây dựng một cung điện hoành tráng ở Avaris. Vua thứ 6, cũng là vua cuối cùng là Khamudi (1555–1544 TCN) đã cai trị phần phía Bắc của Ai Cập từ kinh đô của ông tại Avaris. Cuối thời Khamudi, quân Hyksos của ông bị quân Ai Cập của thân vương người Thebes là Ahmose đánh bại và vương triều XV của người Hyksos chấm dứt.
* Vương triều XVI:
Vương triều này mở đầu vào khoảng năm 1650 TCN và chỉ cai trị được vùng Thượng Ai Cập mà thôi. Thời vua thứ hai là Djehuti, nhà vua đã cưới một người cháu nội của cựu Tể tướng Ai Cập thời vương triều XIII để duy trì triều đại. Vua thứ ba là Sobekhotep VIII (1645-1629 TCN) cai trị khi quân Hyksos chiếm toàn bộ khu vực châu thổ sông Nile và thành phố Memphis; tương truyền vị vua này xây đền và cúng viếng để giúp người dân thoát nạn ngập lụt. Neferhotep III (1629 - 1628 TCN) đã phân phát lương thực cho người dân của mình và nói rằng "Ngài là người nuôi dưỡng thành phố của mình, cứu nó khỏi nạn đói". Sau đó, Mentuhotepi đã lên ngôi sau khi Neferhotep III qua đời và cai trị chỉ trong 1 năm. vương triều ngắn ngủi của Mentuhotepi của lẽ đã được đánh dấu bởi các cuộc xung đột thường xuyên với các các thủ lĩnh Hyksos của Vương triều XV. Vào thời điểm đó, các pharaon của Vương triều XVI có quyền lực bị hạn chế và thường các vua cai trị trong thời gian rất ngắn ngủi.
* Vương triều XVII:
Vương triều này mở đầu bằng Rahotep, vào năm 1580 TCN và cai trị ở vùng Thượng Ai Cập 4 năm. Vua kế tiếp là Sobekemsaf I tuy cai trị được 14 năm tiếp theo (niên đại cũng chưa rõ ràng), nhưng ông đã cho khôi phục và trang trí lại Đền thờ thần Montu tại Medamud. Sobekemsaf II (khoảng năm 1570 TCN) và hai con trai kế vị ông là Intef V, Intef VI vẫn giữ được Thượng Ai Cập để đối đầu với quân Hyksos ở Hạ Ai Cập. Pharaoh Intef VI tuy thời gian cai trị không dài nhưng ông cho khôi phục lại nhiều đền thờ bị phá hủy tại Thượng Ai Cập cũng như xây một ngôi đền mới tại Gebel-Antef. Di tích còn sót lại nguyên vẹn nhất là một nhà nguyện nhỏ ở Coptos. Intef VI được cho là đã thực hiện hơn 20 công trình trong suốt thời gian cai trị của ông, điều đó cho thấy ông là một trong những pharaon quyền lực nhất của Vương triều thứ 17. Vua thứ 7 của vương triều là Ahmose cai trị chỉ vài tháng, nhưng ông đã cho dựng ngôi đền này để thờ Amun-Ra.
Vua áp chót là Seqenenre Tao II củng cố quân đội và phát động chiến tranh chống quân Hyksos để giải phóng đất nước. Thời Seqenenre Tao, ông gửi sứ giả sang vương quốc Hyksos của vua Apophis để cống nạp hà mã và một loạt các vật cống nạp khác, chịu các lời lăng mạ sỉ nhục từ giặc Hyksos. Ông dường như đã tổ chức các chiến dịch quân sự chống lại kẻ địch Hyksos, và ông đã chiến đấu cho đến khi tử trận tại chiến trường vào năm 1558 TCN (xác ướp hiện lưu ở Bảo tàng Cairo). Con trai lớn của ông là Kamose (1554 - 1549 TCN) lên ngôi và tuyên bố bắt đầu chiến tranh vào năm cai trị thứ ba của ông này. Những tuyên bố này được Kamose ghi rõ lại trong văn bia kể về chiến dịch quân sự của ông chống lại người Hyksos, nó tuyên bố chiến tranh với người Hyksos cũng như bất cứ người Ai Cập nào hợp tác với người Hyksos: “ta sẽ đốt rụi nhà cửa của bọn mi, bởi tội lỗi của bọn bây gây ra khi phục vụ cho người Châu Á chống lại Ai Cập, những người chủ của bọn mi..” Thái độ dứt khoát đó cổ vũ tinh thần chống ngoại xâm và làm tăng sự oán giận chống lại những người hợp tác với kẻ thù. Sự thật thì nòng cốt quân đội của người Hyksos tập trung xung quanh đội quân chiến xa và một ít bộ binh. Phần nhiều trong quân đội của họ là bộ binh người Ai cập đến từ các tỉnh lị ủng hộ họ. Cuộc đột kích này của Kamose có lẽ được tiến hành bất ngờ do sự thiếu chứng cứ về sự đụng độ một lực lượng lớn quân đội của người Hyksos. Kamose đã chiếm được rất nhiều thuyền đầy ắp vũ khí mà ông dùng để chèo thẳng đến tấn công thủ phủ Avaris phái đông châu thổ. Cùng lúc đó, ông cũng phái quân đánh Nubia luôn. Ở phía Bắc, sau khi tiến quân về phía bắc Nefrusy, binh lính của Kamose bắt được một sứ giả mang một bức thư từ vua Awoserre Apopi của người Hyksos tại Avaris gửi cho đồng minh của ông ta, vua của Kush, yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp chống lại Kamose. Kamose ngay lập tức ra lệnh cho một đội quân của mình đánh chiếm và tàn phá ốc đảo Bahariya ở sa mạc phía tây, vốn có vai trò kiểm soát các tuyến đường sa mạc bắc-nam. Kamose ra lệnh làm điều này để nhằm bảo vệ hậu phương của ông. Kamose sau đó gương buồm về phía nam quay về Thebes, và tổ chức một buổi lễ mừng chiến thắng sau những thành công quân sự chống lại người Hyksos. Cũng như vua cha, Kamose chiến thắng nhiều trận nhưng bị quân Hyksos giết tại trận. Sau khi ông mất, em trai ông, Ahmose I, đã giành được độc lập cho Ai Cập thoát khỏi tay người Hyksos.
Ahmose I lên ngôi khi vẫn chỉ là đứa trẻ, nên mẹ ông là Thái hậu Ahhotep nhiếp chính cho ông đến tuổi trưởng thành. Thời Ahmose, quân đội Ai Cập tiến hành các chiến dịch tấn công khắp các vùng châu thổ. Theo văn bia của Ahmose, con trai của Ebana ghi chép này thì Ahmose I đã chỉ huy ba cuộc tấn công nhằm vào Avaris, kinh đô của người Hyksos, nhưng cũng đã phải dập tắt một cuộc nổi loạn nhỏ ở phía nam Ai Cập. Sau này, trong cuộc tấn công thứ tư, ông đã chinh phục thành phố. Ông đã hoàn tất chiến thắng của mình trước người Hyksos bằng việc chinh phục thành trì vững chắc của họ, Sharuhen,gần Gaza sau một cuộc vây hãm kéo dài ba năm. Quân Hyksos chính thức bị đánh bại vào năm cai trị thứ 18 - 19 của Ahmose. Ahmose chính thức lập vương triều mới - vương triều XVIII


