Sinh 12 Các thuyết tiến hóa chính

N

nobita252

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I/ Tiến hoá và sự thích nghi:
Các nhà sinh học định nghĩa tiến hoá theo 2 cak:
- Tiến hoá là một quá trình thay đổi dần dần, nhờ đó các cá thể của một loài vẫn thích hợp hoặc thích nghi với điều kiện môi trường của chúng.
- Tiến hoá là một quá trình mà kết quả của nó làm xuất hiện loài mới từ dạng cũ. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành loài và nó cho phép giải thích sự xuất hiện của các loài sinh vật mới trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất.

Những kiểu biến đổi mang tính tiến hoá này ko fải là thay thế nhau mà chúng bổ sung cho nhau. Cả hai cần đc giải thích bằng một học thuyết tiến hoá thích hợp. Bài này sẽ phác hoạ học thuyết tiến hoá Darwin mới và mô tả các cơ chế chính tạo nên sự thích nghi.
602darwin.jpg


Sự thích nghi được biểu hiện rõ ở cấu trúc của hầu hết các bộ phạn sinh vật. chẳng hạn, cánh của chim ko chỉ thik hợp về mặt đại thể, mà còn về chi tiết cấu trúc cho việc bay lượn. hình dạng cánh nói chung tạo nên sức nâng vag khi điều chỉnh thích hợp nó còn giúp ích cho cất và hạ cánh cũng như mức độ bay. Các lông vũ bay nhẹ và khoẻ, trong khi đó những lông bao nhỏ hơn tạo nên mặt trơn khí động học. ngoài ra, các xương hỗ trợ có các thanh chống bên trong làm tăng thêm các đặc tính cơ học mà ko fải tăng khối lượng cơ thể. ở hầu hết các loìa chim, các cơ để bay thường rất to, khoẻ, và phần lớn khối lượng của nó tập trung ở gần gốc cánh, nơi các cơ được bám vào xương ức đã được biến dạng 1 cách đặc biệt. Chúng rất quan trọng khi đặt câu hỏi là tất cả các đặc điẻm này đầu tiên được phát triển ra sao, và làm thế nào mà hầu hết các loài chim đều có chung các đặc tính đó.

II/Các học thuyết tiến hoá
1.Sự sáng tạo đặc biệt

Nhiều tôn giáo cho rằng các loài đều do Chúa tạo nên và chúng dã từng tồn tại một cách ko đổi trên trái đất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, các đặc điểm thik nghi của cơ thể được truyền lại từ tổ tiên một cak y hệt như lúc mới được tạo ra. Các yếu tố cơ bản của học thuyết này ko thể nghiên cứu kiểm nghiệm được. Các học thuyết tiến hoá khác thừa nhận rằng các đặc tính của loài có biến đổi và tất cả các loài hiện nay đều bắt nguồn từ một số ít kiểu sinh vật đơn giản vốn được hình thành từ các vật chất ko sống từ hơn 3000 triệu năm trước

2. Sự di truyền của các tính trạng tập nhiễm
Năm 1809 nhà động vật học người Pháp J.B Lamac (Jean-Baptise Lamarck) đã cho xuất bản cuốn Triết học động vật, trong đó ông đã đề xấut cơ chế giải thik sự tiến hoá của các loài cao cấp từ các loài đơn giản hơn. Ông cho rằng: (1)Các cơ quan của cơ thể được phát triển và cải tiến khi được sử dụng một cak lặp đi lặp lại, còn nó sẽ bị yếu dần nếu ko được sử dụng. (2)Những biến đổi về cấu trúc thu được trong đời sống của sinh vật được truyền lại cho con cái. ví dụ Lamac tin rằng cổ dài và chân trước của hươu cao cổ được hình thành do tập quán vặt lá cây. Ông cho rằng tổ tiên của hươu cao cổ là loại ngắn cổ nưhng do fải thường xuyên vươn cổ ra để hái lá cây nên qua nhiều thế hệ, cổ chúng được dài thêm ra.

