các văn bản văn lớp 8

T

trungdung308

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi giúp tớ với
Giá trị Nghệ thuật và giá trị nội dung trong các văn bản lão hạc và tước nước võ bờ và cố bé bán diêm và đánh nhau với cối xay giò và chiếc lá cuối cùng và hai cây phong là gì ?
Các bạn giúp tớ với thứ 6 tớ phải nộp bài rồi , các bạn nói cho tớ biết giá trị nghệ thuật từng văn bản một nhé
 
T

taitutungtien

Lão Hạc Tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao có 2 giá trị sâu sắc
*Giá trị về nội dung:
1-Giá trị hiện thực:Tái hiện lại đời sống của người nông dân trong xã hội phong kiến mà điển hình là Lão Hạc.
2-Phê phán xã hội phong kiến -một xã hội bất công đẩy người nông dân thật thà chât phác vào bước đường cùng. Cái chết của lão Hạc là tiếng nói lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đó.
*Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu. Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ
Bạn tham khảo thêm ở đây http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=274672

Cô bé bán diêm : Em đọc qua cái này nhé :p

II. Tìm hiểu giá trị tác phẩm

1. Gia cảnh của cô bé bán diêm

HS: - Gia cảnh của cô bé:

+ Bà và mẹ đều đã mất;
+ Người cha cay nghiệt;
+ Sống nghèo khổ;
+ Cô bé phải tự mình bán diêm kiếm sống.

Đó là một gia cảnh rất đáng thương.

GV: Trong các chi tiết vừa kể, chi tiết nào về gia cảnh của cô bé gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất? Em có hiểu vì sao cô bé nghĩ: "ở nhà thì cũng rét thế thôi"?

HS: - Chi tiết gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất là chi tiết người cha cay nghiệt; bởi vì người cha là người thân duy nhất lại không phải là chỗ dựa của cô bé. Cô bé nghĩ "ở nhà thì cũng rét thế thôi" vì nhà cũng "là một xó tối tăm", không có hơi ấm tình người, không có sự bao dung che chở.

GV: Theo em, vì nguyên nhân gì mà người cha lại cay nghiệt với cô bé như vậy?

HS: - Do đói khổ, ích kỷ, nhẫn tâm, không thương con và chăm lo cho con mình.

GV: Vì vậy, cô bé phải ra khỏi nhà cả khi đêm cuối năm. Em hãy cho biết: hình ảnh cô bé được miêu tả qua những chi tiết nào?
HS: - Cô bé bán diêm đầu trần, đi chân đất, vừa đói vừa rét, dò dẫm trong đêm tối...

GV: Em bé đầu trần, chân đất tím bầm, dầu dãi phong sương đặng mong kiếm sống, trong khi đó khung cảnh xung quanh như thế nào?

HS: - Trong khi em bé đầu trần chân đất, dầu dãi phong sương đặng mong kiếm sống, mọi người xung quanh vẫn bước nhanh không nghe cô bé mời chào, đèn sáng, mùi ngỗng quay thơm phức, đêm giao thừa tấp nập...

GV: Theo em, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi miêu tả cô bé giữa cảnh tượng xung quanh và giá trị của thủ pháp nghệ thuật đó?

HS: - Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, nhằm khắc họa nổi bật tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
GV: Trước lời mời chào khẩn thiết của cô bé bán diêm, thái độ của mọi người đáp lại cô như thế nào? Em có suy nghĩ gì về điều này?

HS: - Trước lời mời chào khẩn thiết của cô bé, mọi người không đoái hoài mà họ rảo bước rất nhanh. Hơn nữa, sự cố tình của cậu bé ban chiều (tung chiếc giày còn lại của cô lên trời, cười sằng sặc) cũng như thái độ của mọi người là đều dửng dưng, không một chút động lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ của cô. Cô bé dường như rơi vào tình cảnh bế tắc.

- Cô bé thật cô đơn;

- Cô bé thật đáng thương...

GV: Thông qua quá trình đọc, em thấy cô bé đã làm gì trước tình cảnh như trên? (ghi bảng).

2. Cô bé với mộng tưởng và thực tại

HS: - Trong tình cảnh như thế, cô bé đã ngồi nép trong một goá tường, lần lượt quẹt những que diêm.