g. Thời Tân vương quốc
* Vương triều XVIII:
Ahmose I lên ngôi vào năm 1550 TCN khi mới khoảng 10 tuổi và đóng đô ở Thebes, nên mẹ ông là Thái hậu Ahhotep nhiếp chính cho ông đến tuổi trưởng thành. Bà đã củng cố hiệu quả nền tảng quyền lực Thebes trong những năm trước khi Ahmose có thể tự mình quyền cai trị, khiến vua Hyksos áp chót là Apepi II đã bị kiềm chế ở khu vực đồng bằng châu thổ trong thời gian nhiếp chính của Ahhotep. Đến năm cai trị thứ 11 của vua Hyksos cuối cùng là Khamudi, quân Ai Cập khởi sự tiến đánh Hyksos. Các tài liệu quá ít nên không cho biết rõ quá trình tiến đánh như thế nào, ngoài cuộn giấy cói toán học Rhind có ghi vài chi tiết nhỏ: "Năm cai trị thứ 11, tháng thứ hai của Shomu, Heliopolis đã bị chiếm. Tháng đầu tiên của akhet, ngày 23, hoàng tử miền nam này đã phá vỡ Tjaru". Quyển nhật ký của người lính tham gia trận chiến là Ahmose ghi nhận: nhà vua đã chỉ huy ba cuộc tấn công nhằm vào Avaris, kinh đô của người Hyksos, nhưng cũng đã phải dập tắt một cuộc nổi loạn nhỏ ở phía nam Ai Cập. Sau này, trong cuộc tấn công thứ tư, ông đã chinh phục thành phố. Tài liệu khắc trên đá cũng ghi: vua Ahmose I đánh tan quân Hyksos vào năm cai trị thứ 18 - 19 của ông này. Sau khi đánh bại Hyksos, Ahmose I tiến hành một chiến dịch vào năm cai trị thứ 22 của mình và đã tiến tới Djahy ở Levant và có lẽ đã tới tận sông Euphrates. Ông cũng nhanh chóng dập tắt hai cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Nubia do Aata, Teitan lãnh đạo; ban thưởng cho các lãnh chúa địa phương có công giúp ông tái lập vương quốc. Ahmose I khôi phục lại việc khai mỏ và có quan hệ buôn bán tốt với các vùng đất của Crete, xây dựng lại nhiều công trình lớn và cả Kim Tự Tháp.
Ahmose I mất năm 1525 TCN, con trai thứ là Amenhotep I lên ngôi vua. Ít lâu sau, ông đã chỉ huy một đạo quân xâm lược và đánh bại quân đội Nubia, đánh qua Kush và tiến tới thác nước thứ ba. Một tài liệu khác cũng ghi nhận Amenhotep I dẫn quân tiến sang phía tây, đánh bại một bộ lạc người Lybia. Ở phía bắc vương quốc, Amenhotep I dẫn quân tiến danh và duy trì được ảnh hưởng của mình ở vùng Levant; và có tấn công Mitanni. Thời Amenhotep I chứng kiến sự phát triển của văn hóa Ai Cập cổ đại: nhà vua lập một làng nghề chuyên làm đồ thờ cúng cho nghĩa địa của quốc gia; các sách "Sách về cái chết của Ai Cập" ghi chép cách làm tang lễ, sách giấy Papurus Eber là tài liệu y học có giá trị. Thời Amenhotep I, Amenenheb đã sáng tạo ra đồng hồ nước đầu tiên. Về kiến trúc, ra lệnh cho vị kiến trúc sư Ineni mở rộng đền Karnak; cho xây dựng một nhà nguyện thiêng liêng của Amun bằng đá thạch cao tuyết hoa và một bản sao nhà nguyện trắng của Senusret III. Amenhotep I cũng cho xây dựng nhiều ngôi đền khác ở Thượng Ai Cập như tại Elephantine, Kom Ombo, Abydos, và đền thờ Nekhbet. Amenhotep I mất đột ngột mà không có người thừa kế trực tiếp vào năm 1506 TCN, vị tướng lĩnh Thutmose lên kế vị.
Vừa lên cầm quyền, Thutmose I lập tức dẫn quân đàn áp thành công cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nubia chống Ai Cập và sát hại được vua Nubia. Sau chiến dịch đó, ông tiếp tục lãnh đạo một cuộc viễn chinh lần thứ hai ở Nubia vào năm thứ ba của ông, và ra lệnh nạo vét con kênh ở thác nước thứ nhất, vốn được xây dựng dưới triều vua Senusret III của Vương triều thứ 12 - nhằm tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn tới thượng nguồn từ Ai Cập đến Nubia. Trong năm cai trị thứ hai của Thutmose I, ông xây dựng một pháo đài ở Tombos, gần thác nước thứ ba, như một cách xác định việc mở rộng sự hiện diện của quân đội Ai Cập, mà trước đó đã dừng lại tại Buhen, ở thác nước thứ hai. Cũng trong năm cai trị thứ hai, Thutmose I đem quân tiến tới sông Euphrates. Đến năm thứ tư của Thutmose I, ông đàn áp một cuộc khởi nghĩa nữa ở Nubia và đặt phó vương cai trị ở đó. Ông cho xây dựng nhiều công trình lớn, mở rộng đền Karnak. Thutmose I mất năm 1493 TCN và con trai Thutmose còn nhỏ lên ngôi, người chị khác mẹ (cũng là vợ của tân Pharaoh) là Hatshepsut làm Nữ hoàng (nhiếp chính).
Đồng cai trị với em trai (cũng là chồng) là Thutmose II, Hatshepsut được xem là Nữ hoàng thứ tư của Ai Cập cổ đại sau Merneith của vương triều I, Nimethap của vương triều III, Sobeknefru của vương triều XII (và có thể là Ahhotep của vương triều XVII), là vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập lúc đó. Thời Hatshepsut, bà đã khôi phục lại ngoại thương vốn bị ngắt quãng dưới thời Hyksos xâm chiếm; thám hiếm xứ Punt rồi mang về nhiều hương liệu quý giá - nổi bật là 31 cây trầm hương sống. Dù nhiều nhà Ai Cập học đã cho rằng chính sách đối ngoại của bà chù yếu là hoà bình, có bằng chứng cho thấy Hatshepsut đã chỉ huy những chiến dịch quân sự thành công tại Nubia, miền Cận Đông, và Syria trong những năm đầu cầm quyền. Hatshepsut là một trong những người tiến hành nhiều công trình xây dựng nhất thời Ai Cập cổ đại, với hàng trăm dự án xây dựng ở khắp đất nước. Bà cho xây dựng những công trình tưởng niệm tại Đền Karnak. Bà cũng tái lập Khu đền thờ Mut (đại nữ thần Ai Cập cổ đại) nguyên thuỷ tại Karnak. Hatshepsut qua đời, ở thời điểm chúng ta sẽ gọi là tuổi trung niên xét theo tuổi thọ đặc trưng hiện tại, trong năm cầm quyền thứ hai mươi hai của mình; chính xác là ngày 16/1/1458 TCN
Hatshepsut qua đời, cháu (gọi bà bằng dì) là Thutmose III chính thức lên ngôi (ông lên ngôi trước đó vào năm 1479 TCN, nhưng bị dì mình là Hatshepsut khống chế). Vào năm cai trị thứ hai của Thutmose III, ông ban thánh chỉ lệnh cho Phó vương xứ Kush xây dựng một đền thờ ở Semna để thờ thần Dedun. Đến năm cai trị thứ 22, Thutmose III tiến hành hơn 10 chiến dịch tấn công vào vùng Cận Đông: tại chiến dịch thứ nhất, các thân vương Syria đã tụ hợp thành một liên minh với minh chủ thân vương xứ Kadesh chuẩn bị đưa quân xâm lăng Ai Cập. Dưới sự chỉ huy của Minh chủ Thân vương xứ Kadesh, liên quân các nước hội quân tại pháo đài Megiddo. Thutmose III quyết định tiến quân theo con đường trên dãy núi Carmel đầy nguy hiểm nhằm có thể bất ngờ tấn công quân địch. Tuy nhiên, liên quân đã có thể rút về pháo đài do quân Ai Cập thay vì truy kích kẻ địch lại nhân thắng lợi đi cướp bóc. Phải mất vài tháng vây hãm, pháo đài này mới chịu đầu hàng. Đỉnh cao sự nghiệp quân sự của vị Pharaon là chiến dịch thứ tám diễn ra trong năm thứ 33. Thutmose tiến quân tới tận sông Euphrates sâu trong lãnh thổ của vương quốc Mitanni. Để có thể cung cấp quân nhu cho quân đội một cách nhanh chóng và linh hoạt, ông đã hạ lệnh cho các nghệ nhân Phoenicia có kinh nghiệm đóng những con tàu nhỏ, sử dụng những chiếc xe bò, để có thể vận chuyển những con tàu qua đường đất từ Byblos đến Euphrates; nhanh chóng đánh bại Mitanni mà không vấp phải khó khăn nào. Vào năm thứ 35 và 42 của Thutmose III, quân Ai Cập hai lần phá tan các cuộc xâm nhập của quân đội Mitanni. Về phía nam Đế quốc Ai Cập, Thutmose III bành trướng lâu bền ra khỏi thác nước thứ 4. Địa đầu phía nam nằm tại Gebel Barkal ("Núi tinh khiết"), cùng với Napata như là một địa điểm biên giới và cơ sở thương mại.
Amenhotep II lên ngôi năm 1427 TCN lúc 18 tuổi sau khi cha là Thutmose III qua đời, ông liền chuẩn bị chiến dịch đánh Mitanni. Vào năm cai trị thứ ba của ông, quân đội Ai Cập đã bị tấn công bởi đạo quân Qatna trong khi đang vượt qua con sông Orontes, nhưng ông đã giành được chiến thắng và đoạt được vô số chiến lợi phẩm, trong đó thậm chí có cả trang bị của một lính chiến xa Mitanni. Nhà vua còn nổi tiếng với sức mạnh của ông và ông được cho là đã tự tay hạ sát 7 hoàng tử nổi loạn tại Kadesh, kết thúc thành công chiến dịch Syria lần thứ nhất của mình. Vào tháng 4 năm thứ 7 của mình, Amenhotep đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy lớn ở Syria gây ra bởi các chư hầu của Naharin và ông đã phái quân đội của mình tới Levant để dập tắt nó. Chiến dịch cuối cùng của Amenhotep đã diễn ra vào năm thứ chín của ông, tuy nhiên dường như ông đã không tiến xa hơn về phía bắc so với biển Galilee. Theo danh sách chiến lợi phẩm của chiến dịch này, Amenhotep đã bắt 101.128 nô lệ, đó là rõ ràng là một con số phóng đại. Có lẽ bản danh sách này đã tính lại cả số nô lệ từ chiến dịch năm thứ 7, chẳng hạn như 15.070 công dân của Nukhash, bởi vì Amenhotep đã không tiến hành bất cứ chiến dịch nào gần Nukhash trong chiến dịch năm thứ 9 của ông. Sau chiến dịch diễn ra vào năm thứ chín của Amenhotep, quân đội Ai Cập và Mitanni không bao giờ giao chiến với nhau một lần nữa, và hai vương quốc dường như đã đạt được một sự hòa bình nhất định. Các ghi chép của Amenhotep cho biết rằng các vị vua Babylon, Hittie, và Mitanni đã phải cầu hòa và cống nạp cho ông kể từ sau năm thứ chín. Một đoạn văn thứ hai xuất hiện trên các bức tường của Karnak, nói rằng hoàng tử của Mitanni đã tới cầu hòa với Amenhotep II. Một nền hòa bình chính thức đã được duy trì giữa Amenhotep với vua của Mitanni. Sau đó, Amenhotep đã tập trung vào các vấn đề trong nước, với một ngoại lệ có thể. Một nhà nguyệm của vị phó vương Nubia dưới thời Amenhotep cho thấy Amenhotep đang nhận được cống nạp sau một chiến dịch Nubia. Về kiến trúc, ông củng cố các nhà nguyện có từ thời cha ông, và xây dựng tại Qasr Ibrim và Semna thuộc Nubia, và ra lệnh tiến hành trang trí ngôi đền tại Kalabsha. Năm 1401 TCN, Amenhotep II mất và con trai Thutmose IV kế vị.
Vừa lên cầm quyền, Thutmose IV đã đàn áp một cuộc nổi dậy nhỏ ở Nubia vào năm thứ 8 của mình (được chứng thực trên tấm bia Konosso của ông), chinh phục Syria và lập các đội tuần tra sa mạc nhỏ vốn là một phần quân đội của nhà vua nhằm bảo vệ các tuyến đường dẫn tới các mỏ vàng ở sa mạc miền Đông Ai Cập khỏi các cuộc tấn công thường xuyên của người Nubia. Thutmose IV đã thiết lập quan hệ hòa bình với Mitanni và cưới một công chúa Mitanni để đảm bảo cho liên minh mới này (được chứng thực bởi bức thư Armana của vua Mitanni là Tushratta gửi vua Amenhotep IV). Tushratta tuyên bố với Amenhotep IV rằng: “Khi [Menkheperure], cha của Nimmureya (có lẽ là Amenhotep III) viết thư cho Artatama, ông nội của ta, ngài ấy đã hỏi cưới con gái của ông nội ta, em gái của cha ta. Ngài ấy đã viết thư 5, 6 lần, nhưng ông của ta đã không đồng ý. Và chỉ tới lần thứ 7 ngài ấy viết thư cho ông nội ta, chỉ dưới áp lực như vậy, sau đó ông mới chập nhận gả bà. (EA 29). Thutmose IV duy trì xây dựng đền đài, lập các nhà nguyện. Ông mất năm 1391 TCN và con trai Amenhotep III kế vị
Lên ngôi khi còn là đứa trẻ con, Amenhotep III tiếp tục củng cố sự hùng mạnh của vương triều bằng các bức thư tín ngoại giao từ các vị vua Assyria, Mitanni, Babylon, và Hatti mà được biết đến với tên gọi các bức thư Amarna; những bức thư này ghi lại những yêu cầu thường xuyên về vàng và nhiều quà tặng khác của các vị vua này đối với pharaon. Những lá. thư này trải dài trong khoảng thời gian từ năm 30 của Amenhotep III cho đến ít nhất là cuối vương triều Amenhotep IV. Hoạt động quân sự duy nhất được ghi nhận của nhà vua là Amenhotep III thân đi đánh người Kush "mang lòng dạ tráo trở" và giành chiến thắng; trận chiến được miêu tả lại với sự nhấn mạnh tài năng quân sự của ông cùng với sự cường điệu điển hình được sử dụng bởi các pharaon. Amenhotep III đã tổ chức ba lễ hội Sed lần lượt vào năm thứ 30, năm thứ 34, và năm 37 tại cung điện mùa hè của ông tại Malkata ở Tây Thebes. Cuối thời trị vì của mình, ông cho con trai là Amenhotep đồng cai trị. Nhưng có lẽ tân vương Amenhotep mất lòng lân bang khi bị vua Mitanni than phiền: Một lá thư từ các kho lưu trữ trong cung điện Amarna có niên đại năm 2- chứ không phải là năm 12 -dưới vương triều Akhenaten từ vua Mitanni, Tushratta, (thư Amarna EA 27) vẫn còn lưu giữ một lời phàn nàn về việc Akhenaten không tôn trọng lời hứa của cha ông ta đó là gửi cho Tushratta bức tượng làm bằng vàng ròng như một phần của hồi môn đổi lại việc ông ta gả con gái mình, Tadukhepa, cho pharaon. Amenhotep III qua đời năm 1353 TCN vì bệnh nặng và con thứ Amenhotep chính thức cai trị.
Amenhotep IV lên ngôi vua Ai Cập trong tình cảnh Ai Cập suy yếu trầm trọng. Ông bắt đầu tiến hành cải cách tôn giáo bằng cách hủy bỏ tôn giáo thờ thần A-môn và thay vào là thờ thần A-tôn: lúc đầu, Amenhotep IV cùng hoàng hậu Nefertiti vẫn tôn trọng Đại tư tế A-môn, nhưng ông bắt đầu xây dựng một ngôi đền dành riêng cho thần Aten ở phía đông Karnak. Ngôi đền này được gọi là Gempaaten ("Thần Aten được thấy trong lãnh địa của Aten"). Gempaaten còn gồm một loạt những công trình, bao gồm cả một cung điện và một cấu trúc gọi là Benben Hwt (đặt tên theo khối đá Benben) được dành riêng cho Nữ hoàng Nefertiti. Các ngôi đền thờ thần Aten khác được xây dựng tại Karnak trong thời gian này bao gồm Rud-menu và Teni-menu. Vào năm trị vì thứ năm của mình, Amenhotep IV đã tiến hành những bước đi quyết định để hợp thức hóa Aten trở thành vị thần duy nhất của Ai Cập: vị pharaon này "bãi bỏ các chức tư tế của tất cả các vị thần khác... và chuyển lợi tức từ những giáo phái này sang cho thần Aten ". Vào ngày 13, Tháng 8, năm thứ năm dưới triều đại của mình, nhà vua đã đến địa điểm thành phố mới Akhetaten (ngày nay gọi là Amarna). Một tháng trước đó Amenhotep IV đã chính thức đổi tên thành Akhenaten. Một cách chắn chắn là theo thời gian dần trôi, ông đã sửa đổi tên của thần Aten cùng với các ngôn ngữ tôn giáo khác, để nhằm loại bỏ một cách dần dần những gì liên quan đến các vị thần khác; và vào một thời điểm nào đó, ông cũng đã bắt tay vào việc xóa bỏ tên của vị thần truyền thống trên quy mô lớn, đặc biệt là của thần A-môn. Một số vị quan của ông đã thay đổi tên của họ bằng cách loại bỏ tên của những vị thần bảo trợ khác ra khỏi tên của họ rồi thay thế bằng tên của thần Aten (hoặc thần Ra, vị thần được Akhenaten đồng nhất với Aten). Cuộc cải cách này vấp phải phản đối kịch liệt của phần lớn quan lại và dân chúng: ở chính Amarna, một số vị quan vẫn giữ lại những tên gọi như Ahmose ("con của thần mặt trăng"), nghệ sĩ có tên gọi là Thutmose ("con của thần Thoth"). Một số lượng lớn các lá bùa bằng sứ được tìm thấy ở Amarna còn cho thấy rằng những lá bùa của các vị thần sinh nở và gia đình là Bes và Taweret, con mắt của Horus, cùng những lá bùa của các vị thần truyền thống khác, vẫn được người dân đeo một cách công khai. Về đối ngoại, Amenhotep IV gặp rất nhiều khó khăn với lân bang: Vào đầu triều đại của mình, Akhenaten đã mâu thuẫn với Tushratta, vua của Mitanni, vị vua này đã cầu xin sự ủng hộ từ vua cha của ông để nhằm chống lại người Hittite. Tushratta phàn nàn trong nhiều bức thư rằng Akhenaten đã gửi cho ông ta những bức tượng được mạ vàng thay vì những bức tượng được làm bằng vàng ròng. Tương tự như thế, trước sự lớn mạnh của nước Hittites thời vua vị vua hùng mạnh Suppiluliuma I, vua của Byblos là Rib-Hadda đã viết tổng cộng 60 bức thư cho Akhenaten để cầu xin sự trợ giúp đến từ pharaon để chống lại quân Amurru đang đánh phá biên giới phía bắc vương quốc; và pharaoh lập tức từ chối giúp đỡ. Rib-Hadda cuối cùng sẽ phải trả giá cho điều này: ông ta bị trục xuất khỏi Byblos bởi một cuộc chính biến được tiến hành bởi người em trai là Ilirabih - về sau ông này bị giết chết ở nước ngoài. Moran thống kê hơn 380 bức thư thời Armana của Amenhotep IV thấy có nhiều bức thư của từ các chư hầu của Ai Cập báo tin cho vị pharaon biết được rằng họ đã làm theo những chỉ thị của ông: "Thần thực sự tự mình phủ phục dưới chân của đức vua, chúa tể của thần, vị thần của thần (...) Thần thực sự đang canh gác vùng đất của đức vua, vị chúa tể của thần, mặt trời của bầu trời, nơi thần đang ở, và tất cả những điều mà đức vua, vị chúa tể của thần, đã viết cho thần, thần thực sự đang thực hiện - tất cả mọi thứ! Vậy thần là ai, một con chó, và đâu là nhà của thần... và bất cứ việc gì thần được sai khiến, mà là mệnh lệnh của đức vua, chúa tể của thần, mặt trời từ bầu trời, chẳng nhẽ lại không nên luôn luôn tuân theo? "(EA 378). Sau khi Rib-Hadda trung thành bị sát hại bởi sự xúi giục của Aziru, Akhenaten đã gửi một lá thư đầy giận dữ đến cho Aziru, với một sự kết tội được ám chỉ rõ ràng về sự phản bội công khai của ông ta. Akhenaten đã cố gắng duy trì sự kiểm soát của Ai Cập đối với khu vực trung tâm của Đế quốc Cận Đông (mà bao gồm khu vực ngày nay là Israel cũng như khu vực ven biển của người Phoenicia) đồng thời tránh xung đột với đế quốc Hittites. Akhenaten đã qua đời vào năm trị vì thứ 17 của mình (năm 1334 TCN), con trai lên ngôi còn nhỏ nên vợ là Nefertiti cai trị thay ông. Cùng với sự qua đời của Akhenaten, giáo phái thờ cúng thần Aten mà ông sáng lập đã dần dần mất đi sự ủng hộ. Tutankhaten sau này đã đổi tên thành Tutankhamun vào năm trị vì thứ hai của ông ta (1332 TCN) và từ bỏ thành phố Akhetaten, mà cuối cùng thì cũng rơi vào tình trạng đổ nát.
Neferneferuaten lên ngôi Nữ hoàng Ai Cập được 2 năm, trị vì cùng Smenkhkhare đến năm 1333 TCN thì bị lật đổ. Người đồng cai trị là Smenkhkhare đã cai trị thêm một thời gian nữa, rồi qua đời.
Em trai là Tut lên ngôi năm 1333 TCN khi mới khoảng 9 tuổi, đặc biệt trọng dụng những cận thần đầy quyền lực bên cạnh, được cho là bao gồm tướng Horemheb và tể tướng Ay. Vào năm trị vì thứ ba của mình, Tutankhamun đã cho hủy bỏ những thay đổi được thực hiện trong suốt vương triều của vua cha. Ông kết thúc sự thờ thần cúng thần Aten và khôi phục lại địa vị tối cao cho thần Amun. Lệnh cấm sự thờ cúng thần Amun đã được dỡ bỏ và các đặc quyền truyền thống dành cho tầng lớp tư tế đã được khôi phục. Kinh đô đã được dời về lại Thebes và thành phố Akhetaten bị từ bỏ. Ông còn thay đổi tên của mình thành Tutankhamun, "Hiện thân sống của Amun". Nhà vua còn bắt đầu các dự án xây dựng như là một phần trong quá trình khôi phục của ông, đặc biệt là tại đền Karnak ở Thebes, tại đây ông đã dành riêng một ngôi đền cho thần Amun. Nhiều tượng đài đã được dựng lên, và một dòng chữ trên cửa ngôi mộ của ông đã tuyên bố rằng nhà vua đã "sống cuộc đời của mình theo hình tượng của các vị thần". Các lễ hội truyền thống đã được tổ chức trở lại như lễ hội có liên quan đến thần bò Apis, Horemakhet, và lễ hội Opet. Về ngoại giao, Tutakhamun khôi phục lại các mối quan hệ với lân bang, đặc biệt là với người Mitanni. Bằng chứng về sự thành công của ông đã được đề xuất từ những món quà từ các quốc gia khác nhau được tìm thấy trong lăng mộ của ông. Bất chấp những nỗ lực nhằm cải thiện các mối quan hệ của ông, những trận chiến với người Nubia và các dân tộc châu Á khác đã được ghi lại trong ngôi đền an táng của ông tại Thebes. Nhà vua mất năm 19 tuổi trong một trận chiến vào năm 1323 TCN, vì bệnh do hậu quả của hôn nhân cận huyết - cha mẹ ông là hai anh chị em ruột. Hoàng hậu của vua Ai Cập là Ankhesenamun sau đó đã viết thư gửi cho vua Suppiluliuma I của người Hittites, thỉnh cầu với ông ta rằng liệu bà có thể kết hôn với một người con trai của ông ta được hay không. Bức thư không nhắc tới việc Tutankhamun đã qua đời như thế nào. Ankhesenamun đã nói rằng bà đã rất lo sợ nhưng sẽ không lấy bất cứ cận thần nào của mình. Tuy nhiên, vị hoàng tử này đã bị sát hại trước khi có thể đến nơi. Ngay sau đó, Ay đã cưới vợ góa của Tutankhamun và trở thành vị pharaon tiếp theo. Đồng thời đã có một cuộc chiến tranh nổ ra giữa hai nước và Ai Cập đã bị thua trận
Năm 1323 TCN, tể tướng Ay lên ngôi pharaoh tiếp theo. Ay tiếp tục đóng đô ở Thebes (Ai Cập). Ông qua đời năm 1320 TCN và con rể là tướng Horemheb kế vị. Vừa lên ngôi năm 1320 TCN, Horemheb đã cải tổ Nhà nước, đồng thời phá hủy các tượng đài của Akhenaten, và dùng tàn tích của chúng cho việc thực thi các công trình xây dựng của chính ông, và cướp đoạt các công trình của Tutankhamun và Ay. Có lẽ Horemheb không có con và ông đã bổ nhiệm quan Tể tướng Paramesse làm người kế vị ông - đó là vua Ramesses I sau này. Ông băng hà năm 1292 TCN và viên tể tướng lên ngôi, sáng lập ra vương triều tiếp theo