Ở một số khía cạnh nào đó, học thuyết này có vẻ hấp dẫn nhưng chưa có bằng chứng thực nghiệm nào chứng minh. Các đặc tính di truyền của sinh vật được kiểm tra bởi các gen và người ta thấy ko có cách nào để cấu trúc ADN tạo nên các gen lại bị thay đổi để phản ánh các hoạt động của 1 cá thể

3. Học thuyết Darwin mới
Một học thuyết tiến hoá chặt chẽ và có vẻ hợp lí lần đầu tiên được Darwin trình bày một cách chi tiết. Khi còn là một thanh niên ông được cử đi học ngành y tại ĐH Edinburgh và sau đó nghiên cứu thần học tại Cambridge. Ông ko fải là một sinh viên thành đạt nhưng rất quan tâm đến lịch sử tự nhiên. Năm 1831, được cử đi theo một con tàu thám hiểm HMS Beagle với tư cách là một nhà tự nhiên học, ông đã khoả sát hơn 10 năm tại Patagonia, Tiera del Fuego, Chile, Peru và nhiều đảo Thái Bình Dương kể cả một số đảo Galapagos. Những nhiên cứu kĩ lưỡng của ông về địa chất và lịch sử tự nhiên của các vùng nàylàm cho ông tin rằng những thay đổi có tính tiến hoá là hoàn toàn có khả năng xảy ravà sau đó đã dẫn ông tới chỗ đề xuất chọn lọc tự nhiên là một cơ chế chính của tiến hoá. Học thuyết của ông được công bố trong cuốn "Nguồn gốc các loài" vào năm 1859 đã dẫn đến 1 cuộc cách mạng trong suy nghĩ của mọi người và làm chuyển hướng nghiên cứu trong sinh học.

Học thuyết hiện dậi của thuyết Darwin được gọi là học thuyết Darwin mới. Học thuyết này có thể tóm tắt như sau:

a) Các sinh vật sản sinh ra một số lượng con cái nhiều hơn số lượng cá thể có thể sống sót. Một con ếch cái Rana temporaria sản sinh ra khoảng 2000 trứng, trong số đó rất nhiều trứng được thụ tinh và phát triển thành nòng nọc. Tuy nhiên, ở hầu hết mọi nơi, quần thể ếch trưởng gần như được duy trì một cách ổn định. Điều đó có nghĩa là mỗi cá thể đời con có một cơ hội sống sót tính trung bình là rất thấp, chỉ khoảng chừng 0,01%. Tất cả các loài sinh sản hữu tính đều sản sinh ra một số lượng cá thể con rất dư thừa mà fần lớn trong số đó bị chết trước khi đạt được đến độ thành thục sinh dục.

b) Các sinh vật khác nhau về các cách thức ảnh hưởng đến dự sống còn của chúng. Bất cứ nghiên cứu nào về 1 loài đều phát hiện ra hàng loạt những khác biệt về kích thước, màu sắc, hình dạng, chi tiết cấu trúc, sinh lí mà nhiuề cái trong số đó có tác động tới sự sống còn của cá thể sinh vật. Nguồn biến dị này cần fải được xem xét.

c) Phần lớn biến dị được kiểm soát bởi các gen. Có hàng ngàn ví dụ về biến dị mà cơ sở di truyền của nó đã được biết. Nhiều tính trạng đó di truyền theo kiểu Mendel, trong khi đó các tính trạng như chiều cao, khối lượng cơ thể phụ thuộc vào sự tương tác giữa các gen và môi trường.

d) Chọn lọc tự nhiên giúp cho các loài luôn thik nghi. Từ các quan sát trên ta rút ra rằng những sinh vật thích nghi tốt nhất là những cá thể có khả năng sống sót cao và để lại hậu thế. Vì những biến dị là do các gen kiểm soát, nên các cá thể đừoi sau có khả năng có được những đặc tính có lợi từ bố mẹ và lại truyền lại những tính trạng này cho các thế hệ tiếp theo. Quá trình đó được gọi là chọn lọc tự nhiên và nó sẽ đảm bảo cho các cá thể của một loài thích nghi được với môi trường sống.

e) Loài mới chỉ được hình thành bằng sự cách li. Chọn lọc tự nhiên bản thân nó ko thể giải thích là loài mới được hình thành ra sao. Loài mới chỉ được hình thành khi các quần thể của 1 loài bị cách li và do đó chúng ko thể giao phối với nhau. Các quần thể cách li thích nghi với môi trường riêng của mình và có thể phân hoá và cuối cùng hình thành nên loài mới. Có hai phương pháp cách li khả dĩ đó là cách li địa lí và cách li sinh thái.