GV: Đọc tác phẩm, em thấy cô bé quẹt diêm mấy lần, mỗi lần quẹt diêm em thấy điều gì?

HS: - Cô bé đã bật diêm năm lần, mỗi lần cô đều thấy những cảnh tượng khác nhau:

+ que thứ nhất: hiện lên lò sưởi (có hình nổi bằng đồng, lửa cháy vui mắt, hơi nóng dịu dàng);
+ que thứ hai: hiện lên ngỗng quay (trên bàn trải khăn trắng, đựng bằng đĩa sứ quý);
+ que thứ ba: hiện lên cây thông Nô-en (ngàn nến sáng rực, nhiều bức tranh rực rỡ);
+ que thứ tư: hiện lên hình ảnh bà mỉm cười (cô reo lên, van xin bà);
+ tất cả những que còn lại: hình ảnh bà cao, đẹp, cầm tay cô, hai bà cháu bay lên cao, cao mãi.

GV (bình và chuyển tiếp): Trong tình cảnh dường như tuyệt vọng, cô bé đã lần lượt quẹt những que diêm của mình, và mỗi lần quẹt cô đều thấy những hình dung khác nhau. Nhưng đó chỉ là hình dung, những mộng tưởng được thắp lên từ ánh lửa bập bùng của những que diêm. Còn mỗi khi diêm vụt tắt, cô lại thấy những gì?

HS: - Mỗi khi diêm tắt, cô lại thấy những cảnh đời thực:

+ que thứ nhất vụt tắt: chợt nghĩ ra rằng cha đã giao cho đi bán diêm, đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng;
+ que thứ hai vụt tắt: lại thấy bức tường dày đặc và lạnh lẽo, phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu, mọi người thờ ơ và vội vã;
+ que thứ ba vụt tắt: tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời, nghĩ đến bà và tin theo lời bà rằng như thế là ai đó vừa chết;
+ que thứ tư vụt tắt: ảo ảnh về bà biến mất;
+ tất cả những que còn lại vụt tắt: bà nắm tay và hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...

GV: Hãy hình dung trở lại những nét mộng tưởng mà cô bé thấy được mỗi khi quẹt diêm, theo em, những hình ảnh mà cô bé thấy trong ánh lửa bập bùng đó có liên quan gì với thực tế cuộc sống của cô?

HS: - Con người khi thiếu cái gì thường mơ đến cái đó. Điều này cho thấy: tất cả các hình ảnh mà cô bé mộng tưởng mỗi khi quẹt diêm đều có nguồn gốc từ cảnh đời thực:

+ mộng tưởng thấy lò sưởi (quẹt que thứ nhất): tình cảnh cô bé trong đêm cuối năm rất rét;
+ mộng tưởng thấy ngỗng quay và bàn ăn thịnh soạn (quẹt que thứ hai): cô bé đang rất đói;
+ mộng tưởng thấy cây thông (quẹt que thứ ba): cô bé đang khao khát được vui chơi như những trẻ em khác;
+ mộng tưởng thấy bà mỉm cười (quẹt que thứ tư): cô đang khao khát tình yêu thương;

GV: Theo dõi diễn biến mạch truyện, chúng ta thấy các hình ảnh mộng tưởng của cô bé đều rất đẹp, rất sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, có những chi tiết mộng tưởng rất ngộ nghĩnh và ấn tượng, theo em đó là những chi tiết nào, và tai sao lại có những chi tiết đó?

HS: - Trong các hình ảnh mộng tưởng của cô bé, có những chi tiết mộng tưởng rất ngộ nghĩnh và ấn tượng, đó là:

+ lò sưởi có hình nổi bằng đồng;
+ lửa cháy vui mắt;
+ nến sáng lung linh;
+ ngỗng quay nhảy khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phóng sết;
+ lời van xin của cô bé với bà...

Những chi tiết đó vừa thể hiện chân thực về sự hồn nhiên của cô bé, đồng thời tăng thêm tính sinh động của câu chuyện.
GV(bình và chuyển ý): Mộng tưởng dù rất đẹp, song với cô bé bán diêm thì hiện thực vẫn đói rét, phũ phàng và nó dập tắt những mộng tưởng. Tưởng tượng lại diễn biến các lần mộng tưởng được mở ra và lần lượt các que diêm vụt tắt, em hãy cho biết: cách miêu tả hiện thực và mộng tưởng của tác giả thể hiện trong truyện có gì đặc biệt?