* Vương triều XIX:
Ramesses I lên ngôi vào năm 1292 TCN và lập tức bổ nhiệm con trai của mình, sau đó là pharaon Seti I, là Thái tử và được lựa chọn làm người kế nhiệm. Seti đã được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động quân sự đặc biệt trong thời gian này, một cố gắng để thu hồi một số đất đai của Ai Cập bị mất ở Syria. Ramesses đã phụ trách các vấn đề trong nước: đáng nhớ nhất, ông hoàn thành cửa tháp thứ hai tại đền Karnak, bắt đầu dưới thời Horemheb. Ông qua đời năm 1290 TCN, con trai Seti I kế vị.
Vua Seti I cai trị đến năm 1279 TCN, và có ít tài liệu về những hoạt động của ông trong thời gian cai trị. Sau khi phụ vương băng hà, Seti phải đối đầu với nhiều cuộc tấn công của người Hittite. Ông đã cho tái hiện những chiến công hào hùng của mình tại đền thờ Amun ở Karnak. Trong các năm tiếp theo, Seti nhiều lần tiến đánh Tây Á, Libya và Nubia để tái khẳng định chủ quyền trên Canaan và Syria. Thành tựu lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Seti I là chiếm lấy thành Kadesh của Syria và lãnh thổ lân cận của Amurru từ Đế quốc Hittite. Ai Cập đã đánh mất Kadesh kể từ vương triều của Akhenaten. Tutankhamun và Horemheb đã thất bại trong việc chiếm lại thành phố từ người Hittite. Seti I đã thành công trong việc đánh bại một đội quân Hittite đã cố gắng để bảo vệ thành phố. Ông tiến vào thành phố trong chiến thắng cùng với con trai Ramesses II của mình và dựng lên một tấm bia chiến thắng tại nơi đây. Seti mất khi chưa được 40 tuổi. Ông có lẽ mất vì căn bệnh tim. Sinh thời ông cao khoảng 1.7 mét. Con thứ là Ramesses kế vị.
Ramesses chính thức lên ngôi vào ngày 31 tháng 5 năm 1279 TCN và cai trị đến năm 1213 TCN, hiệu Ramesses II (hay Ramses II) Đại đế. Khi lên ngôi mới được 5 năm (1275 TCN), Ramesses II nảy ra ý định đánh chiếm thành Kadesh của người Hittites với 20 nghìn quân tại Syria. Ông đã suýt thua vua Muwatallis II có đến 40 nghìn quân đang mai phục chờ đợi. Toán quân trinh thám của Ramesses đã không hoàn thành nhiệm vụ và đoàn chiến xa của ông bị đánh úp. Thình lình thần Amun lại mỉm cười đem lại may mắn cho ông, viện quân Ai Cập tràn đến. Vua Muwatalli II bất lực nhìn đoàn quân hùng hậu của mình tháo chạy trước vị pharaon trẻ tuổi, quân Hitties sợ hãi nhảy xuống sông chạy trốn. Sau khi điểm lại quân số thì hai bên mới biết không ai đẩy lùi được ai, nhưng Ramesses II đã tuyên bố thắng trận và trở về quê hương. Năm 1259 TCN, Ramesses ký hòa ước với người Hittites. Đây là bản hòa ước sớm nhất trong lịch sử còn được bảo lưu tới ngày nay. Năm 1254 TCN, vua Hittites là Hattusilis III đã gả con gái của mình cho Ramesses II, như một động thái hòa bình trên danh nghĩa. Đó chính là Vương hậu Maathorneferure, một trong bảy bà vợ được sắc phong của Ramesses II. Về kiến trúc, ông cùng cha đã xây dựng thủ đô Thebes (Ai Cập) trở thành một thành phố tinh thần tối linh thiêng của người Ai Cập. Tại đây có đền Karnak, nơi được xem là linh địa mà thần Amun, vị thần vĩ đại và được tôn kính nhất ra đời. Đền cột ở Karnak được tu bổ mở mang, dựng lên Abu Simbel, được đục ngay vào sườn núi cách Cairo hơn 1000 km về hướng Nam. Hầu như đô thị Ai Cập nào cũng được Ramesses II xây dựng thêm thật nhiều đền đài. Ông còn cho xóa tên nhiều vị pharaon tại các đền thờ cổ và cho khắc tên mình vào thay thế. Sau này, khi đã ngoài 40, Ramesses II bỏ việc chinh phạt Hitties nhưng vẫn say sưa trong việc xây cất. Ông bắt đầu cho dựng ngôi đền vĩ đại Abu Simbel trên đất Nubia thù địch. Có đến 4 bức tượng của ông cao đến 67 bộ được tạc trên vách núi, phía dưới là một ngôi đền khổng lồ được đào sâu vào chân núi đến 160 bộ. Đền này có tượng thờ thần Amun và Ramesses II, được kiến trúc một cách độc đáo đến nỗi mỗi năm 2 lần.
Sau khi cha qua đời, Thái tử Merneptah lên ngôi vào cuối tháng 7/1213 TCN. Vừa lên cầm quyền, ông dời đô về Memphis và chỉ huy quân Ai Cập mở các chiến dịch đánh người Libya, nhũng người-với sự giúp đỡ của Hải nhân (Sea Peoples), đã đe dọa Ai Cập ở phương Tây. Vào năm trị vì thứ năm của ông, Merneptah dẫn đầu chiến thắng 6 tiếng trận đánh trong năm trị vì thứ năm của ông đối với lực lượng Libya và Hải nhân ở thành phố Perire. Merneptah bị viêm khớp và xơ cứng động mạch của tuổi già và mất ngày 2 tháng 5 năm 1203 TCN. Con trai Seti II còn thiếu niên lên ngôi, nhưng bị đe dọa bởi một vị vua Thượng Ai Cập là Amenmesse.
Merneptah mất, Ai Cập hỗn loạn với hai vua cũng cai trị. Trong thời gian Seti còn thiếu niên, pharaoh Amenmesse chính thức nắm quyền từ năm 1203 TCN và công khai chống đối vương triều Memphis của Seti trong năm thứ hai và thứ tư thời Seti trị vì; giữ vững ảnh hưởng của Ai Cập ở Nubia. Quân đội hoàng gia Memphis chống đánh quyết liệt và giết dần các bộ hạ của Amenmesse - nhất là viên quản đốc thân tín của ông này là Neferhotep bị giết trong thời gian pharaoh cai trị. Amenmesse bị Seti II đánh bại hoàn toàn vào năm 1198 TCN
Sau khi đánh bại đối thủ, Thái tử Seti II chính thức kế vị. Seti đã cất nhắc và đưa đại thần Bay làm người tin cậy của mình; đồng thời cho mở rộng khai thác quặng đồng tại thung lũng Timna và cho xây một đền thờ nữ thần Hathor. Ông cũng cho dựng một đồn canh tại tháp môn thứ hai và 3 nhà nguyện nhỏ để thờ Bộ ba Theban - Amun, Mut và Khonsu tại đền Karnak. Mặc dù có chiến tranh với vị vua tranh ngôi, nhưng thời Seti II vẫn phát triển mạnh về văn hóa: cuộn giấy cói "Chuyện về hai anh em", một câu chuyện thần thoại kể về 2 anh em là con của thần tiên; cuộn giấy ghi lại việc xét xử Paneb, một người thợ tại Thebes vì tội trộm cắp. Seti II mất năm 1197 TCN và con trai là Siptah kế ngôi.
Siptah lên ngôi từ 1197 - 1191 TCN và làm suy yếu quyền lực của Đại pháp quan Bay. Ông mất khi mới 16 tuổi, mẹ ông là Thái hậu Twosret lên ngôi.
Thời Twosret, theo cuộn giấy Papyrus Harris I (văn thư ghi lại những sự kiện chính vào thời này), bà đã thông đồng với một bạo chúa tên Irsu, mặc cho hắn cướp phá dân chúng. Về sau, Isru bị Setnakhte giết chết. Bà cũng cho xây dựng nhiều công trình lớn. Bà bị lật đổ năm 1189 TCN và viên tướng kế vị, lập ra vương triều XX

* Vương triều XX:
Mở đầu là Setnakhte, người cướp ngôi vua cuối cùng của vương triều XIX và cai trị từ 1189 - 1186 TCN. Theo ghi chép của cuộn Papyrus Harris, ông đã đánh tan một cuộc khởi nghĩa của nhân dân và tổ chức lại chính quyền mới, xây dựng các đền đài linh thiêng, dâng tế phẩm cho họ theo những quy định của họ. Ông mất và con trai Ramesses III kế ngôi.
Ramesses III cai trị từ tháng 3/1186 đến tháng 4/1155 TCN, thời kỳ Ai Cập rất hỗn loạn và bị ngoại bang bao vây chống phá. Trong 8 năm của vương triều mình,những dân tộc từ biển như Peleset, Denyen, Shardana, Weshwesh của biển, và Tjekker, xâm lược Ai Cập từ cả trên bộ và biển. Ramesses III đã chiến thắng họ trong 2 trận đánh lớn trên đất liền và trên biển. Mặc dù người Ai cập có tiếng là những thủy thủ kém nhưng họ đã chiến đấu ngoan cường. Ramesses đã xếp trên bờ hàng loạt các cung thủ, những người đã liên tục bắn tên vào các tàu địch khi họ đã cố gắng tiếp cận bờ sông Nile. Sau đó, hải quân Ai Cập đã tấn công bằng cách dùng móc để tiếp cận tàu địch. Và trong cuộc hỗn chiến tàn bạo mà xảy ra sau đó, các dân tộc miền biển đã hoàn toàn bị đánh bại. Ramesses III tuyên bố rằng ông đã chinh phục các dân tộc miền biển này và định cư họ ở miền nam Canaan. Ramesses III cũng phải chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược từ những bộ lạc Libya trong hai chiến dịch lớn ở phía Tây đồng bằng châu thổ của Ai Cập vào năm cai trị thứ 6 và 11 tương ứng. Hao phí lớn từ những trận chiến liên miên dần làm cạn kiệt quốc khố Ai Cập và góp phần vào sự suy tàn dần dần đế quốc Ai Cập ở châu Á. Mức độ nghiêm trọng của những khó khăn này được nhấn mạnh từ thực tế đó là các cuộc đình công đầu tiên được biết đến trong lịch sử xảy ra vào năm 29 dưới vương triều của Ramesses III, khi khẩu phần thức ăn dành cho những thợ thủ công và những người thợ xây dựng các lăng mộ hoàng gia của Ai Cập ở làng Set Maat her imenty Waset (bây giờ gọi là Deir el Medina), không thể được cung cấp đầy đủ. Ít lâu sau, hiện tượng khói bụi trong không khí (có thể là do đợt phun trào của Hekla 3) ngăn cản phần lớn ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất và ngăn cản sự phát triển của các cây trồng trong gần hai toàn thập kỷ cho đến năm 1140 TCN. Dẫn đến việc gia tăng đáng kể giá ngũ cốc dưới các vương triều sau này. Cuối thời Ramesses III, một âm mưu từ hậu cung của hoàng gia nhằm vào ông trong một buổi lễ tại Medinet Habu. Âm mưu này do Tiye chủ mưu, bà ta là một trong ba người vợ nổi tiếng của ông (hai người kia là Tyti và Iset Ta-Hemdjert), nhằm mục đích đưa con trai của bà lên kế vị ngai vàng. Những kẻ chủ mưu đã cho người ám sát Ramesses III; nhưng âm mưu này bị phá tan và những kẻ chủ mưu bị đưa ra xét xử. Con trai thứ là Ramesses IV kế vị ông.
Ramesses IV vừa lên ngôi đã cho xử tử hết tất cả bè lũ thứ phi Tiye, kể cả người em Pentawer, theo cuộn giấy cói ghi lại phiên tòa xét xử. Không rõ kết cục của Tiye. Vào buổi đầu trị vì, Ramesses IV đã cho mở rộng nhiều công trình ở Deir el-Medina và cho người đến khai thác các mỏ đá ở Wadi Hammamat và Sinai. Một bia đá tại Wadi Hammamat đánh dấu một cuộc khai phá với quy mô lớn nhất tại đây vào năm thứ ba của Ramesses IV - gồm 5.000 binh lính, 2.000 tư tế từ khắp các đền thờ thần Amun, 130 công nhân và thợ khai thác đá, 800 người khác thuộc những tầng lớp khác nhau như người lao động, nô lệ, tù binh... Nhà vua còn cho mở rộng Đền thờ thần Khonsu tại Karnak và xây dựng một đền thờ bên cạnh đền của nữ hoàng Hatshepsut. Ramesses IV ở ngôi được khoảng 6 năm rưỡi thì băng hà (năm 1149 TCN), con trai độc nhất là Ramesses V lên ngôi.
Ramesses V trị vì trong khoảng 1149 - 1145 TCN. Vương triều của ông được ghi dấu bởi sự phát triển quyền lực mạnh mẽ của các tư tế đền thờ Amun, vốn kiểm soát rất nhiều đất đai và nền tài chính của quốc gia. Cuộn giấy cói Turin 1887 đã ghi lại một vụ bê bối tài chính trong thời gian cầm quyền của ông có liên quan đến các tư tế của Elephantine. Cuộn giấy cói Turin Cat. 2044 nói rằng những người thợ của Deir el-Medina đã ngừng làm việc tại ngôi mộ KV9 của Ramesses V trong năm cai trị đầu tiên của nhà vua bởi vì sợ hãi "kẻ thù", đó là các cuộc cướp phá có lẽ từ người Libya, họ đã tiến đến thị trấn Per-Nebyt và "thiêu sống người dân". Một cuộc tấn công khác của đám cướp này vào thành Thebes được ghi lại một vài ngày sau đó. Điều này cho thấy rằng nhà nước Ai Cập đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo sự an toàn đối với những công nhân xây mộ và bỏ mặc dân chúng đơn độc trong thời gian khó khăn này. Ông bị một người anh em họ là Ramesses truất ngôi, mất không lâu sau đó.
Ramesses VI lên ngôi và cai trị trong 8 năm tiếp theo, Ai Cập suy sụp hẳn. Trong hai năm đầu tiên sau lễ đăng quang của mình, Ramesses VI đã chặn đứng được những cuộc đột kích thường xuyên của người Libya hoặc những kẻ cướp người Ai Cập ở Thượng Ai Cập và chôn cất vị tiên vương của ông trong một ngôi mộ chưa được biết đến thuộc khu nghĩa trang Thebes. Thời ông cầm quyền, Ai Cập đã đánh mất quyền kiểm soát các thành trì cuối cùng của nó ở Canaan vào khoảng thời gian dưới triều đại của Ramesses VI. Mặc dù người Ai Cập tiếp tục chiếm đóng Nubia, việc để mất các vùng lãnh thổ ở Châu Á đã gây nên căng thẳng đối với nền kinh tế yếu kém của Ai Cập và lạm phát. Cuối thời Ramesses VI và các vua kế nhiệm, giá của các loại hàng hóa cơ bản, đặc biệt là thóc lúa, đã tăng cao. Với việc nền kinh tế của Ai Cập ngày càng yếu kém, Ramesses VI đã quay sang chiếm đoạt các bức tượng và những công trình kỷ niệm của các vị tiên vương, thường xuyên trát vữa và sau đó khắc đồ hình của ông thay thế của họ. Quyền lực của Pharaoh không còn, lọt vào tay Ramessesnakht và gia tộc của ông ta vào triều đại của Ramesses IV, có thể do cha của Ramessesnakht, Merybaste nắm giữ quyền kiểm soát tối cao đối với các thể chế tài chính của vương quốc. Ông ta đã kế tục vai trò của Merybaste là người kiểm soát việc đánh thuế của vương quốc, điều này đảm bảo rằng gia tộc của Ramessesnakht có toàn quyền kiểm soát đối với cả ngân khố của hoàng gia và ngân khố của Amun. Những chức vụ quan trọng khác như là chức vụ tư tế thứ hai và thứ ba và "người cha thần thánh của Amun" đã được giao cho những người mà có liên quan đến gia tộc của Ramesesnakht thông qua hôn nhân.
Con trai thứ của vua là Ramesses VII lên ngôi từ 1136-1130 TCN. Rất ít điều được biết đến về vương triều của ông, mặc dù rõ ràng đã có thời gian diễn ra một số sự bất ổn khi giá ngũ cốc tăng vọt lên mức cao nhất.
Vua kế nhiệm là Ramesses VIII tại vị 1 năm (1130 - 1129 TCN)
Ramesses IX cai trị từ 1129-1111 TCN, là cháu nội của Ramesses III. Vương triều của ông được biết đến với phiên tòa xử tội những kẻ đào trộm mộ vào năm 16 và năm 17, được ghi lại trong các cuộn giấy Papyrus Abbott, Leopold II-Amherst Papyrus, Papyrus BM 10.054 và cả mặt bên phải của cả hai cuộn Papyrus BM 10.053 và Papyrus BM 10068. Vào năm thứ sáu dưới vương triều của ông, ông đã cho chạm khắc tước hiệu của mình tại thị trấn Hạ Nubia ở phía Tây Amara. Hầu hết các công trình xây dựng của ông đều tập trung vào trung tâm ngôi đền mặt trời của Heliopolis ở Hạ Ai Cập, tại đây hầu hết các công trình tượng đài quan trọng nhất thuộc vương triều của ông vẫn còn nằm lại
Ramesses X trị vì khoảng năm 1111 TCN - 1107 TCN. Năm thứ hai của ông được chứng thực bởi tờ giấy Papyrus Turin 1932 + 1939 trong khi năm thứ ba của ông được ghi lại trong các ghi chép nghĩa địa của những người thợ ở Deir El Medina. Nhật ký này đề cập đến sự biếng nhác chung của những người thợ nghĩa địa, ít nhất một phần là do các mối đe dọa gây ra bởi những kẻ cướp người Libya trong Thung lũng các vị vua. Nó ghi lại rằng những người thợ Deir El-Medina đã phải nghỉ việc vào năm thứ 3 IIIrd Tháng Peret (tức là: mùa đông) ngày 6, 9, 11, 12, 18, 21 và 24 vì sợ "những cư dân sa mạc" (tức là người Libya hoặc Meshwesh), những người rõ ràng là đã băng qua Thượng Ai Cập và Thebes một cách tự do. Đây chỉ là một phần trong dòng người Libya đông đảo đã tràn vào khu vực phía Tây châu thổ sông Nile ở Hạ Ai Cập vào thời gian này. Ramesses X cũng là vị vua cuối cùng của thời kỳ Tân Vương quốc đã cai trị Nubia mà còn được chứng thực từ một dòng chữ ở Aniba.
Ramesses XI trị vì từ năm 1107 TCN đến 1078 TCN, là vua cuối cùng của vương triều XX. Dưới vương triều của ông, Đại Tư Tế của Amun, Amenhotep, đã bị Pinehesy viên phó vương của Kush, đánh đuổi khỏi cương vị của ông ta, ông này đã nắm quyền kiểm soát của Tebais trong một thời gian ngắn. Vào một thời điểm không rõ trong giai đoạn hỗn loạn này, Ramesses XI qua đời mà không rõ nguyên nhân. Kể từ lúc Ramesses XI được an táng ở Hạ Ai Cập, Smendes đã đoạt lấy ngai vàng của Ai Cập, dựa trên phong tục được biết đó là người nào chôn cất vị vua tiền triều thì sẽ được thừa kế ngai vàng. Và vì Smendes đã an táng Ramesses XI, ông ta có quyền hợp pháp được trở thành vị vua mới của Ai Cập và thiết lập nên vương triều thứ 21 ở thành phố quê hương của ông ta là Tanis.