III/ NGUỒN BIẾN DỊ
Để tiến hoá có thể xảy ra, tất nhiên fải có nguồn biến dị, qua đó chọn lọc tự nhiên có thể tác động. Nguồn biến dị quan trọng nhất là đột biến gen và đột biến NST. Như ta đã biết, đột biến gen là biến đổi ngẫu nhiên trong trình tự của ADN chịu trách nhiệm mã hoá cho protein. Phần lớn chúng đều có hại, nhưng một số ít lại có lợi vì nó tổng hợp nên được protein mới hoặc các protein được cải tiến hơn.

Đột biến NSt giữ vai trò quan trọng trong qua trình tiến hoá. Những sinh vật đơn gian như vi khuẩn chứa ít hơn nhiều về ADN và số gen so với các sinh vật nhân thực. Một tế bào người chứa lượng ADN gấp 800 lần so với lượng ADN của E.Coli. Sự gia tăng lượng ADN trong tế bào được thưc hiện do sự lặp đoạn và chuyển đoạn NST và cũng có thể là kết quả của sự nhiễm vi rút. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ một phần nhỏ trong tổng số ADN của tế bào nhân thực mã hoá cho các protein. Một số vùng còn lại ko mã hoá cho protein được xem là có nhiệm vụ tạo thuận lợi cho các đột biến NST và như vậy làm tăng tốc độ tiến hoá của các protein.

Với một nguồn gen mới và lượng ADN được gia tăng, sự phân li độc lập của các NST, sự trao đổi chéo trong giảm phân giúp tạo nên sự tái tổ hợp gen, đưa tới xuất hiện các giao tử bị biến đổi về mặt di truyền. Vì thế biến dị được truyền lại cho hậu thế. Phần nhiều các loài có được sự thích nghi vơi việc thụ tinh chéo nhờ đó biến dị di truyền lại được gia tăng hơn nữa.
 
Last edited by a moderator:
B

baokim2

Thuyết tiến hóa của Lamarck
I. BIẾN ĐỔI VÀ TIẾN HOÁ
Giới sinh vật đang tồn tại nổi bật ở tính đa dạng và tính hợp lí. giải thích hai đặc điểm đó như thế nào?
Cho đến thế kỉ XVII người ta quan điểm phổ biến rằng tất vả các sinh vật đã được Thượng đế sáng tạo ra cùng một lần, mang những đặc điểm thích nghi từ đầu và không hề biến đổi . những tài liệu phân loại học, hình thái học so sánh, giải phẫu học so sán tích lũy trong thế kỉ XVII và XVIII đã hình thành thuyết biến hình, thừa nhận sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trức tiếp của ngoại cảnh. theo Xanh-Hile, đại diện của thuyết biến hình ở đầu thế kỉ XIX, thì các loài động vật có xương sống đã được xây dựng theo một kiểu cấu tạo hợp lí.
Dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh ( đất đai, khí hậu, thức ăn...) kiểu cấu tạo chung đó bị biến đổi theo nguyen tắc cân bằng : một cơ quan nào đó phát triển mạnh lên thì một số cơ quan khác lại tiểu giảm đi. Vd: chim nhạn bay giỏi thì cánh dài chân bé. đà điểu chạy nhanh thì chân to khoẻ, cánh lại tiêu giảm. Di tích cơ quan thoái hóa cho thấy sự biến đổi hình thái cấu tạo của các cơ quan không chỉ diễn ra trong quá trình phát triển cá thể mà còn diễn ra trong quá trình phát triển lịch sử của loài. sự thống nhất về kiểu cấu tạo chung phản ánh sự thống nhất về nguồn gốc. sự đa dạng về chi tiết là do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

lamarck.jpg

Jean Baptiste Lamarck
(1744-1829)

Nhà tự nhiên học người Pháp J.Lamarck (1744-1829) là người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới. Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hứong ngày càng hoàn thiện. theo Lamarck nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa hữu cơ.