HS: - Trong truyện, tác giả miêu tả hiện thực và các nét mộng tưởng một cách đan xen. Điều này có tác dụng làm nổi bật tình cảnh và khát khao mơ ước của cô bé bán diêm. Trong tình cảnh khốn cùng, cô bé vẫn luôn luôn mơ ước về những điều tốt đẹp, và tất cả các mơ ước đó đều có cơ sở bắt nguồn từ đời sống hiện thực.

GV (bình và chuyển tiếp): Các mộng tưởng sau mỗi lần quẹt diêm đều bắt nguồn từ hiện thực đời sống của cô bé, nhưng ở lần quẹt diêm cuối cùng, cô thấy hai bà cháu bay lên cao, cao mãi. Liệu điều đó có phải bà đã đón cô bé đi không? Em có nhận xét gì về các hình ảnh trong phần kết thúc câu chuyện? (ghi bảng).

4. Cái chết thương tâm của cô bé

HS: - Kết thúc truyện là hình ảnh cô bé chết trong đói rét, nguyên nhân chính là do sự ích kỷ nhẫn tâm của người cha và sự thờ ơ vô cảm của người đời. Việc kết thúc như thế thể hiện một phép so sánh ngầm: sáng mồng một người ta thấy cô đã chết bên một góc tường, cô chết âm thầm trong một ngày mà lẽ thường con người được sống trong niềm hân hoan đầu năm.

GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh cô bé bán diêm đã chết?

HS: - Cô bé bán diêm chết, đó là một nỗi thương tâm nhưng hình ảnh một cô bé má hồng, môi đang mỉm cười ở kết thúc truyện gợi lên ý nghĩa như là cái chết của một thiên thần.

GV: Theo em, tại sao nhà văn lại chọn cách miêu tả hình ảnh cô bé chết như vậy?

HS: - Nhà văn viết trong một niềm xót thương vô hạn, hình ảnh đau thương nhưng rất đẹp của cô bé có ý nghĩa khơi dậy và thức tỉnh lương tâm, báo động khẩn thiết về sự lạnh lùng vô cảm của con người.

GV(chuyển ý): Theo em, có thể cô bé sẽ không chết trong đêm giao thừa, nếu có những điều kiện gì?

HS: - Cô bé có thể không chết trong đêm giao thừa, nếu có người chia sẻ cùng cô những khó khăn, cơ cực (giả dụ như mời một chỗ trú ấm áp, nhường một chút thức ăn, áo mặc, mua diêm... chẳng hạn).

GV: Hình dung lại câu chuyện, theo em, những ngọn lửa diêm được miêu tả trong truyện có ý nghĩa gì?

HS: - Hình ảnh những ngọn lửa diêm trong câu chuyện có thể là những ẩn dụ nghệ thuật, tượng trưng cho:

+ khát vọng ấm no, hạnh phúc của cô bé;
+ cuộc đời ngắn ngủi của cô bé;
+ chiếc cầu nối giữa một bên là hiện thực khổ đau đói rét với một bên là ước mơ hạnh phúc của cô bé nói riêng và của con người nói chung;
+ tinh thần nhân đạo của nhà văn...

GV: Em hãy nêu cảm nhận chung về giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện? (ghi bảng).

III. Tổng kết

HS: Truyện Cô bé bán diêm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Câu chuyện phản ánh số phận bi thảm của những người nghèo khổ trong xã hội Đan Mạch đương thời, đồng thời thể hiện niềm xót thương vô hạn của nhà văn đối với những con người khốn khổ, thể hiện sự thống thiết thức tỉnh lòng nhân ái của con người.

Với trí tưởng tượng bay bổng phong phú, tác phẩm thể hiện nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với những tình tiết hợp lý, sinh động, đan xen giữa hiện thực và mơ tưởng. Hình tượng ngọn lửa que diêm thắp lên những mộng tưởng là hình tượng độc đáo, góp phần tạo nên sức sống và tinh thần nhân đạo của tác phẩm Cô bé bán diêm.
 
M

minoko

giúp tôi với

hãy giảng cho tôi bài 2 sgk lớp 8 nha. vi chương trình quá khó nhờ mọi người giảng giúp tôi nha:):):):)
 
Top Bottom