các vấn đề thắc mắc trong đề thi DH sinh ^^

G

greenofwin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình thấy dạo này bõ sinh vắng quá nên lập topic này để thao luận nhưng câu còn thắc mắc trong đề thi đại học qua ( đề năm nay hơi khó hic )
1. phân bố từ trên xuống mặt đáy biển của các loài tảo là
đáp án : tảo lục , tảo nâu ,tảo đỏ .................... tại sao ??
( bạn hienchip và cukhoaithui làm bài dc 10 ko ^^ )
 
C

cukhoaithui

mình thấy dạo này box sinh vắng quá nên lập topic này để thao luận nhưng câu còn thắc mắc trong đề thi đại học qua ( đề năm nay hơi khó hic )
1. phân bố từ trên xuống mặt đáy biển của các loài tảo là
đáp án : tảo lục , tảo nâu ,tảo đỏ .................... tại sao ??
( bạn hienchip và cukhoaithui làm bài dc 10 ko ^^ )
---> He,cứ tưởng mọi người đi du lịch hết rồi,ko ngờ còn có đồng chí green ở đây :DTopic này rất đúng ý của tui ^^ nhưng vì thời gian này khá vắng nên chưa thực hiện,định chờ một thời gian nữa tự nhiên sẽ có người có "nhu cầu" thôi :)
--> Câu hỏi trên là 1 câu khá hay,rất thực tế ^^ Lúc gặp câu này tui cũng hơi choáng vì thấy có vẻ ko có trong chương trình.Nhưng khi đọc qua các đáp án thì bước đầu cũng loại đc 2 đáp án.Chọn đáp án lục nâu đỏ vì thấy nó hợp lý nhất (mặc dù lúc đó ko dám chắc chắn).Đầu tiên là chú ý chi tiết phân bố từ trên xuống dưới đáy biển,thực tế ta thấy màu nước biển ngoài khơi là màu xanh lục,nên tui nghĩ tảo lục phải đứng đầu theo thứ tự :p càng xuống sâu thì màu của tảo càng sáng(nâu rồi đến đỏ),như vậy là sự thay đổi màu sắc theo thứ tự lục nâu đỏ hợp lý hơn là lục đỏ nâu.Nếu xét về nguyên nhân của sự thay đổi màu sắc tảo theo độ sâu như vậy thì tui nghĩ là do yếu tố ánh sáng tác động.Tui chưa tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhưng đó là suy nghĩ đầu tiên khi tui đưa ra lí do cho chính tui để chọn đáp án lục nâu đỏ.Theo tui nghĩ tảo lục ở gần mặt biển nhất nên sẽ dễ dàng nhận đc nhều ánh sáng MT nhất,do đó nó có màu lục (màu tối).Càng xuống sâu dười đáy thì ánh sáng càng ít đi và như vậy màu của tảo sẽ thay đổi theo chiều hướng sáng hơn (màu nâu,màu đỏ),có lẽ các màu đó sẽ giúp việc hấp thụ ánh sáng MT của tảo tốt hơn trong điều kiện ánh sáng MT khó xuyên tới như ở dưới đáy biển.Và thực tế nếu bạn nào có xem các chương trình động vật,sẽ thấy rằng các loại rong tảo dưới đáy thường là có màu đỏ (tui nhớ như rứa b-().Trên đây là những ý kiến chủ quan nên sẽ ko hoàn toàn chính xác trong việc giải thích đáp án.Tốt nhất bạn green nên search thêm trên mạng hoặc hỏi thầy cô :)
--> Đề sinh năm nay nhiều câu rất hay,câu này chỉ là 1 trong số những câu như zậy :D không bỏ công mất nhiều tg cho nó ^^
P/S : tui sai 4 câu =(( hien_chip nghe nói sai 5 câu,còn bạn camdorac_likom thì chỉ sai có 2 câu ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thank_kiri

^^, mấy bạn này giỏi ghê ha, sai có mấy câu, tui ko chuyên Sinh nên sai hơi bị nhiều >.<, cái câu tảo lục, tảo nâu cũng là 1 trong số các câu sai. Vì lúc vào phòng thi cũng run, ko nghĩ dc gì, đã vậy ông giám thị còn ngồi kế bên ngó làm chẳng còn tâm trí đâu mà làm, ^^, cái câu tảo tui cũng ko mất nhiều thời gian nhưng mà bị lừa đảo rồi, tui cứ nghĩ nó có màu đỏ thì dù sao cũng quang hợp dc chút chút, còn tảo nâu thì ko có quang hợp gì dc nên mới ko có màu -> màu nâu -> nó ở dưới cùng ^^, nghe tức cười quá ha ^^, với lại tui chợt nghĩ đến hiện tượng "thủy triều đỏ" -> do tảo đỏ nổi lên gây ra -> nó cũng ở gần gần nước và quang hợp cũng nhiều mới nổi lên vậy ^^. Lập luận vớ vẩn thành ra sai đứt câu đó ^^.
 