II.NGUYÊN NHÂN TIẾN HOÁ
Theo Lamarck , điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục. những biến đổi nhỏ được tích lũy qua thời gian dài đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật.Tiếp thu mọt quan niệm từ thời cổ Hi Lạp, Lamarck cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền qua các thế hệ. trình độ khoa học đương thời chưa cho phép ông phân biệt biến dị di truyền và ko di truyền
Lamarck chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi hợp lí trên cơ thể sinh vật. ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. điều này không đúng với với các tài liệu cổ sinh vật học. Lamarck quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng như nhau trước diều kiện ngoại cảnh mới. điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của biến dị, tính đa hình của quần thể.
Lamarck chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. ông buộc phải giả thiết rằng sinh vật vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện.


Để minh hoạ, ông giải thích sự tiến hóa hình thành nên loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn như sau: Khi ở dưới thấp không còn lá cây( môi trường thay đổi) các con hươu đều phải chủ động vươn cổ lên để lấy các lá trên cao ( thay đổi tập quán hoạt động) do cổ được hoạt động theo chiều hướng vươn dài ra nên cổ hươu sẽ dài dần và đặc điểm này được truyền lại cho đời sau. trong các thế hệ kế tiếp , lá cây ở dưới ngày một khan hiếm hơn nên để tồn tại, các con hươu lại tiếp tục vươn cổ để lấy được các lá ở trên cao hơn, nên qua nhiều thế hệ loài hươu cổ ngắn dần dân chuyển đổi thành hươu cao cổ.


giraffe.gif


Tóm lại:
Cống hiến:
+Chứng mình được giới sinh vật là sản phẩm của một quá trình liên tục phát triển từ đơn giản đến phức tạp
+Nêu được vai trò của ngoại cảnh và bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh đối với sự tiến hóa của sinh giới
Hạn chế:
+Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền( cho rằng mọi biến đổi trong đời cá thể đều di truyền được)
+Chưa giải thích được đặc điểm thích nghi hợp lí trên cơ thể sinh vật
+Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải
+Lamarck quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách như nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới
+Lamarck cũng chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp

lamarck01.jpg


Thuyết tiến hoá của Darwin
Charles Robert Darwin (1809-1882) là nhà tự nhiên học người Anh đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá, với tác phẩm nổi tiếng “nguồn gốc các loài”(1859) (The Origin of Species)

darwin.jpg



I. BIẾN DỊ
Darwin là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể ( hay gọi tắt là biến dị) để chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. ông nhận xét rằng tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động chỉ gây ra những biến đổi đồng lọat theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh , ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá . Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
II.CHỌN LỌC NHÂN TẠO
Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn luôn xuất hiện nhiều biến dị. những cá thể mang biến dị có lợi cho người sẽ được ưu tiên giữ lại và dùng để nhân giống .Những cá thể mang biến dị bất lợi cho người sẽ bị loại bỏ, hạn chế sinh sản. đó là quá trình chọn lọc nhân tạo, bao gồm hai mặt song song : vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.
Trong mỗi vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau. trong mỗi hướng , con người đi sâu khi thác ở sinh vật một đặc điểm có lợi cho mình, giữ lại những dạng tốt nổi bật, loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên. Đó là quá trình phân li tính trạng, giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi , cây trồng trong mỗi loài, xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại.