h. Thời hỗn loạn thứ ba:

* Vương triều XXI:
Smendes mở đầu triều đại, ông ta cai trị từ 1077 - 1051 TCN. Ông cai trị một Ai Cập bị chia cắt và chỉ có thể kiểm soát được vùng Hạ Ai Cập suốt vương triều của ông trong khi miền Trung và Thượng Ai Cập hoàn toàn nằm dưới quyền bá chủ của các Đại Tư Tế Amun như Pinedjem I, Masaharta, và Menkheperre. Thời Smendes, triều đình Tanis cứu trợ nhân dân thoát khỏi lũ lụt đối với ngôi đền của Luxor. Khi mà Smendes qua đời vào năm 1051 TCN, ông đã được kế vị bởi Neferkare Amenemnisu, vị vua có thể là con trai của ông.
Amenemnisu kế ngôi từ 1051–1047 TCN. Thời ông cai trị, Đại Tư Tế Amun ở Thebes, Menkheperre, được biết đến là đã ân xá cho một số lãnh tụ của một cuộc nổi dậy chống lại quyền lực của Đại Tư Tế trong suốt Triều đại của Amenemnisu. Những người nổi loạn trước đó đã bị lưu đày đến các ốc đảo phía Tây Ai Cập vào năm thứ 25 của Smendes. Sự kiện này được ghi lại trên cái gọi là Bia Đá Lưu đày (Louvre C. 256), có khả năng được tạo nên dưới Triều đại ngắn ngủi của Amenemnisu.
Psusennes I trị vì từ năm 1047 cho đến năm 1001 TCN, là con trai của Đại tư tế A-môn. Trong thời gian trị vì lâu dài của mình, Psusennes xây dựng các bức tường bao quanh và phần trung tâm của Đại điện ở Tanis mà được dành riêng cho bộ ba Amun, Mut và Khonsu.
Con trai của Psusennes là Amenemope kế ngôi từ 1001 – 992 TCN. Trong thời gian trị vì, ông đã tiếp tục trang hoàng đền thờ Isis và tiến hành bổ sung thêm cho một số ngôi đền ở Memphis. Theo kết quả phân tích xác ướp, được thực hiện bởi tiến sĩ Douglas Derry, Amenemope qua đời ở độ tuổi khá cao. Có vẻ như nhà vua bị nhiễm trùng hộp sọ dẫn đến viêm màng não, nguyên nhân gây ra cái chết của ông.
Osorkon I "Già" lên ngôi từ 992 – 986 TCN, là pharaoh người Lybia đầu tiên cai trị Ai Cập. Ông được coi là đã cai trị sáu năm theo Aegyptiaca của Manetho và được Siamun kế vị, vị vua này có thể là một trong hai người con trai của Osorkon hoặc một cư dân bản địa Ai Cập.
Siamun cai trị từ 986 – 967 TCN. Trong thời gian cầm quyền của mình, ông đã cho mở rộng đền thờ thần Amun tại Tanis và cho dựng nhiều đền đài của thần Horus ở Mesen. Ông cũng cho xây dựng các công trình trên tại Heliopolis và Pi-Ramesses, nơi mà còn sót lại một khối gạch mang tên nhà vua. Siamun cho xây dựng một đền thờ mới cho thần Amun tại Memphis và dành nhiều đặc ân cho các tư tế Ptah. Một cảnh phù điêu rời rạc trên tường đền Amun ở Tanis mô tả một pharaon đang trừng phạt kẻ thù bằng gậy quyền.
Psusennes II là vua cuối cùng của vương triều, cai trị từ 967 – 943 TCN. Ông là con của Đại tư tế A-môn. Một khối gạch được gọi là "Karnak 94, CL 2149" ghi lại sự nhậm chức của một tư tế tên Nesankhefenmaat, trên đó có đánh dấu năm trị vì thứ 11 của một vua Psusennes. Theo đó, cha của Nesankhefenmaat cũng được sắc phong tư tế dưới triều vua Siamun, và cả con trai của Nesankhefenmaat cũng được phong tư tế vào năm thứ ba của Osorkon I. Siamun và Osorkon lại là người tiền nhiệm và hậu nhiệm của Psusennes II, vì thế việc xác định Psusennes nói trên là vua Psusennes II hoàn toàn chắc chắn.

* Vương triều XXII:
Viên tướng Shoshenq lên ngôi năm 943 TCN, hiệu Shoshenq I. Vừa lên cai trị, ông đã chỉ định cho chính những người con trai của mình giữ các chức vị Đại tư tế, không để người ngoài tham dự. Việc kế thừa tước vị này đã diễn ra trong khoảng 1 thế kỷ sau đó. Vào những năm trị vì cuối cùng, Shosheng I đã cho mở rộng lãnh thổ đến cả khu vực Trung Đông. Điều này được chứng minh bởi việc phát hiện ra nhiều di tích mang tên nhà vua, bao gồm một bức tượng tại thành phố Byblos của Liban; một phần của tấm bia tại Megiddo, Israel và một danh sách các thành phố bị chiếm đóng được liệt kê trên tường đền Karnak. Shoshenq đã cho khắc một văn bản ghi lại chi tiết cuộc chinh phục ở Nubia và Israel. Đây là hành động quân sự đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Ai Cập được ghi chép chính thức trong nhiều thế kỷ. Sau chiến dịch thành công của Shoshenq I vào năm 923 TCN trước vương quốc Israel và Judah, ông mất và con cả Osorkon kế vị.
Osorkon I lên cai trị 30 năm (922 – 887 TCN). Khoảng thời gian trị vì của Osorkon I được biết đến với nhiều công trình kỷ niệm được xây dựng và là một thời kỳ lâu dài và thịnh vượng trong lịch sử cổ đại. Sau khi ông mất, con cả là Takelot I kế vị.
Pharaoh Shoshenq II lên ngôi trong thời gian ngắn ngủi (887 - 885 TCN), đấu tranh với tân vương Takelot I và qua đời trong cuộc chiến vì vết thương nặng ở đầu. Takelot I chính thức lên ngôi.
Thời Takelot I (885 - 872 TCN), quyền lực của nhà vua không được công nhận đầy đủ ở Thượng Ai Cập, do vua đầu tiên của Vương triều thứ 23 Harsiese (con của Đại tư tế Shoshenq, cháu gọi Takelot bằng chú), đã nắm quyền kiểm soát nơi đây. "Văn khắc mực nước sông Nin" tại Thebes có nhắc đến hai người con trai khác của Osorkon I, Đại tư tế Iuwelot và Smendes III. Tuy nhiên, văn bản này lại không chỉ đích danh một vị vua cụ thể nào, khiến các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, đã có một cuộc tranh giành quyền lực sau khi Osorkon I băng hà. Takelot I băng hà và Osorkon II kế vị.
Sau khi kế vị Takelot I, Osorkon II (872 – 837 TCN) đã phải đối mặt với vua Harsiese A (cháu nội của Osorkon I, tức anh em họ với Osorkon II), người nắm quyền kiểm soát Thượng Ai Cập và các ốc đảo ở sa mạc phía tây. Osorkon lo sợ Harsiese sẽ là mối đe dọa đến ngai vàng của ông, nhưng Harsiese đã mất vào năm 860 TCN, khiến mối lo này đã bị xóa bỏ. Để đảm bảo việc này không tái diễn một lần nào nữa, Osorkon II đã đưa con trai mình, hoàng tử Nimlot làm Đại tư tế Amun kết tiếp của tại Thebes. Osorkon cũng đã phong cho hai hoàng tử khác chức danh Đại tư tế nhằm củng cố quyền lực của nhà vua trên vùng Thượng Ai Cập: Đại tư tế Ptah Shoshenq D tại Memphis và Đại tư tế Amun Hornakht tại kinh đô Tanis. Về đối ngoại, trước sức mạnh của vương quốc Assyria ngày càng tăng dưới triều vua Shalmaneser III, Ai Cập phải đối đầu với mối đe dọa bằng cách liên minh với các vương quốc láng giềng nhằm đánh lùi quân Assyria ở trận Qarqar. Những năm cuối trị vì của mình, ông đã giảng hòa với Assyria bằng cách cống nạp nhiều loại động vật quý cho họ. Cũng trong những năm cuối đời của Osorkon II, vương quốc Ai Cập lại một lần nữa bị chia cắt. Sau khi hoàng tử Nimlot qua đời, con của ông, Takelot II (cũng là cháu nội của Osorkon II) đã lên ngôi vua ngay tại Thebes. Nhiều quan chức được biết tên dưới thời vua Osorkon, một trong số đó là quan thanh tra Ankhkherednefer, quan ngự y Paanmeny, 2 nhà tiên tri Amun Djeddjehutyiuefankh và Bakenkhons. Trong suốt thời Osorkon II, nhà vua đã khởi xướng xây dựng nhiều công trình lớn trong triều đại của mình. Osorkon II băng hà và Shoshenq III kế ngôi.
Shoshenq II trị vì trong 39 năm (837 – 798 TCN). Từ năm thứ 8 của Shoshenq III, Ai Cập một lần nữa bị chia cắt, với sự có mặt của vua Pedubast I tại Thebes. Từ đó trở đi, các vị vua của Vương triều thứ 22 chỉ kiểm soát vùng Hạ Ai Cập. Vào năm trị vì thứ 28, Shoshenq III đã cho chôn xác một con bò đực Apis tại nghĩa trang Saqqara, việc này được ghi chép lại bởi Đại tư tế Ptah Pediese. Tại kinh đô Tanis, Shoshenq III đã xây một tháp môn bằng đá granite tại đền thờ thần Amun. Ngoài ra ông cũng cho xây dựng thêm nhiều nhà nguyện khác tại các vùng lân cận. Shoshenq IV sẽ kế vị ông.
Shoshenq IV cai trị rất mờ nhạt trong hơn 10 năm (798 – 785 TCN). Ông có liên quan đến một thủ lĩnh người Libya, và không tài liệu nào đề cập đến hoạt động cai trị của ông. Pami kế nhiệm ông này.
Pharaoh Pami (785 – 778 TCN) có thể là con trai của Shoshenq III. Trong thời gian cai trị, ông đã thực hiện nhiều nghi lễ cúng tế tại các đền thờ ở Heliopolis. Một tài liệu ghi nhận có hai con bò thiêng Apis đã được chôn cất vào năm thứ 2 và năm thứ 6 trong triều đại của vua Pami. Ông băng hà và con trai Shoshenq V kế ngôi vua áp chót của vương triều.
Shoshenq V cai trị gần 40 năm (767 - 730 TCN). Thời ông cai trị, quân xâm lược Libya chiếm đóng Thebes nên Shoshenq V đã phải cống nạp cho các thủ lĩnh Libya vào các năm cai trị thứ 8, 15 (hoặc 17), 19, 30 của mình. Trong năm thứ 30, Shoshenq V đã cho tổ chức lễ kỷ niệm Sed (đánh dấu 30 năm trị vì) bằng cách xây một ngôi đền dành cho "bộ ba thần thánh Theban" (Amun, Mut, Khonsu) tại Tanis. Trong năm thứ 37, con bò Apis nuôi vào năm thứ 11 đã chết và được chôn cất. Shoshenq V qua đời và Pedubast II kế vị.
Thời Pedubast II (740–730 TCN), triều đình Ai Cập làm chủ một phần châu thổ sông Nile trước âm mưu xâm lược của Assyria. Ông qua đời và Osorkon IV lên ngôi vua cuối cùng của vương triều XXII.
Osorkon IV (730 – 715 TCN) cai trị trong tình trạng vua Piye của vương quốc Kush và đế quốc Tân Assyria tranh nhau xâu xé Ai Cập. Lãnh thổ của Osorkon IV bị giới hạn trong phạm vi Tanis và Bubastis, cả vùng đồng bằng phía đông sông Nin. Khoảng năm 729 - 728 TCN, Osorkon IV phải đối mặt với sự nổi dậy của pharaon Piye thuộc Vương triều thứ 25. Cùng với các nhà cai trị khác của Hạ Ai Cập và Trung Ai Cập, Nimlot của Hermopolis và Iuput II của Leontopolis, Osorkon IV đã gia nhập đồng minh do vua Tefnakht thuộc Vương triều thứ 24 đứng đầu để chống lại quân Nubia. Thế nhưng lực lượng của Piye quá mạnh khiến họ phải đầu hàng quy phục. Tuy nhiên, Osorkon IV và những vua khác vẫn được phép giữ lại đất và quyền hạn của họ. Năm 720 TCN, một cuộc nổi loạn chống lại vua của Assyria Sargon II do vua Hanno của Gaza dẫn đầu. Vị vua này đã cầu viện đến một "pharaon Ai Cập", chính là Osorkon IV. Osorkon đã cho gửi một đội quân đến giúp sức cho vương quốc láng giềng của mình. Tuy nhiên, liên minh nổi loạn này đã bị đánh bại trong trận chiến tại Rafah. Năm 716 TCN, Sargon II đã tiến đến gần biên giới của Ai Cập. Cảm thấy bị đe dọa, Osorkon đã đích thân đến gặp vị vua Assyria này nhằm mục đích cầu hòa và dâng nạp cống phẩm là 12 con ngựa to lớn. Sargon lấy làm hài lòng và đã không tấn công Ai Cập. Ông mất và vương triều sụp đổ

* Vương triều XXIII:
Vương triều này do Takelot II, một viên tướng người Libya (các pharaoh của vương triều XXII đều là người Libya hết) sáng lập và đóng đô tại Thebes vào năm 850 TCN. Takelot II chính thức nắm quyền kiểm soát Trung và Thượng Ai Cập trong khoảng những năm cuối của Osorkon II và 2 thập kỷ đầu tiên của Shoshenq III (tức khoảng từ 850 đến 825 TCN). Vào năm thứ 11, một cuộc tranh giành quyền lực nổ ra bởi Pedubast I. Takelot đã phái con trai mình, Osorkon (tức Osorkon III sau này) để dẹp loạn. Quân của Osorkon giành chiến thắng, và Osorkon đã tự xưng là Đại linh mục mới của Thebes. Tuy nhiên, chỉ bốn năm sau, Pedubast I đã tái xâm chiếm Thebes và giành thắng lợi. Điều này gây ra bất ổn trong thời gian dài ở Thượng Ai Cập bởi các cuộc đấu tranh giữa 2 phe của Takelot II / Osorkon và Pedubast I / Shoshenq VI. Cuộc xung đột này kéo dài 27 năm và cuối cùng Osorkon cũng đánh thắng kẻ thù của mình và lên ngôi vua. Năm thứ 25 ngắn ngủi của Takelot II được chứng thực qua một tấm bia, mà theo đó, ông đã ban đất cho con gái mình, Karomama. Ông qua đời năm 825 TCN.
Pedubast I kế vị Takelot II (835 - 800 TCN). Thời ông cai trị, Pedubast I đã thiết lập một mối quan hệ ngoại giao giữa hai vùng Thebes và Tanis của Shoshenq III. Con trai của Shoshenq III, tướng Pashedbast, theo lệnh cha đã cho xây một cổng đền dẫn vào tháp môn thứ 10 tại Karnak. Trên cổng đền là một văn khắc kỷ niệm có ghi tên Sheshonq III và Pedubast I. Điều này cho thấy, Sheshonq đã ngầm hỗ trợ cho phe của Pedubast trong cuộc giao tranh với Takelot II. Vào năm thứ 11 Takelot II, Pedubast I đã đem quân nổi loạn và Takelot đã phái hoàng tử Osorkon III đến dẹp yên quân phiến loạn. Tuy nhiên 4 năm sau, Pedubast quay lại tái xâm chiếm Thebes và thành công. Pedubast đã mất trong khoảng thời gian này và sau đó được Shoshenq VI kế vị. Cuộc giao tranh này kéo dài gần 30 năm và cuối cùng Osorkon III đã giành thắng lợi, lấy lại ngai vàng về tay mình. Toàn bộ sự kiện này được chép trong "Biên niên sử của Osorkon"
Shoshenq VI (800 – 793 TCN) lên ngôi tiếp tục chiến đấu chống Osorkon. Shoshenq sau đó đã bị đánh bại vào năm thứ 39 của vua Shoshenq III bởi pharaoh Osorkon III. Và cũng trong năm này, Osorkon III đã tuyên bố rằng, ông và người em trai, tướng Bakenptah của Herakleopolis, đã chinh phục hoàn toàn Thebes và lật đổ mọi kẻ thù chống lại mình, theo "Văn khắc mực nước sông Nin" số 7. Không rõ kết cục của Shoshenq VI sau đó vì ông không được đề cập tới. Osorkon III chính thức kế vị.
Osorkon III lên ngôi từ 790 đến 762 TCN. Một điều đáng lưu ý là ông đã không lên ngôi ngay lập tức sau khi đánh bại Shoshenq VI mà chờ khoảng 2 - 3 năm sau. Có thể đây là khoảng thời gian để Osorkon dẹp yên đám tàn dư của phe đối lập. "Văn khắc mực nước sông Nin" số 6 và 7 đánh dấu năm thứ 6 và 7 của Osorkon III, ông đã gọi mẹ mình là thái hậu Kamama Merymut. Trong khi đó, mẹ của tư tế Osorkon B là Ka(ra)mama Merymut II. Theo các nhà nghiên cứu, Osorkon III sống đến 80 tuổi, vì sức yếu nên ông đã chọn Takelot III là người đồng cai trị với mình. Điều này được ghi chép trong "Văn khắc mực nước sông Nin" số 13.
Đại tư tế A-môn là Takelot III lên ngôi pharaoh (762 - 747 TCN) và có thể đã dẫn quân chiến đấu chống ngoại bang Nubia cho đến khi mất. Em trai Rudamun kế ngôi.
Rudamun cai trị được 3 năm tiếp theo thì Thebes thành nhiều lãnh thổ, nằm dưới sự kiểm soát của nhiều tiểu vương, như Peftjaubast (con rể nhà vua) tại Herakleopolis Magna, Nimlot III tại Hermopolis và Menkheperre Ini tại Thebes.
Sau khi Rudamun băng hà được năm năm, Menkheperre Ini lên ngôi. Ini có thể đã bị lật đổ sau cuộc xâm lược vào năm 20 của Piye; rồi bị vua kế nhiệm Piye là Sabakha xử tử.

* Vương triều XXIV:
Tefnakht sáng lập ra vương triều, cai trị từ 732 đến 725 TCN. Tefnakht I đã cho dựng hai tấm bia vào các năm thứ 36 và 38 của Shoshenq V, với tư cách là một "Lãnh chúa của Sais". Năm thứ 38 đánh dấu ở Buto rất quan trọng không chỉ bởi Tefnakht sử dụng tước hiệu "Đại thủ lĩnh trên mọi vùng đất", mà còn là "Nhà tiên tri của Neith, Wadjet và Hathor". Điều này cho thấy, Tefnakht đã nắm quyền kiểm soát toàn vùng Sais, Buto và Kom el-Hish ở phía tây nam trước khi Vương triều thứ 22 suy vong. Ai Cập lúc này bị chia cắt thành nhiều vùng, được cai trị bởi các tiểu vương thuộc Vương triều thứ 23, 24 và 25. Tefnakht sau đó đã mở rộng quyền kiểm soát về phía nam, chiếm đóng thành phố Memphis và bao vây thành phố Herakleopolis của Piye. Điều này khiến Piye càng hết sức bất bình, đặc biệt là sau khi Nimlot, người cai trị Hermopolis, đồng minh của Piye, lại quay sang phe của Tefnakht. Tuy nhiên, Piye nhanh chóng chiếm lại được Hermopolis, và các đồng minh của Tefnakht cũng mau chóng đầu hàng Piye. Lúc này, Tefnakht thực sự bị cô lập. Cuối cùng, ông đã gửi thử cầu hòa, tỏ lòng trung thành và chấp nhận làm chư hầu của Piye. Tất cả những chuyện này đều được ghi lại trên Tấm bia Đại thắng vào năm thứ 21 của Piye.
Bakenranef lên ngôi từ 725 đến 720 TCN, vua cuối cùng của vương triều này. Bakenranef đã cho khởi xướng cải cách ruộng đất nhưng lại thất bại. Sau khi Piye mất, ông đã nắm quyền cai trị Memphis, nhưng lại không chống lại được các tiểu vương cai trị đương thời. Không lâu sau thì ông thì bị Shebitku (Vương triều thứ XV) hành quyết bằng cách thiêu sống

* Vương triều XXV:
Viên tướng người Nubia là Piye đã lợi dụng sự hỗn loạn của Ai Cập thời vương triều XXIV để đem quân tấn công Ai Cập. Tefnakht, người cai trị Sais, đã liên minh với các tiểu vương và dụ dỗ đồng minh của Piye, Nimlot cai trị Hermopolis, để tấn công Piye. Tefnakht đã đưa quân vây hãm khu vực phía nam, các tướng Nubia phải cầu cứu Piye. Piye nhanh chóng tiến đánh Trung và Hạ Ai Cập, buộc các đồng minh của Tefnakht phải dầu hàng, khiến cho Tefnakht bị cô lập. Tefnakht sau đó cũng phải quy hàng và chấp nhận là một chư hầu của Piye. Sau khi chinh phục thành công Ai Cập vào năm 744 TCN, Piye trở về quê hương và không còn quay lại Ai Cập một lần nữa. Đến năm cai trị thứ 30 của mình, Piye đang làm lễ Sed, lễ kỷ niệm 30 năm tại ngôi của một vị vua (trích phù điêu Gebel Barkal, nay thuộc Soudan). Ông có lẽ đã qua đời năm 714 TCN, Shebitku kế ngôi.
Shebitku lên ngôi vua thứ hai của vương triều (714 – 705 TCN). Dưới thời ông, sự trao quyền giữa công nương Shepenupet I và Amenirdis I đã diễn ra. Shebitku qua đời và người anh em của tiên vương Piye là Shabaka lên ngôi.
Dưới thời trị vì của mình, Shabaka đã nắm quyền kiểm soát trên toàn vương quốc Ai Cập. Tại Thebes, nơi nhà vua đặt kinh đô, rất nhiều công trình được xây dựng. Tại Karnak, ông đã cho dựng một bức tượng của mình bằng đá granit hồng. Di vật nổi tiếng nhất dưới triều vua Shabaka là "phiến đá Shabaka", phiến đá ghi lại sự thống nhất Ai Cập và câu chuyện thần thoại về Memphis, theo đó thần Ptah là người đã tạo nên vạn vật và các vị thần khác. Shabaka mất vào năm thứ 15 của mình (năm 690 TCN), được táng kim tự tháp Ku.15 ở el-Kurru, gần Gebel Barkal. Kế ngôi là hoàng thân Taharqa, con trai của cựu vương Piye.
Theo tấm bia Kawa V được khai quật, Taharqa đã lật đổ vua Shabaka rồi tự mình cai trị (690 - 664 TCN). Khoảng 20 tuổi, Taharqa đã đem quân chiến đấu với vua người Assyria Sennacherib tại Eltekeh. Sau đó, Sennacherib buộc phải lui quân vì 185.000 binh sĩ Assyria đã tử trận, theo Kinh thánh. Sức mạnh quân sự dưới thời Taharqa đã đưa Ai Cập đến một thời kỳ thịnh vương và yên ổn. Ông đã cho phát triển nông nghiệp, khiến sản lượng thu hoạch dồi dào. Taharqa cũng đã cho trùng tu và xây dựng thêm nhiều đền đài tại quê nhà tại Napata, Gebel Barkal và đền Karnak. Tuy nhiên, vận thế thay đổi, Assyria cuối cùng cũng đánh bại được Ai Cập. Năm 671 TCN, Esarhaddon chiếm được Memphis, bắt được Taharqa cùng vợ con của ông, giải về Assyria. Khi Esarhaddon quay về Assyria, ông đã cho dựng các tấm bia chiến thắng ở nhiều nơi. Taharqa lại trốn được, và đã tập trung lực lượng để nổi dậy. Esarhaddon đã chết trên đường trở lại Ai Cập, và con ông Ashurbanipal, một lần nữa đánh bại Taharqa. Taharqa phải chạy về Thebes và mất tại đó, được táng tại kim tự tháp Nu.1 (Nuri, Sudan). Người kế vị ông là Tantamani, con trai của Shabaka.
Tantamani lên cai trị trong khoảng năm 664 – 656 TCN. Dưới thời ông, quân Nubia đã nhanh chóng đánh bại quân Ai Cập của Necho I nhà Sais và giết chết ông này, tái chiếm lại Ai Cập. Tuy nhiên, Ashurbanipal đã đẩy lùi được quân phiến loạn, buộc Tantamani phải chạy về phía nam Thượng Ai Cập. Tại đây, ông tiếp tục quấy phá, tấn công vùng Thebes. Vì khoảng cách địa lý khá xa nên vua Assyria không cho tiến quân đến đó. Psamtik I sau đó cũng giành được quyền kiểm soát Thebes, Tantamani phải quay về quê hương Nubia và mất tại đó, được chôn tại Kim tự tháp Ku.16 (el-Kurru).

i. Thời kỳ hậu nguyên


* Vương triều XXVI:
Psamtik I lên ngôi năm 664 TCN và đóng đô ở Sais, lập ra vương triều độc lập cuối cùng - vương triều XXVI. Psamtik đã thống nhất đất nước Ai Cập vào năm trị vì thứ 9 của mình khi ông phái một hạm đội hải quân hùng mạnh tới Thebes trong tháng 3 năm 665 TCN và buộc Người vợ của thần Amun tại Thebes, Shepenupet II, phải chấp nhận người con gái Nitocris I của ông làm người kế thừa của bà ta theo như cái được gọi là tấm Bia đá nhận Con nuôi. Sau đó, Psamtik I đã tiến hành chiến dịch một cách mạnh mẽ nhằm chống lại những lãnh chúa địa phương vốn chống đối sự thống nhất Ai Cập của ông. Psamtik I đã giành lại được độc lập của Ai Cập từ đế quốc Assyria và khôi phục lại sự thịnh vượng của Ai Cập trong suốt 54 năm trị vì của mình. Vị Pharaon này còn tiến hành thiết lập mối quan hệ mật thiết với người Hy Lạp và cũng khuyến khích nhiều người định cư Hy Lạp thiết lập các thuộc địa ở Ai Cập và phục vụ trong quân đội Ai Cập. Đặc biệt, ông đã định cư một số người Hy Lạp tại Tahpanhes (Daphnae). Ông mất năm 610 TCN và con trai Necho kế vị, hiệu Necho II.
Vừa lên cầm quyền (610 - 595 TCN), Necho II đem quan tiến đánh Assyria vào mùa xuân năm 609 TCN. Quân đội Ai Cập nhanh chóng đánh tan quân Israel của vua Josiah ở trận Meggido, tiến qua sông Eupharates nhưng thất bại khi đánh chiếm Harran. Nhưng đến năm 605 TCN, quân Ai Cập bị quân của tân vương Babylon đánh tan quân Ai Cập tại Carestoish, và truy đuổi những người sống sót chạy trốn đến Hamath. Khi chư hầu cầu xin giúp đỡ chống Babylon, nhà vua cũng không gửi quân cứu viện; thế nhưng đến năm 601 TCN, quân Ai Cập đẩy lùi cuộc tấn công của Babylon, Necho đã chiếm được Gaza trong khi truy đuổi kẻ thù. Necho chuyển sự chú ý của mình trong những năm còn lại để củng cố mối quan hệ với các đồng minh mới: Người Carian, và xa hơn về phía tây, người Hy Lạp. Về kinh tế, Necho II đã khởi xướng đào một con kênh để có thể điều hướng từ nhánh Pelusiac của sông Nile đến Biển Đỏ. Kênh Necho là tiền thân sớm nhất của Kênh Suez. Về quân đội, Necho II cũng thành lập một hải quân Ai Cập bằng cách tuyển mộ người di cư Hy Lạp Ionia và đóng nhiều tàu chiến. Ông cho tổ chức cho người Phoenicia thám hiểm dọc bờ biển châu Phi. Necho II qua đời và con trai Psamtik II kế ngôi.
Psamtik II lên ngôi (595 - 589 TCN). Trong thời gian cai trị của mình, Psamtik II đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào Nubia vào năm 592 TCN, diễu hành về phía nam đến thác thứ ba của sông Nile. Quân đội Ai Cập tiến đến Pnub (Kerma) và thủ đô Napata, nhưng sau đó đã phải rút lui và khu Elephantine lại bị Nubia chiếm đóng. Sau đó, vào năm 591 TCN, trong năm thứ tư dưới triều đại của mình, Psamtik II đã phát động một cuộc thám hiểm đến Palestine "để thúc đẩy một cuộc nổi dậy của tướng Levantine chống lại người Babylon". Ông cũng cho xây dựng lại nhiều công trình lớn. Apries sẽ kế vị ông.
Apries thừa kế ngai vàng từ người cha của mình, pharaon Psamtik II, trong tháng 2 năm 589 TCN. Apries là một người tích cực xây dựng, ông đã cho xây dựng "bổ sung cho các đền thờ tại Athribis (Tell Atrib), ốc đảo Bahariya, Memphis và Sais". Tuy nhiên, vương triều của Apries cũng đầy rẫy các vấn đề nội bộ. Năm 588 TCN, vua Babylon Nebuchadrezzar đánh nước Do Thái, bao vây Jerusalem. Apries sai tướng đem quân tới Jerusalem, hợp sức với quân Do Thái chống giữ. Nebuchadrezzar đánh bại quân Ai Cập rồi phá hủy Jerusalem. Sau thất bại này Apries lại phải đối mặt với một cuộc binh biến của quân lính đồn Aswan có chiến lược quan trọng. Sau khi dẹp được cuộc nổi dậy, Apries đưa quân tới Libya đánh quân xâm lấn từ bộ tộc Dōrieis (Hy Lạp). Quân Hy Lạp đánh quân Ai Cập bại tan tác Khi đội quân thất trận trở về, quân lính bản địa và lính đánh thuê nước ngoài trong quân đội Ai Cập quay sang đánh lẫn nhau. Dân Ai Cập mất lòng tin vào Apries và quay ra ủng hộ đại tướng Ahmose, cận tướng cũ của Psamtik II từng chỉ huy Ai Cập đánh Nubia thắng lớn năm 592 TCN. Ahmose nhanh chóng xưng làm pharaon năm 570 TCN. Apries lúc đầu đã chạy trốn, về sau phản công nhưng thất bại và mất không lâu sau đó
Ahmose II lên ngôi năm 570 TCN, đã xây dựng lại chính quyền Sais và quân đội hùng mạnh. Theo Herodotus, khi vua Ba Tư hỏi xin một bác sĩ Ai Cập chữa bệnh của hoàng tộc Ba Tư, Ahmose II đã chấp nhận và cống một bác sĩ cho vua Ba Tư. Vị bác sĩ này sau đó đề nghị vua Ba Tư gả một công chúa cho Ahmose; nhưng vua Ai Cập từ chối đề nghị này. Về kinh tế, Ai Cập đã đạt đến một mức độ giàu có mới; Ahmose II xây dựng cho các đền thờ của Hạ Ai Cập đặc biệt là với các đền thờ nguyên khối lộng lẫy và các di tích khác, giao thương phát triển và gửi 1.000 người Ai Cập đến khôi phục ngôi đền Delphi bị cháy. Nông nghiệp thịnh vượng, một thành phố Ai Cập khi đó có 20.000 người sinh sống (theo Herodotus). Về đối ngoại, quân Ai Cập nhanh chóng đánh tan Babylon vào năm 567 TCN; nhưng lo ngại với sự trỗi dậy của vua Ba Tư Cyrus II nên có quan hệ chặt chẽ với Hy Lạp trước khi qua đời năm 526 TCN. Con trai là Psamtik III kế vị.
Psamtik III cai trị Ai Cập không quá sáu tháng. Một vài ngày sau khi đăng quang, mưa rơi xuống Thebes, là một sự kiện hiếm hoi mà gây sợ hãi cho một số người Ai Cập, mà đã giải thích điều này như là một điềm xấu. Vị vua trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm đã không đối phó được cuộc xâm lược của người Ba Tư. Sau khi người Ba Tư dưới sự chỉ huy của Cambyses vượt qua sa mạc Sinai với sự trợ giúp của người Ả Rập, một cuộc chiến quyết liệt đã nổ ra gần Pelusium, một thành phố biên giới phía đông của Ai Cập, trong mùa xuân 525 TCN người Ai Cập đã bị đánh bại tại Pelusium và Psamtik đã bị phản bội bởi một trong những đồng minh của ông, Phanes của Halicarnas. Do đó, Psamtik và quân đội của ông đã buộc phải rút tới Memphis. Người Ba Tư chiếm được thành phố sau khi một cuộc bao vây dài, và bắt Psamtik sau khi nó thất thủ. Ngay sau đó, Cambyses đã ra lệnh hành quyết công khai 2000 công dân quan trọng, bao gồm (có người nói) một con trai của nhà vua thất bại.

* Vương triều XXVII:
Mở đầu vương triều là vua Ba Tư Cambyses II, vị vua vừa đánh bại quân Ai Cập của vương triều XXVI và cai trị từ 525 - 522 TCN. Sau khi đánh bại Ai Cập, ông ta tiến đánh nước Kush nhưng giành thắng lợi nhỏ. Cambyses II qua đời trên đường hành quân về dẹp loạn trong nước, Smerdis kế ngôi.
Sau khi làm vua được 7 tháng, vua Smerdis bị Darius I, cháu nội vua Arsames giết hại và chiếm ngôi.
Lợi dụng sự rối loạn của Ba Tư, một hoàng thân Ai Cập là Petubastis III nổi lên và làm pharaoh Ai Cập (522 - 520 TCN). Năm 518 TCN, ông bị quân của tân vương Ba Tư là Darius I đánh bại; các chứng cứ liên quan tới Petubastis và cuộc nổi dậy của ông, bao gồm cả ngôi đền ở Amheida đều bị quân Ba Tư phá hủy hết. Vua Darius I chính thức lên ngôi pharaoh Ai Cập.
Trong khi Darius I cai trị Ai Cập, một hoàng thân Ai Cập là Psamtik IV nổi dậy khởi nghĩa trong khoảng năm 480 TCN và lập được chính quyền trong thời gian ngắn. Về sau, ông bị quân đội Ba Tư của tân vương Xerxes I đánh bại hoàn toàn và Xerxes I tiếp tục thống trị Ai Cập. Sau khi Xerxes I bị ám sát, Artabanus cai trị Ai Cập và Ba Tư trong gần 1 năm (465 - 464 TCN) rồi bị con trai tiên vương là Artaxerxes II đánh bại. Vương triều XXVII được tiếp nối bởi Xerxes II, Sogdianus và Darius II là pharaoh cuối cùng của vương triều XXVII (424 - 404 TCN)

* Vương triều XXVIII:
Vương triều này chỉ có một pharaoh là Amyrtaeus (tức Psamtik V). Ông là con trai của hoàng thân nhà Sais, liên minh với tù trưởng người Libya đánh tan quân Ba Tư rồi lên ngôi dược 5 năm (404 - 398 TCN). Thời ông cai trị, triều đình Ai Cập chỉ cai quản được vùng phía tây khu vực đồng bằng châu thổ. Ông bị viên tướng Nepherites đánh bại rồi bị hành quyết ở cố đô Memphis. Nepherites lên ngôi, sáng lập ra vương triều XXIX.

* Vương triều XXIX:
Vương triều do Nepherites I (399 - 393 TCN) thành lập. Sau khi lên ngôi, ông tiến hành xây dựng nhiều công trình lớn ở Karnak, nhà nguyện. Về đối ngoại, ông tiếp tục chính sách can thiệp vào khu vực Trung Đông của Ai Cập. Theo ghi chép của Diodorus Siculus, vào năm 396 TCN, ông đã trợ giúp vị vua Sparta là Agesilaus trong cuộc chiến tranh của ông ta chống lại người Ba Tư; Người Sparta đã chinh phục Síp và Rhodes, họ còn cố gắng để mở rộng ảnh hưởng của mình về phía đông. Nepherites đã tiếp tế cho người Sparta 500.000 đơn vị ngũ cốc và nguyên vật liệu cho 100 tàu trireme. Tuy nhiên, khi số hàng hóa này đến được Rhodes thì hòn đảo này đã bị người Ba Tư chiếm lại, vì vậy nó đã bị viên đô đốc thân Ba Tư là Conon của Athens chiếm đoạt toàn bộ. Ông qua đời năm 393 TCN, người kế vị là Hakor.
Hakor nắm quyền mới hơn 1 năm thì bị Psammuthes chiếm ngôi (392 TCN) và ông này cai trị được vài tháng. Về sau, Hakor đánh bại đối thủ và giành được ngôi vua.
Thời Hakor cai trị (393 - 380 TCN), ông tiếp tục chính sách đối ngoại của tiên vương Nepherites I. Trong vở hài kịch Plutus của Aristophanes, được trình diễn vào năm 388 TCN, một liên minh giữa người Athen và người Ai Cập đã được đề cập tới, mặc dù có nhiều khả năng là nó muốn nói đến sự ủng hộ của người Athen đối với cuộc nổi dậy chống lại nhà Achaemenes do Evagoras I của Síp tiến hành- bản thân ông ta đã liên minh với Hakor. Theopompus cũng thuật lại một liên minh giữa Hakor với người Pisidia. Hòa ước của Antalcidas giữa người Ba Tư và người Hy Lạp (387 TCN) lại là một bước ngoặt sau đó: Chỉ còn Ai Cập và Síp là kẻ địch của Artaxerxes II theo như Theopompus và Orosius ghi lại. Những năm tiếp theo khá là mơ hồ, nhưng có vẻ như là người Ba Tư tấn công Ai Cập trước tiên vào năm 385 TCN, và sau ba năm chiến tranh, người Ai Cập đã đánh bại được quân xâm lược. Vào năm 381 TCN, Hakor đã gửi viện trợ gồm có tiền bạc và 50 tàu trireme (dường như không có thủy thủ đoàn) cho Evagoras để góp phần vào cuộc chiến chống lại Artaxerxes II, mà lúc này đây đang tập trung vào Síp sau khi ông ta thất bại trong chiến dịch ở Ai Cập. Tuy nhiên, vào năm 380 TCN, Evagoras đã tự mình đến Ai Cập để cầu xin một sự trợ giúp khác, Hakor nhận thấy không cần tiếp tục ủng hộ ông ta nữa và đưa ông ta quay trở về Síp chỉ với một khoản tiền lớn hơn. Trong khi Evagoras đầu hàng Artaxerxes ngay sau đó, Hakor đã nhanh chóng gia nhập vào một liên minh ngắn ngủi với Sparta và Glos, con trai của viên đô đốc Ai Cập là Tamos, bản thân ông còn là một người ủng hộ cho Cyrus trẻ trong cuộc chiến chống lại Artaxerxes II. Hakor đã tìm cách lôi kéo viên tướng người Athen là Chabrias nhằm phụng sự cho mình, nhưng vị tướng người Ba Tư là Pharnabazus II đã tiến hành vận động người Athens để buộc ông ta phải hồi hương. Hakor qua đời vào năm 380 TCN, và truyền lại ngôi vua cho người con trai Nepherites II của mình.
Nepherites II lên ngôi (380 TCN), trở thành vị quân vương cuối cùng của Vương triều thứ 29. Ông đã bị lật đổ và có thể đã bị Nectanebo II sát hại sau khi trị vì Ai Cập được 4 tháng

* Vương triều XXX:
Vương triều được thành lập sau khi Nectanebo I lật đổ pharaon Nepherites II vào năm 380 TCN. Nectanebo là một nhà xây dựng và khôi phục vĩ đại trên một quy mô chưa từng được thấy ở Ai Cập trong suốt nhiều thế kỷ. Ông đã cho tiến hành thi công tại nhiều đền thờ trên khắp đất nước. Sự thờ cúng các loài động vật linh thiêng, mà trở nên nổi bật trong giai đoạn giữa hai thời kỳ chiếm đóng của người Ba Tư (các vương triều thứ 27 và 31), đã nhận được sự ủng hộ của Nectanebo, điều này được chứng minh thông qua các phát hiện khảo cổ học tại Hermopolis, Hermopolis Parva, Saft el-Hinna và Mendes. Nectanebo cũng đã hào phóng đối với tầng lớp giáo sĩ. Một sắc lệnh có niên đại vào năm trị vì đầu tiên của ông đã được phát hiện trên một tấm bia đá tại Naucratis, yêu cầu rằng 10% số thuế thu được từ hàng hóa nhập khẩu và từ các sản vật địa phương ở thành phố này phải được sử dụng cho ngôi đền của thần Neith tại Sais. Năm 374 TCN, quân Ba Tư khởi động xâm lược Ai Cập. Sau khi mất 6 năm cho việc chuẩn bị và gây sức ép cho người Athen để họ triệu hồi viên tướng người Hy Lạp là Chabrias, Artaxerxes đã phái một đạo quân lớn dưới sự chỉ huy của viên tướng người Athen là Iphicrates cùng với viên tướng người Ba Tư là Pharnabazus. Người ta ghi lại rằng đạo quân này có quân số hơn 200.000 người bao gồm binh sĩ Ba Tư và lính đánh thuê Hy Lạp cùng khoảng 500 tàu. Các thành lũy nằm trên bờ nhánh Pelusiac của sông Nile vốn được Nectanebo ra lệnh xây dựng đã buộc hạm đội của đối phương phải tìm một tuyến đường khác để đi ngược dòng sông Nile. Cuối cùng hạm đội này đã tìm được đường theo nhánh Mendesian ít được bảo vệ. Nhưng do nội bộ Ba Tư mâu thuẫn, nên quân Ai Cập nhanh chóng phản công giành thắng lợi. Từ năm 368 TCN trở đi, do nhiều satrap phía Tây của Đế chế Achaemenes bắt đầu nổi loạn chống lại Artaxerxes II, cho nên Nectanebo đã cung cấp sự ủng hộ về tài chính cho các satrap nổi dậy và thiết lập lại mối quan hệ với cả Sparta và Athens. Nectanebo qua đời vào năm trị vì thứ 19 của ông, con trai là Teos lên cai trị.
Teos lên ngôi năm 361 TCN. Thời ông cai trị, triều đình Ai Cập bắt đầu lên kế hoạch về một cuộc viễn chinh quân sự nhằm vào Palestine và Phoenicia, những vùng lãnh thổ này đang nằm dưới sự cai trị của người Ba Tư. Tận dụng hoàn cảnh thuận lợi vào lúc Đế chế Achaemenes đang suy yếu do sự nổi loạn của một số satrap ở Tiểu Á, Teos đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ cả vua Agesilaus II của Sparta và tướng Chabrias của Athen, ngoài ra còn gồm cả một lượng lớn lính đánh thuê và 200 tàu trireme từ Hy Lạp. Tuy nhiên, để có tiền tiến hành cuộc viễn chinh như vậy, Teos đã phải áp đặt những loại thuế mới và tước đoạt của cải từ các ngôi đền. Việc làm này đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho Teos nhưng cũng khiến cho dân chúng vô cùng bất mãn. Teos tự mình đảm nhiệm vai trò là tổng chỉ huy của cuộc viễn chinh Ba Tư và Phoenicia và để cho người em trai Tjahapimu của ông, cha của Nakhthorheb, ở lại Ai Cập làm quan nhiếp chính. Đạo quân viễn chinh đã tiến đến Phoenicia mà không gặp phải những vấn đề đặc biệt nào. Nhưng người em bất ngờ phản bội ông, ông này đã lợi dụng việc Teos bị mất lòng dân cùng với sự ủng hộ của tầng lớp tư tế, Tjahapimu đã thuyết phục được người con trai Nakhthorheb của ông ta nổi loạn chống lại Teos và tự phong mình làm pharaon. Nakhthorheb đã thuyết phục Agesilaus cùng tham gia với ông ta bằng cách lợi dụng những bất đồng nảy sinh giữa vị vua Sparta với vị pharaon. Nakhthorheb sau đó được tôn lên làm pharaoh - ngày nay ông ta được biết đến nhiều hơn với tên gọi là Nectanebo II. Teos phải lưu vong ở Ba Tư, nhưng ít lâu bị tân vương Ai Cập bắt được đưa về Ai Cập. Không rõ số phận của Teos sau đó.
Nectanebo II lên ngôi vua cuối cùng của vương triều XXX (360–342 TCN). Vừa lên ngôi, ông đã phải đem quân liên minh với quân Sparte đánh tan kẻ giành ngôi là hoàng tử xứ Mendes; rồi sau chiến thắng ông đã tặng cho đồng minh của mình 220 talent vàng để cảm ơn. Giống như người ông nội của mình, Nectanebo I, Nectanebo II đã cho thấy sự nhiệt tình dành cho việc thờ cúng các vị thần trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, và có hơn một trăm địa điểm ở Ai Cập cho thấy bằng chứng về sự quan tâm của ông. Tuy thế, Nectanebo II đã tiến hành xây dựng và khôi phục lại nhiều công trình hơn cả Nectanebo I. Về đối ngoại, nhà vua thấy trước âm mưu xâm lược trở lại của Ba Tư nên đã đã tận dụng giai đoạn yên ổn để xây dựng một đội quân mới và sử dụng lính đánh thuê Hy Lạp, vốn là một điều bình thường vào thời điểm đó. Vào khoảng năm 351 TCN, đế quốc Achaemenes đã bắt tay vào thực hiện một nỗ lực mới để nhằm chiếm lại Ai Cập. Sau một năm giao chiến, Nectanebo cùng với các vị tướng đồng minh của ông, Diophantos của Athens và Lamios của Sparta, đã đánh bại được nhà Achaemenes. Vào năm 345/44 TCN, Nectanebo đã ủng hộ cuộc nổi dậy của người Phoenicia chống lại đế quốc Achaemenes dưới sự lãnh đạo của vị vua xứ Sidon là Tennes và phái tới một đạo quân cứu viện gồm 4000 lính đánh thuê Hy Lạp do Mentor của Rhodes chỉ huy. Nhưng Mentor đã lập tức phản bội và tư thông với Ba Tư, kêu gọi một số thành bang khác cùng liên minh chống lại Ai Cập. Vào mùa đông năm 343 TCN, Artaxerxes tiến binh tới Ai Cập. Quân đội Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Nectanebo bao gồm 60.000 người Ai Cập, 20.000 người Libu và một lượng lớn lính đánh thuê Hy Lạp. Những vị trí hiểm yếu dọc theo biên giới biển Địa Trung Hải của ông và đường biên giới phía đông được bảo vệ bởi các thành trì, pháo đài và các doanh trại vững chắc. Lực lượng của người Ba Tư đã được tăng cường bởi Mentor và binh sĩ của ông ta, họ vốn quen thuộc với khu vực biên giới phía đông của Ai Cập cùng với 6.000 người Ionia. Nectanebo II cuối cùng đã bị đánh bại và vào mùa hè năm 342 trước Công nguyên, Artaxerxes tiến quân vào Memphis rồi bố trí một viên Satrap ở đây. Nectanebo bỏ chạy tới Thượng Ai Cập và cuối cùng đến Nubia.

* Vương triều XXXI:
Vương triều mở đầu bởi Artaxerxes III, sau khi ông ta chinh phục Ai Cập thành công vào năm 343 TCN và buộc vua cuối cùng là Nectanebo II trốn sang Ethiopia. Quân Ba Tư sau chiến thắng đã phá hủy bức tường thành phố, bắt đầu một triều đại của khủng bố, và cướp bóc tất cả các ngôi chùa. Ba Tư đã đạt được một số lượng đáng kể sự giàu có từ việc cướp bóc này. Ngoài việc cướp bóc ngay lập tức, Artaxerxes tăng thuế cao, và đã cố gắng để làm suy yếu Ai Cập đủ để nó có thể không bao giờ nổi dậy chống lại Ba Tư. Trong 10 năm mà Ba Tư kiểm soát Ai Cập, tôn giáo bị bức hại và sách thiêng liêng đã bị đánh cắp. Trước khi ông trở về Ba Tư, ông bổ nhiệm Pherendares làm phó vương của Ai Cập. Với sự cướp bóc Artaxerxes đã ban thưởng hậu hĩnh cho lũ lính đánh thuê của mình và sau đó trở về thủ đô của mình với những vinh quang của qua việc thực hiện thành công cuộc xâm lược Ai Cập. Sau khi chinh phục Ai Cập, đã không có cuộc nổi dậy hay nổi loạn chống lại Artaxerxes. Mentor và Bagoas, hai vị tướng đã tỏ ra nổi bật trong chiến dịch Ai Cập, được giao các chức vụ có tầm quan trọng cao nhất.
Vua Artaxerxes IV lên ngôi năm 338 TCN, cai trị phần lớn Hạ Ai Cập. Ít lâu sau, ông bị một thân vương Ai Cập là Khabash đánh bại và Khabash cai trị Ai Cập một thời gian (338 - 335 TCN)
Năm 335 TCN, tân vương Darius III của Ba Tư chính thức kiểm soát Thượng Ai Cập đến năm 332 TCN thì bị quốc vương Macedoine là Alexandros III thay thế (332 - 323 TCN). Sau khi Alexandros qua đời đột ngột và những người kế nghiệp ông (Philippos III, Alexandros IV) bất tài không điều khiển nổi đế quốc rộng lớn, đế quốc Alexandros tan rã. Vương triều XXXI sau đó cũng bị diệt vong khi vua cuối cùng là Alexandros IV bị cận thần sát hại vào năm 309 TCN

* Vương triều Ptolemaios:
Vương triều do tướng Ptolemaios, một viên tướng thời hậu Alexandros Đại đế thành lập; đôi khi cũng được gọi là vương triều Lagides do cha của pharaoh sáng lập vương triều này là ông Lagus. Sau khi Đại đế Macedoine vừa chết không lâu, ông chiến đấu chống các tướng khác. Sau sự kiện các vua kế tục Alexandros bị sát hại, Ptolemaios lên ngôi pharaông của Ai Cập (305 TCN), trở thành vua Ptolemaios I. Cùng năm đó, ông mang quân lên đảo Rhodes và giúp dân ở đây chống lại cuộc xâm lăng của Demetrius, nên được họ tôn làm Soter (Vị cứu tinh). Sau khi đánh bại Antigonos ở trận Ipsus, Ptolemaios I kiểm soát hầu hết vùng đất Palestine ở Trung Đông. Sau trận Ipsus thì Ptolemaios không viễn chinh đến Tiểu Á nữa, và cuối cùng mất hết lãnh thổ của mình ở Hy Lạp. Tuy vậy, năm 295 TCN ông xua quân chiếm lại đảo Síp. Về đối nội, ông dành phần lớn thời gian để tổ chức và xây dựng một triều đình tốt. Ông là một nhà bảo trợ của văn học và nghệ thuật, cho thành lập thư viện Alexandria lừng danh, và làm cho Alexandria trở thành một trung tâm học vấn có một không hai trong thế giới Hy Lạp. Bản thân ông cũng viết lịch sử các cuộc chinh phạt của Alexandros Đại đế. Năm 285 TCN, ông đã cho Ptolemaios II Philadelphos lên đồng cai trị; đến năm 283 TCN thì băng hà, thọ 84 tuổi.
Năm 285 TCN, trong khi con trai Ptolemaios II còn niên thiếu, vương hậu Berenice lên làm Nữ hoàng Ai Cập đầu tiên của vương triều này, hiệu Arsinoe I (285 TCN). Trong một thế vận hội Olympic không được biết rõ, bà là người đã chiến thắng trong cuộc đua xe ngựa. Ptolemaios II đã được chấp nhận là người kế vị của cha mình. Một hải cảng được xây dựng bên bờ Biển Đỏ và nó được đặt tên là Berenice. Sau khi bà qua đời, Ptolemaios II và sau đó là Ptolemaios IV Philopator sắc chiếu chỉ tôn vinh bà như một vị thần(Theocritus, Idylls xv và xvii..).
Ptolemaios II lên ngôi năm 281 TCN Khi mới lên ngôi, ông lâm chiến với vua Antiochos I Soter của Vương quốc Seleukos từ năm 280 đến năm 279 TCN, và giành thắng lợi chóng vánh. Ông cũng xâm lấn Ả Rập trong các năm 278 - 274 TCN, lại còn cất quân đánh Vương quốc Meroë của người Nubia và chiếm được vùng Hạ Nubia. Chiến tranh Syria lần thứ nhất với Cyrene và vua Antiochos I giúp nhà Ptolemaios đã thu được nhiều vùng đất quan trọng ở Tiểu Á và Syria, với sự hỗ trợ đắc lực của hải quân. Những chiến thắng của Vương quốc Ai Cập đã củng cố vai trò của họ như một cường quốc hải quân không thể chối cãi ở miền Đông Địa Trung Hải; hạm đội của ông (112 chiến thuyền) chứa những đơn vị vây hãm trên biển mạnh nhất mọi thời đại, giúp cho nhà vua dễ tiếp cận các thành phố ven biển trong vương quốc ông. Triều đại Ptolemaios đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng từ từ quần đảo Cyclades ngoài khơi Hy Lạp tới Samothrace, cùng với các hải cảng và thị trấn ven biển của Cilicia Trachea, Pamphylia, Lycia và Caria. Cuối năm 258 TCN, quân Ai Cập bị Macedoine đánh tan; ít lâu sau Ai Cập thua nhiều trận trên bờ biển Tiểu Á, phải giảng họa và gả con gái là Berenice cho Antiochos II (khoảng năm 250 TCN). Ngoài ra, khoảng thời gian này ông cũng giảng hòa với Magas, theo đó Magas gả con gái là Berenice cho con của Ptolemaios II - tức vua Ptolemaios III sau này. Về đối nội, Ptolemaios II đã thực thi chương trình tưới tiêu quy mô lớn ở Fayum, làm gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp của Ai Cập. Ông còn phát huy cơ cấu hành chính do vua cha khởi lập, dựng nên một bộ máy quan liêu vững mạnh để đánh thuế, cai quản và giữ yên quốc gia. Ông băng hà năm 246 TCN và con trai Ptolemaios III kế ngôi.
Arsinoe I (284 - 281 TCN). Sau khi chồng lên ngôi, bà trở thành Nữ hoàng Ai Cập. Vào một thời điểm chưa rõ (khoảng giữa năm 279 và 274 TCN), một người chị gái của Ptolemy II gọi là Arsinoe II đã đến Ai cập, bà ta đã từng là vợ của Lysimachos. Có lẽ là do sự xúi giục của Arsinoe II, Arsinoe I đã bị buộc tội âm mưu ám sát Ptolemaios II. Ptolemy II sau đó đã kết án Arsinoe I tội âm mưu chống lại ông. Ông đã kết thúc cuộc hôn nhân của mình với Arsinoe I và ly dị bà. Ptolemaios II đã lưu đày Arsinoe I đến Coptos ở miền nam Ai cập
Arsinoe II (277 – 270 TCN). Bà chạy trốn đến Ai Cập trước các cuộc đấu tranh của chồng với các tướng lĩnh khác, nương tựa vào vua Ai Cập đồng thời là em trai mình. Tại Ai Cập, bà tiếp tục những mưu đồ của mình và có thể đã chủ mưu trong việc kết tội và lưu đày người vợ đầu tiên của người em trai, Ptolemaios II, Arsinoe I của Ai Cập. Arsinoe II sau đó kết hôn với em trai của bà, kết quả là, cả hai đã có tiêu đề "Philadelphoi" (tiếng Hy Lạp: Φιλάδελφοι "yêu thương anh chị em") có lẽ để chỉ những người Hy Lạp tai tiếng. Arsinoe II chia sẻ tất cả các danh hiệu của em trai mình và rõ ràng là có ảnh hưởng khá lớn, và đã có thị trấn dành riêng cho bà, sự thờ cúng bà (như truyền thống Ai Cập), và xuất hiện trên tiền đúc. Rõ ràng, bà đã đóng góp rất lớn đến chính sách đối ngoại, bao gồm cả chiến thắng của Ptolemaios trong cuộc chiến tranh Syria lần thứ nhất (274-271 trước Công nguyên) giữa Ai Cập và Đế chế Seleukos ở Trung Đông. Sau khi bà qua đời, Ptolemaois II tiếp tục nhắc tới bà trên các tài liệu chính thức, cũng như tiền đúc và sự thờ cúng bà. Ông cũng thành lập việc tôn thờ bà như một nữ thần.
Ptolemaios III lên ngôi năm 246 TCN. Ptolemaios III Euergetes đã chịu trách nhiệm về ví dụ được biết đến đầu tiên của một chuỗi sắc lệnh được xuất bản như các văn bản song ngữ trên những khối đá lớn trong ba cấu trúc viết văn. Một bia (stela) đá của Ptolemy là hòn đá Canopus năm 238 TCN. Một ví dụ được biết nhiều nhất khác là bia Memphis (hòn đá Memphis), mang sắc lệnh Memphis, khoảng năm 218 TCN, đã được phê chuẩn bởi con trai ông, vua Ptolemaios IV, và hòn đá Rosseta nổi tiếng được Ptolemy V cháu nội ông dựng nên, trong năm 196 TCN. Ông cũng là người sáng lập ra ngày nhuận trong lịch âm Ai Cập từ văn bản dài 26 chữ của mình. Ông cũng là một trong những người thành lập Serapeum ở kinh đô Alexandria. Trong cuộc bất hòa ở triều đại Seleukid chị cả ông là Berenice Phernophorus bị giết cùng với đứa con nằm nôi của cô là Antiochos. Ptolemaios đã đáp trả bằng việc xâm lược Syria. Trong cuộc chiến tranh Syria III, ông xâm chiếm Antioch và bình thản tiến tới Babylon. Ông băng hà năm 222 TCN, Ptolemaios IV kế vị ông.
Berenice II Euergetis (243 - 222 TCN). Bà tham gia tích cực vào tổ chức hoàng gia của chồng, đồng thời tham gia các hoạt động tôn giáo; nổi tiếng với chòm sao thiên văn mang tên mình - Coma Berenicus. Bà đã bị nhiếp chính Sosibius sát hại ngay sau khi con trai Ptolemaios IV vừa lên cầm quyền ít lâu.
Ptolemaios IV Philopator (222–204 TCN). Thời ông, chính quyền Alexandria bắt đầu suy thoái do nhóm hoàng thân và quan lại xu nịnh, lũng đoạn triều đình. Thành công lớn nhất dưới triều đại của ông là việc ông tự đứng ra làm tổng chỉ huy để chuẩn bị chống trả các cuộc tấn công của Antiochos III Đại đế ở Coele-Syria bao gồm cả xứ Giu-đê, và chiến thắng vĩ đại của Ai Cập tại Raphia (năm 217 TCN), nơi Ptolemaios đã có mặt, bảo đảm biên giới phía bắc của vương quốc cho phần còn lại của triều đại ông. Philopator là một con người phung phí và trụy lạc cho tôn giáo và sự ham mê văn học. Ông đã xây dựng một ngôi đền cho Homer và sáng tác một bi kịch. Đồng thời, ông cũng được cho là đã xây dựng một con tàu khổng lồ được gọi là tessarakonteres ("bốn mươi"), một loại tàu mái chèo rất lớn. Tên bốn mươi tên của nó có thể là số lượng lớn các mái chèo.
Nữ hoàng Arsinoe III (220–204 TCN). Trong trận đánh với Antiochus III xứ Palestine, bà có thể đã chỉ huy một phần bộ binh. Khi trận chiến diễn biến theo chiều xấu đi, bà xuất hiện trước quân lính, phủ dụ, động viên quân lính chiến đấu để bảo vệ chính gia đình mình. Bà hứa sẽ trao 2 mina vàng cho mỗi quân lính nếu họ giành chiến thắng, và điều đó đã thành hiện thực. Khi pharaoh qua đời, bà bị thân cận của vua là Agathocles và Sosibius ám sát vì hai người này sợ rằng Arsinoe sẽ nắm vương quyền.


* Vương triều XXXII:
Hugronaphor (205–199 TCN) người Nubia, lãnh đạo cuộc nổi dậy ly khai Thượng Ai Cập khỏi sự cai trị của Ptolemaios IV Philopator vào năm 205 TCN, giành quyền kiểm soát đất nước một thời gian dài. Thời ông, bảng chữ cái Copt thay thế chữ viết thầy tu (văn bia Abydos)
Ankhmakis (199–185 TCN). Vào năm 199 TCN, ông lên thay vua cha Hugronaphor. Nghĩa quân đánh thắng quân triều đình trong nhiều trận lớn và chiếm được nhiều vùng dất, đôi lúc làm chủ 80% lãnh thổ. Ankhmakis và quân sĩ chiếm lĩnh Lykopolis vào năm 197 TCN nhưng sau đó bị phản công đánh bại, phải rút về Thebes. Song, cuộc chiến đấu chống triều đình Ptolemaios của ông vẫn cứ kéo dài cho đến 185 TCN - khi ông bị cận tướng của vua Ptolemaios là Conanus bắt sống. Sau tổn thất này, một số thủ lĩnh quân khởi nghĩa còn cầm cự thêm ít lâu. Thành phố Sais ở châu thổ miền bắc chỉ bị nhà Ptolemaios tái chiếm năm 184 TCN hoặc 183 TCN. Trong cuộc đàn áp quân khởi nghĩa Ankhmakis, một số thầy tế đã giúp quân triều đình bắt Ankhmakis, và vua Ptolemaios cho ghi khắc công lao của họ lên một phiến đá, được gọi là phiến đá thành Rosetta.


Vương triều Ptolemaios phục hồi quyền lực:
Ptolemaios V Epiphanes (204-181 TCN), lên ngôi lúc mới 5 tuổi nên bị các cận thần lũng đoạn chính quyền. Thời gian đầu, hai sủng thần hàng đầu của Philopator, Agathocles và Sosibius nắm quyền; nhưng đến năm 202 TCN thì hai người này bị Tlepolemos, vị tướng phụ trách Pelusium đảo chính và Agathocles bị sát hại trong đám đông. Năm 198 TCN, Antiochus III Đại Đế và Philippos V của Macedonia đã ký kết một hiệp ước phân chia đất đai thuộc triều đại Ptolemaios ở nước ngoài. Philippos chiếm giữ một số hòn đảo và những nơi ở Caria và Thrace, trong khi sau trận Panium (198 TCN) chắc chắn chuyển vùng Coele-Syria, bao gồm cả xứ Giu-đê, từ tay Ptolemaios đến vương quốc Seleukos. Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra giữa Antiochos và La Mã, Ai Cập đã khôi phục được sức mạnh. Thời niên thiếu Epiphanes đã rất đam mê thể thao; ông đã xuất sắc trong các bài tập thể thao và săn bắn. Sự độc ác vô cùng và phản bội đã gây ra trong việc đàn áp cuộc nổi loạn bản địa khiến cho ông bị coi là bạo chúa. Năm 197 TCN, Lycopolis đã bị chiếm bởi quân của Ankmachis, (còn gọi là Chaonnophris) vị pharaoh ly khai của Thượng Ai Cập, nhưng ông ta sau đó đã buộc phải rút về Thebes.
Nữ hoàng Cleopatra I Syria (193–176 TCN). Ở Alexandria, Cleopatra I được gọi là "Người Syria". Là một phần của giáo phái Ptolemaios bà được vinh danh với chồng như Theoi Epiphaneis. Một hội nghị của các mục sư tổ chức tại Memphis năm 185 TCN chuyển tất cả các danh hiệu mà Ptolemaios V đã nhận được trong 196 TCN (viết trên đá Rosetta) cho vợ ông là Cleopatra I. Năm 187 TCN, Cleopatra I được bổ nhiệm làm tể tướng sau cái chết của chồng bà năm 180 TCN, bà cai trị thay cho con trai của mình, Ptolemaios VI. Trước khi qua đời, Ptolemaios V đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Seleukos nhưng khi Cleopatra I cai trị, bà ngay lập tức dừng việc chuẩn bị chiến tranh chống lại người anh trai Seleucus IV Philopator. Cleopatra I mất khoảng 176 TCN.
Ptolemaios VI Philometor (180–164 TCN). Khi mới lên sáu tuổi, ấu chúa Ptolemaios kế vị ngôi báu vào năm 180 TCN và cùng trị quốc với mẫu hậu Cleopatra I. Năm 176 TCN, quân Syria xâm lược Ai Cập; vua Syria xưng vương ở Ai Cập nhưng bị Viện Nguyên lão La Mã phản đối. Năm 164 TCN, ông bị em trai lật đổ nên sang La Mã cầu viện.
Nữ hoàng Cleopatra II Lagid (175–164 TCN). Vào khoảng 169 TCN, Antiochos IV Epiphanes của Syria xâm lược Ai cập. Ptolemy VI đã đăng quang ở Memphis và cùng cai trị với Cleopatra II. Khoảng 164 TCN Cleopatra II và chồng bà đã tạm thời bị lật đổ bởi em trai của họ Ptolemaios VIII
Ptolemaios VIII Euergetes II Physcon (171–163 TCN). Đồng trị vì với 2 pharaoh khác, sự sắp xếp này đã dẫn đến những âm mưu liên tục, kéo dài quyền duy nhất đến tháng 10 năm 164 TCN. Được La mã can thiệp, tháng 5 năm 163 TCN hai anh em đồng ý chia sẻ quyền lực, trong đó Physcon chuyển về cai trị Cyrenaica.
Ptolemaios VI Philometor (163–145 TCN). Được quan chấp chính La Mã Cato và nhân dân Ai Cập ủng hộ, ông trở lại ngôi; nhưng phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc trị quốc, thường xuyên thẳng tay đàn áp tàn nhẫn các cuộc nổi loạn. Bị vướng vào vấn đề ngôi vị Syria, ông đã phải chiến đấu và tử trận ít lâu sau đó
Nữ hoàng Cleopatra II Lagid (163–127 TCN). Được phục hồi quyền lực, Cleopatra II đã dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại Ptolemy VIII năm 131 TCN, và đã đuổi hai vợ chồng Ptolemy VIII và Cleopatra III ra khỏi lãnh thổ của Ai Cập; nhưng trước đó Ptolemaios VII ám sát con riêng của bà. Năm 127 TCN, bà thoái vị và phải chạy trốn về Syria.
Ptolemaios VII Neos Philopator (145–144 TCN). Đồng cai trị với vua cha; sau đó nằm dưới sự nhiếp chính của người mẹ là nữ hoàng Cleopatra II.
Ptolemaios VIII Euergetes II (145–131 TCN). Khi Philometor mất trong chiến dịch năm 145 TCN, Cleopatra II đã tuyên bố con trai Ptolemaios VII làm vua, nhưng Physcon trở lại, đề xuất đồng cai trị và kết hôn với Cleopatra II, em gái của mình. Physcon đã trả thù đối với các trí thức của Alexandria những người đã phản đối ông, tiến hành hàng loạt cuộc thanh trừng và trục xuất bao gồm Aristarchos của Samothrace và Apollodoros, để lại một thành phố Alexandria thay đổi. Năm 145 TCN, "ông trục xuất tất cả các trí thức: nhà ngữ văn, triết gia, giáo sư hình học, nhạc sĩ, họa sĩ, giáo viên, các bác sĩ và những người khác, với kết quả là "giáo dục cho người Hy Lạp và man rợ ở nơi khác,"(Menecles của Barca, FGrHist 270 F 9). Sau đó ông quyến rũ và kết hôn với Cleopatra III (con gái của vợ ông) mà không cần ly hôn Cleopatra II, người đã tức điên lên, và vào năm 132 TCN hoặc 131 TCN, người dân của Alexandria nổi loạn dữ dội và đốt cung điện hoàng gia. Physcon, Cleopatra III, và con cái của họ trốn sang Cyprus.
Nữ hoàng Cleopatra III (142–131 TCN). Ptolemaios VIII đầu tiên kết hôn với mẹ của Cleopatra III là Cleopatra II vào 145 TCN, và kết hôn với Cleopatra III vào khoảng 139 TCN. Cleopatra II đã chống lại Ptolemaios VIII khoảng 132 TCN và Cleopatra III đã lẩn trốn đến Síp năm 130 TCN với chồng bà.
Ptolemaios Memphitis (131 TCN). Được Cleopatra II lập làm vua năm 12 tuổi; sau đó bị giết bởi Ptolemaios VIII
Ptolemaios VIII Euergetes II (127–116 TCN). Ông trở về nước, nhưng khong cải thiện nổi tình hình, và người La Mã sẽ sớm buộc phải can thiệp sau khi ông qua đời năm 116 TCN.
Nữ hoàng Cleopatra III (127–107 TCN). Sau cái chết của Ptolemy VIII năm 116 TCN Cleopatra III đồng cai trị cùng với mẹ bà Cleopatra II và con trai bà Ptolemaios IX. Cleopatra III đã trục xuất Ptolemaios IX khỏi Alexandria năm 107 TCN, và thay thế Ptolemaios IX bởi một người con trai khác là Ptolemaios X. Sau 6 năm đồng cai trị, Ptolemaios X đã ám sát mẹ mình Cleopatra III năm 101 TCN
Nữ hoàng Cleopatra II (124–116 TCN). Một sự hòa giải công khai giữa Cleopatra II và Ptolemaios VIII đã diễn ra vào 124 TCN. Sau này bà đã cùng cai trị Ai Cập với em trai và con gái bà cho đến 116 TCN khi Ptolemaios VIII mất mà để lại vương quốc cho Cleopatra III. Ngay cả Cleopatra II cũng mất không lâu sau đó.
Ptolemaios IX Soter II (116–110 TCN). Lúc đầu, ông đã được lựa chọn bởi mẹ Cleopatra III của mình để được đồng nhiếp chính với bà (cha Ptolemaios VIII của ông mong muốn rằng bà sẽ cai trị với một trong các con trai của bà), mặc dù bà đã bị buộc phải lựa chọn ông bởi người dân Alexandria. Ông kết hôn với em gái Cleopatra IV, nhưng mẹ của ông đã đẩy bà ấy ra và thay thế bằng em gái của ông là Cleopatra Selene. Sau đó, bà ta tuyên bố rằng ông đã cố gắng giết mình, và thành công trong việc lật đổ ông, đưa người con trai mà bà yêu quý Alexandros lên ngai vàng làm đồng nhiếp chính với bà. Ở Alexandria, Ptolemaios IX, thay thế quan tài của Alexandros Đại đế bằng thủy tinh, và nấu tan chảy nó để giải quyết vấn đề khẩn cấp đúc tiền vàng của mình. Các công dân của Alexandria đã bị xúc phạm bởi điều này và ngay sau đó, Ptolemaios IX đã bị giết.
Nữ hoàng Cleopatra IV (116–115 TCN). 115 TCN, Cleopatra III buộc Cleopatra IV và Ptolemaios IX phải ly dị. Về sau, bà bị chị mình là vương hậu xứ Syria sát hại.
Ptolemaios X Alexander I (110–109 TCN). Năm 110 TCN ông lên ngôi vua với mẹ ông là nhiếp chính, sau khi mẹ ông truất phế anh trai ông, vua Ptolemaios IX Lathyros. Dù vậy, năm 109 TCN, ông bị hạ bệ bởi Ptolemaios IX
Nữ hoàng Berenice III (81–80 TCN). Buộc phải kết hôn với Ptolemaios XI và được đưa lên ngôi sau khi Ptolemaios IX qua đời mà không có người kế thừa hợp pháp; bị sát hại 19 ngày sau theo lệnh của ông ta
Ptolemaios XI Alexander II (80 TCN). Được quan chấp chính Sulla của La Mã ủng hộ lên ngôi, nhưng đã cai trị 80 ngày trước khi bị người dân lật đổ vì đã sát hại Berenice III
Ptolemaios XII Neos Dionysos (Auletes) (80–58 TCN). Vì là người anh cả, Ptolemaios XII đã được chọn làm vua và kết hôn với chị ông, Tryphaena. Năm 58 TCN, Ptolemy XII đã thất bại trong việc ủng hộ về cuộc chinh phạt Cộng hòa Síp của người La Mã, theo đó đã dẫn đến sự bạo loạn của người dân Ai Cập vì phải nộp mức thuế cao (chủ yếu để cống cho La Mã) và phải vật vả vì giá thành tăng cao. Ptolemaios XII lúc đó đã nhanh chóng chạy trốn đến La Mã.
Nữ hoàng Cleopatra V (79–68 TCN). Bà lên ngôi năm 79 TCN, nhận được sự kính trọng của nhân dân Ai Cập. Bà qua đời năm 68 TCN mà không rõ nguyên nhân.
Nữ hoàng Cleopatra VI (58–57 TCN). Khi nhà vua bị nhân dân khởi nghĩa lật đổ phải chạy trốn sang La Mã, bà lên đồng cai trị với con gái là Berenice IV. Bà qua đời vì nguyên nhân không rõ, có thể là bị con gái đầu độc.
Nữ hoàng Berenice IV (58–55 TCN). Sau khi mẹ qua đời, bà ở tuổi 20 đã trở thành người cai trị duy nhất của Ai Cập do sự vắng mặt của cha bà, và với anh và Cleopatra vắng mặt, bà không lo lắng về việc bị lật đổ hay áp đảo. Công chúng sợ triều đại Ptolemaic sẽ không tiếp tục do Berenice từ chối kết hôn. Người ta cũng tin rằng bà quan tâm quá nhiều đến thời trang và những thứ xa xỉ, dẫn đến chi phí tăng cao. Triều đại của Berenice kết thúc vào năm 55 trước Công nguyên khi cha bà giành lại ngai vàng với sự trợ giúp của người La Mã do Aulus Gabinius lãnh đạo, và Berenice bị xử tử.
Ptolemaios XII (55–51 TCN). Sau khi phục hồi vương quyền, ông ra lệnh giết chết Berenice IV và những người ủng hộ bà. Con gái ông Cleopatra VII cũng trở thành nữ hoàng đồng cai trị với ông. Trước khi qua đời, Ptolemy XII chọn Cleopatra VII và Ptolemy XIII làm vua và nữ hoàng Ai Cập tiếp theo.
Nữ hoàng Cleopatra VII (51 - 30 TCN): Khi vua cha qua đời vào mùa xuân năm 51 TCN, Cleopatra VII mới chỉ 18 tuổi. Vì hai chị gái đã mất nên Cleopatra trở thành người cai trị đất nước kim tự tháp cùng với em trai Ptolemaios XIII. Khoảng cuối năm 51 TCN, Cleopatra đã loại bỏ Ptolemaios XIII ra khỏi giấy tờ để chính thức cầm quyền. Nữ hoàng Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và cực kỳ thông minh. Bà còn có trong đầu một khối lượng kiến thức cực kỳ lớn từ thiên văn, địa lý cho tới lịch sử, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm. Bà đã xây dựng một đội quân hùng hậu, một hạm đội các tàu chiến để đối đầu với đế chế La Mã, giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình. Nhiều sử gia cho biết, Cleopatra có thể không thực sự xinh đẹp nhưng Cleopatra lại sở hữu một thân hình tuyệt mỹ và vô cùng gợi cảm. Tài liệu trong lăng mộ của bà cho biết: Cleopatra được cuốn tròn trong một tấm thảm và được mang đến cung điện của Caesar. Khi mở thảm ra, nhà độc tài La Mã không thể cưỡng lại sự quyến rũ và "nóng bỏng" của người đẹp. Chỉ sau đêm định mệnh này, bà trở thành người tình của Caesar. Năm 47 TCN, Cleopatra hạ sinh cho Caesar một người con trai (đặt tên là Caesarion). Năm 44 TCN, Caesar bị ám sát, nữ hoàng cùng con trai trở lại Ai Cập nhưng trùng hợp là người trị vì Ai Cập khi đó Ptolemaios XIV qua đời một cách bí ẩn và Cleopatra cùng con trai trị vì đất nước. Trong lần gặp ở Tarsus (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), Nữ hoàng Cleopatra sử dụng mùi hương đặc biệt để quyến rũ tướng Antony. Bà đi trên một chiếc thuyền đầy ắp cánh hoa ngát hương thơm cùng chiếc đèn tỏa mùi tinh dầu vô cùng quyến rũ. Và đương nhiên, tướng Mark Antony không thể cưỡng lại được mùi hương ấy và "sập bẫy" tình của người phụ nữ ấy. Khi bị thất thủ năm 30 TCN, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius quá đau khổ nên đã tự sát. Nữ hoàng quyết định giữ gìn phẩm giá bằng cách tự sát. Theo nhiều tài liệu ghi lại, bà đã để cho một con rắn mào gà cắn vào cổ. Hầu hết mọi người cho rằng, bà đã có chủ tâm để rắn cắn vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế, họ mới có thể đạt tới sự bất tử.
Ptolemaios XIII Theos Philopator (51 - 47 TCN): Vào tháng 10 năm 50 TCN, Ptolemaios XIII được tôn lên làm vua cùng với chị là Cleopartra VII. Năm 48 TCN, nhà vua cố gắng để buộc Cleopatra trốn chạy sang Syria nhưng bất thành. Chẳng bao lâu em gái Arsinoe IV lên ngôi làm phức tạp tình hình. Cùng năm 48 TCN, nhiếp chính của vua là Pothinus sai người ám sát viên tướng bại trận Pompey khi ông nay thất trận chạy sang Ai Cập. Cuối năm 48 TCN, nhà vua liên minh với em gái Arsinoe IV cùng đánh Cleopartra VII, nhưng bị người chị mình có quân La Mã của Caesar hỗ trợ đánh tan hoàn toàn, buộc Ptolemaios XIII và Arsinoe IV chạy trốn khỏi thành phố. Ptolemaios XIII được báo cáo là bị chết đuối ngày 13 tháng 1, năm 47 TCN khi cố gắng vượt qua sông Nile.
Nữ hoàng Arsinoe IV (48 - 47 TCN): bà là con gái út của Ptolemaios XII, em gái cùng cha khác mẹ của Nữ vương Cleopatra VII, em gái của Ptolemaios XIII. Khi nội chiến giữa hai chị em Cleopatra và Ptolemaios diễn ra, Arsinoe được đưa lên ngôi Pharaoh năm 48 TCN và bà đã liên minh với Ptolemaios XIII chống lại chị mình, Cleopartra. Sau thất bại của Arsinoë và Ptolemaios XIII vào năm 47 TCN, Arsinoë bị áp giải đến Roma. Dù có người La Mã có một phong tục là bóp cổ những tù nhân bại trận đến chết trong lễ mừng chiến thắng, nhưng Caesar đã cung cấp cho Arsinoë một chỗ ở tại Đền Artemis ở Ephesus. Arsinoë sống trong ngôi đền được vài năm; cuối cùng bị tướng Marcus Antonius (người tình của Cleopartra) sai người ám sát chết năm 41 TCN và để lại cái xác của bà trên những bậc thang ngôi đền, đây được xem là một điều thô bạo đối với một nơi tôn nghiêm như ngôi đền và đã sỉ nhục La Mã.
Ptolemaios XIV (47 - 44 TCN): Sau cái chết của anh trai Ptolemaios XIII của Ai Cập vào ngày 13 tháng 1, năm 47 trước Công nguyên, ông đã được tuyên bố là Pharaon và cùng cai trị với chị gái của họ, Cleopatra VII của Ai Cập. Sau khi Caesar bị ám sát năm 44 TCN, Pharaoh cũng qua đời cùng năm đó (nghi là bị Cleopartra đầu độc).
Ptolemaios XV Caesarion Philometor Philopator (47 - 30 TCN): sau khi Caesar bị ám sát, Ptolemaios XV Caesarion mới được cai trị chính thức vào năm 44 TCN. Trong cuộc xung đột cuối cùng giữa Marcus Antonius và Octavian (trong tương lai là Hoàng đế Augustus), năm 34 TCN, Antonius cấp vùng đất phía đông và các chức danh khác nhau cho Caesarion và ba đứa con riêng với Cleopatra. Caesarion được tuyên bố là một vị thần, con trai của thần và "Vua của các vị vua". Antonius tuyên bố Caesarion là con trai thực sự của Caesar và là người thừa kế. Sau thất bại của Antonius và Cleopatra trong trận Actium, Cleopatra có vẻ như đã chuẩn bị cho Caesarion tự nắm quyền "cai trị duy nhất mà không có mẹ của mình". Octavian chiếm được thành phố Alexandria vào ngày 01 Tháng Tám, năm 30 TCN thì Cleopartra tự tử và Caesarion bị quân La Mã bắt đem về nước. Ít lâu sau, nhằm bảo vệ vị trí của mình là người thừa kế của Caesar và để tiếp tục sự nghiệp chính trị của mình, Octavian nhận thức được sự nguy hiểm trong việc cho phép người khác cũng làm như vậy và đã đáp rằng "hai Caesars cho một là quá nhiều", ông ra lệnh giết Caesarion - con trai của Julius Caesar và Cleopatra, trong khi tha mạng cho con cái của Cleopatra với Antonius, ngoại trừ con trai cả của Antonius.


Tài liệu tham khảo chính:
  1. H. Breasted, History of Egypt from the Earliest Time to the Persian Conquest, 1909
  2. J. Cerny, 'Egypt from the Death of Ramesses III to the End of the Twenty-First Dynasty' in The Middle East and the Aegean Region c.1380-1000 BC, Cambridge University Press, ISBN 0-521-08691-4
  3. Clayton, Peter A. (1995). Chronicle of the Pharaohs: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt. The Chronicles Series . London: Thames and Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
  4. Dodson, Aidan and Hilton, Dyan. The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson. 2004. ISBN 0-500-05128-3
  5. Nicolas Grimal, A History of Ancient Egypt, (Blackwell Books: 1992
  6. Murnane, William J. Ancient Egyptian Coregencies, Studies in Ancient Oriental Civilization. No. 40. The Oriental Institute of the University of Chicago, 1977
  7. Michael Rice, Who's Who in Ancient Egypt, Routledge 1999
  8. Ryholt, Kim & Steven Bardrum. 2000. "The Late Old Kingdom in the Turin King-list and the Identity of Nitocris." Zeitschrift für ägyptische Sprache und Altertumskunde 127
  9. Shaw, Ian. The Oxford History of Ancient Egypt., Oxford University Press, 2000.
  10. Toby A. H. Wilkinson, Early Dynastic Egypt, Routledge 1999, ISBN 0-415-18633-1
  11. Verner, Miroslav, The Pyramids - Their Archaeology and History, Atlantic Books, 2001, ISBN 1-84354-171-8
  12. Egypt, History & Civilisation By Dr. R Ventura. Published by Osiris, PO Box 107 Cairo.
 
Last edited:
Top Bottom