T

thank_kiri

mình mới kiếm dc cái này: " Phần lớn thực vật có hoa và tảo lục phân bố rất nông vì chúng hấp thụ tia đỏ. Tảo nâu phân bố sâu (từ độ sâu 10-40m) nhờ chúng có sắc tố phụ màu nâu (phytoxanthine), tảo đỏ phân bố sâu hơn (có thể từ 60 - 100m) vì chúng có sắc tố màu đỏ (phycoerythrine) và màu lam (phycocyanine) hấp thụ được các tia sáng xuống sâu. Do ánh sáng trong nước yếu là nguyên nhân sự phân hóa yếu của các đặc điểm giải phẫu của lá cây sống chìm trong nước (lá không có mô giậu hay mô giậu gồm một lớp tế bào rất ngắn, diệp lục có trong lớp tế bào biểu bì nhờ đó tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng). Đối với động vật, màu sắc của chúng thay đổi theo sự phân bố của ánh sáng, các loài động vật ở vùng triều có màu sắc sặc sỡ nhất, còn các động vật ở các lớp nước sâu hoặc trong hang có màu tối"

ý ở trên chưa rõ lắm nhưng cũng giải thích dc phần nào. Mình thì lúc làm lại lập luận trên cơ sở màu sắc của động vật và mấy cái linh tinh thành ra sai ^^.
Câu trên còn thêm 1 ý giải thích nữa là tảo lục có chứa chlorophyl, tảo đỏ thì chứa phycobilin, mà phycobilin thì khả năng hấp thụ ánh sáng rất tốt nên phân bố ở sâu hơn.
 
G

greenofwin

dạo này ngũ đông nên quên lên mạng
ah mình sai 3 câu
cái câu trên xem như bạn thank_riki giải quyết xong
các bạn có thắc mắc thì gửi lên nha ( mình nghĩ mình có thể giải dc vì mình chỉ thắc mắc mỗi câu về tảo thui :D)
P/S: cảm ơn các bạn box sinh nhìu nha nhất là bạn cukhoaithui và bạn hiền_chip thật ra mình không học thêm sinh mà nhìn cái đề 2008 mình nghĩ đề sinh khá dễ nên không thèm đi học thêm nhưng nhờ các box của các bạn mà mình biết sinh khó và hay vậy nên cũng tham gia và tích lũy dc nhiều kiến thức .thank :D
( chúc các bạn sớm nhận dc tin mừng như mình )
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

dạo này ngũ đông nên quên lên mạng
ah mình sai 3 câu
cái câu trên xem như bạn thank_riki giải quyết xong
các bạn có thắc mắc thì gửi lên nha ( mình nghĩ mình có thể giải dc vì mình chỉ thắc mắc mỗi câu về tảo thui :D)
P/S: cảm ơn các bạn box sinh nhìu nha nhất là bạn cukhoaithui và bạn hiền_chip thật ra mình không học thêm sinh mà nhìn cái đề 2008 mình nghĩ đề sinh khá dễ nên không thèm đi học thêm nhưng nhờ các box của các bạn mà mình biết sinh khó và hay vậy nên cũng tham gia và tích lũy dc nhiều kiến thức .thank :D
( chúc các bạn sớm nhận dc tin mừng như mình )
--> He,1 đồng chí đã nhận tin chiến thắng rồi he ^^ chúc mừng bạn greenofwin :) Mà bạn thi trường nào hè?Nếu là y tpHCM thì có lẽ chúng ta học chung khóa đó :D
Dạo này box TSC ko thấy ai zô "chăm sóc" nữa nên bị "chìm" luôn rồi =(( dù sao đó cũng là nơi "ăn chơi" của khá nhiều đồng chí tâm huyết với khối B,để nó như vậy thiệt hơi bị uổng :( Có lẽ sau khi có kết quả chính thức tui sẽ cố gắng "kích thích" nó lại,lúc đó mong các đồng chí "năm xưa" nếu rảnh thì lên góp vui để giúp các bạn năm sau thi có một nơi thật sự hữu ích về mặt kiến thức của môn Sinh :)
 
Top Bottom