mainpic-darwin.jpg


III. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
Giữa các cá thể cùng loài sinh ra trong cùng một lứa , sống trong cùng một hoàn cảnh, luôn luôn xuất hiện những biến dị cá thể rất phong phú. Nhưng sự tồn taị của mỗi sinh vật lại phụ thuộc vào vô số yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh, vì vậy nó chịu sự chọn lọc(chọn lọc tự nhiên). Tác nhân gây ra sự chọn lọc là những điều kiện khí hậu, đầt đai, nguồn thức ăn, kẻ thù tiêu diệt, đối thủ cạnh ranh về thức ăn, chỗ ở.Tác động của chọn lọc tự nhiên đã phân hoá về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể Những cá thể nào mang biến dị có lợi cho bản thân chúng sẽ được sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế, sinh sản nhiều , con cháu ngày càng đông. Trái lại, những cá thể mang biến dị có hại hoặc ít có lợi cho bản thân chúng thì ít có khả năng tồn tại phát triển, con cháu hiếm dần.
Nếu động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người, thì động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. vì sinh vật phải thường xuyên chống chọi với những yếu tố bất lợi , giành lấy những điều kiện có lợi của môi trường mới tồn tại và phát triển được.
Darwin đã nêu một ví dụ điển hình về tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với sâu bọ ở quần đảo Mađerơ. ở đó thường xuyên gió thổi mạnh.Tất cả những âu bọ nào không có cánh to khoẻ đủ chống chọi với gió mạnh đều bị tiêu diệt. trong điều kiện như vậy , không có cánh hoặc cánh tiêu giảm, bắt buộc sâu bọ chỉ bò hoặc bay sát mặt đất là những biến dị có lợi. Kết quả là trong 550 loài cánh cứng ở đây đã có 200 loài không bay được.
Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền , đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
Trong chọn lọc tự nhiên , trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, quá trình phân li tính trạng dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu.
Theo Darwin, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Với thuyết chọn lọc tự nhiên, Darwin đã giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Nếu Lamarck xem thích nghi là kết quá sự biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh thì Darwin coi đây là quá trình chọn lọc các biến dị, đào thải các dạng kém thích nghi. Darwin cũng đã thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài , chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
Tuy nhiên do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời, Darwin chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị .

Có thể giải thích sự tiến hoá hình thành nên loài hươu cao cổ theo quan niệm của Darwin: Trong loài hươu cổ ngắn, một số biến dị cá thể xuất hiện , trong đó có con cổ dài. Khi lá cây dưới thấp không còn, những con cổ ngắn không kiếm được thức ăn sẽ chết, con hươu cổ dài vẫn ăn được những lá trên cao nên sẽ sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế hơn, sinh sản nhiều và con cháu ngày càng đông. Quá trình này được diễn tiến qua thời gian dài đưa đến sự hình thành loài hươu cao cổ.

darwin01.jpg


Tóm lại
Ưu điểm
Darwin đã giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật
Darwin đã thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài , chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung
Nhược điểm:
Darwin vẫn chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị .
Học thuyết Darwin đã giải thích đựơc 4 điểm tồn tại trong học thuyết Lamarck:
+Vì sao ngày nay mỗi loài sinh vật đều thích nghi hợp lí với điều kiện sống của nó? Vì chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi. sự xuất hiện loài mới gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm thích nghi mới.
+Vì sao các loài biến đổi liên tục nhưng ranh giới giữa các loài khá rõ rệt, gián đoạn? Vì chọn lọc tự nhiên đã đào thải những hướng biến đổi trung gian
+Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm chạp ,mà sinh giới đã phát riển nhanh chóng , với tốc độ ngày càng nhanh? Vì chọn lọc đã diễn ra theo con đường phân li ; một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới. tốc độ biến đổi của các loài phụ thuộc chủ yếu vào cường độ hoạt động của chọn lọc tự nhiên chứ không phải sự thay đồi các điều kiện khí hậu địa chất.Các nhóm xuất hiện sau đã kế thừa các biến đổi có lợi trên cơ hể của các nhóm xuất hiện trước, thích nghi hơn nên phát triển nhanh hơn.
+Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh các nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp? Vì trong những hoàn cảnh nhất định , sự duy trì trình độ tổ chức nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá tổ chức vẫn bảo đảm sự thích nghi.


compar.gif
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom