các thầy giúp em mấy bài dao động cơ này với ạ

C

chinhvm83

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bay 1;một viên đạn có khối lượng 5g bay theo phương ngang với vận tốc 400m/s đến găm vào 1 quả cầu có khối lượng 500g đc treo trên một sợi dây nhẹ,mềm và không giãn.kết quả làm cho dây treo quả cầu bị lệch đi 1 góc 10độ so với phương đứng.lấy g=10m/s2.xác định chu kì dao động của quả cầu sau đó.
Bài 2:một con lắc đơn có chu kì T=2s khi đặt trong chân không.Quả lắc làm bằng 1 hợp kim có khối lượng m=50g và khối lượng riêng D1=0,67g/dm3.khi đặt trong không khí ,quả lắc chịu tác dụng của lực đẩy acsimet,khối lượng riêng của không khí là D=1,3g/lit.Chu kì T’ của con lắc trong không khí là?
Bài 3;một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2kg và lõ xo có độ cứng 20N/m.vật nhỏ đc đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo.hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1.ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 5cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần.lấy g=10m/s2.vật đạt vận tốc lớn nhất sau khi đi đc quãng đường là?
Bài 4;một vật tham gia đồng thời 2 dao động điều hoà cùng phương cùng tần số và đồng pha.nếu chỉ tham gia dao đoọng thứ nhật,vật đạt vận tốc cực đại v1.nếu chỉ tham gia dao động thứ2,vật đạt vận tốc cực đại v2.khi tham gia đồng thời 2 dao động,vật đạt được vận tốc cực đại là/
Bài 5:một con lắc đơn có chiều dài 0,992m,quả cầu nhỏ có khối lưọng 25g.cho nó dao động tại nơi co gia tốc trọng trường 9,8m/s2 với biên độ góc 4 độ trong môi trường có lực cản tác dụng.biết con lắc đơn chỉ dao động được 50sthì ngừng hẳn.xác định độn hao hụt cơ năng trung bình sau 1 chu kì
 
H

hocmai.vatli

Chào em.

Bài của em có thể làm như sau:
Bài 1: gọi đạn có khối lượng m, vận tốc v. Quả cầu có khối lượng M vận tốc V. Do đạn găm vào quả cầu sau khi bắn, vậy đó là va chạm mềm, sau khi va chạm 2 vật có cùng vận tốc.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng : mv = (M + m)V
-->[TEX]\[V = \frac{m}{{M + m}}v\][/TEX]
Ta lại có khi mới dao động vận tốc là lớn nhất, áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
[TEX]\[\frac{1}{2}(m + M){V^2} = (m + M)gh\][/TEX] (1)
Trong đó ta có h là độ cao khi dây treo bị lệch 10 độ. [TEX]\[h = l\cos \alpha \][/TEX]
l là chiều dài dây treo. Do góc [TEX]\[\alpha \][/TEX] nhỏ nên [TEX]\[\cos \alpha \approx \alpha \][/TEX]
Từ (1) ta có thể tính được l: [TEX]\[l = \frac{{{v^2}}}{{2g\cos \alpha }} \approx \frac{{{v^2}}}{{2g\alpha }}\][/TEX] Tính được l áp dụng công thức tính chu kì là ra.

Bài 2. Bài này con lắc chịu tác dụng ngoại lực. Em chỉ cần tính ngoại lực Acsimet ngược chiều với trọng lực sau đó tính một cách bình thường là ra:
THể tích vật chiếm chỗ: V= m/D1, Lực đẩy Acsimet: F = D2.V. Nhớ lài lực này cùng phương và ngược chiều với trọng lực tác dụng lên vật.

Bài 3: Bài này em phải xác định được vật đạt vận tốc cực đại tại li độ nào.
Ta tính biên độ dao động dựa vào dữ kiện vật bị nén 5 cm. Biên độ là độ dời lớn nhất so với VTCB: xác định tại VTCB lò xo giãn bao nhiêu rồi cộng với 5 sẽ ra biên độ.
Ta có : Lúc đầu lực đàn hồi cực đại là kA, sau đó nó giảm dần đồng thời tốc độ tăng dần đến khi lực đàn hồi cân bằng với lực ma sát thì tốc độ của vật đạt cực đại. Fph = Fms. Từ đây em sẽ tính được li độ khi vật đạt vận tốc cực đại. Khi tính được li độ so sánh với vị trí ban đầu, em sẽ tính được quãng đường vật đi được.

Bài 4. Em có thể tính nhẩm như thế này nhé: 2 dao động cùng phương, cùng tần số, đồng pha, ta chọn pha ban đầu bằng 0.
[TEX]\[\begin{array}{l} {x_1} = {A_1}c{\rm{os}}\omega t,\,{x_2} = {A_2}c{\rm{os}}\omega t \to x = Ac{\rm{os}}\omega t \\ {v_1} = - \omega {A_1}\sin \omega t,\,{v_2} = - \omega {A_2}\sin \omega t \to v = - (\omega {A_1} + \omega {A_2})\sin \omega t \\ \end{array}\][/TEX]
Từ đó ta thấy V = v1 +v2.

Bài 5. Ban đầu em tính chu kì con lắc ra: [TEX]\[T \approx 2\,s\][/TEX]
Tính năng lượng con lắc: [TEX]\[E = \frac{1}{2}mgl\alpha _o^2\][/TEX]
Trong 25s thực hiện 25 chu kì. Em lấy năng lượng đó chia đều cho 25 chu kì sẽ tính được độ giảm năng lượng trung bình trong mỗi chu kì.

Chúc em học tốt. Lần sau khi post bài nhớ chỉ post tối đa 3 bài trong 1 topic nhé. Không post quá nhiều.
 
C

chinhvm83

Chào em.

Bài của em có thể làm như sau:
Bài 1: gọi đạn có khối lượng m, vận tốc v. Quả cầu có khối lượng M vận tốc V. Do đạn găm vào quả cầu sau khi bắn, vậy đó là va chạm mềm, sau khi va chạm 2 vật có cùng vận tốc.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng : mv = (M + m)V
-->[TEX]\[V = \frac{m}{{M + m}}v\][/TEX]
Ta lại có khi mới dao động vận tốc là lớn nhất, áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
[TEX]\[\frac{1}{2}(m + M){V^2} = (m + M)gh\][/TEX] (1)
Trong đó ta có h là độ cao khi dây treo bị lệch 10 độ. [TEX]\[h = l\cos \alpha \][/TEX]
l là chiều dài dây treo. Do góc [TEX]\[\alpha \][/TEX] nhỏ nên [TEX]\[\cos \alpha \approx \alpha \][/TEX]
Từ (1) ta có thể tính được l: [TEX]\[l = \frac{{{v^2}}}{{2g\cos \alpha }} \approx \frac{{{v^2}}}{{2g\alpha }}\][/TEX] Tính được l áp dụng công thức tính chu kì là ra.

Bài 2. Bài này con lắc chịu tác dụng ngoại lực. Em chỉ cần tính ngoại lực Acsimet ngược chiều với trọng lực sau đó tính một cách bình thường là ra:
THể tích vật chiếm chỗ: V= m/D1, Lực đẩy Acsimet: F = D2.V. Nhớ lài lực này cùng phương và ngược chiều với trọng lực tác dụng lên vật.

Bài 3: Bài này em phải xác định được vật đạt vận tốc cực đại tại li độ nào.
Ta tính biên độ dao động dựa vào dữ kiện vật bị nén 5 cm. Biên độ là độ dời lớn nhất so với VTCB: xác định tại VTCB lò xo giãn bao nhiêu rồi cộng với 5 sẽ ra biên độ.
Ta có : Lúc đầu lực đàn hồi cực đại là kA, sau đó nó giảm dần đồng thời tốc độ tăng dần đến khi lực đàn hồi cân bằng với lực ma sát thì tốc độ của vật đạt cực đại. Fph = Fms. Từ đây em sẽ tính được li độ khi vật đạt vận tốc cực đại. Khi tính được li độ so sánh với vị trí ban đầu, em sẽ tính được quãng đường vật đi được.

Bài 4. Em có thể tính nhẩm như thế này nhé: 2 dao động cùng phương, cùng tần số, đồng pha, ta chọn pha ban đầu bằng 0.
[TEX]\[\begin{array}{l} {x_1} = {A_1}c{\rm{os}}\omega t,\,{x_2} = {A_2}c{\rm{os}}\omega t \to x = Ac{\rm{os}}\omega t \\ {v_1} = - \omega {A_1}\sin \omega t,\,{v_2} = - \omega {A_2}\sin \omega t \to v = - (\omega {A_1} + \omega {A_2})\sin \omega t \\ \end{array}\][/TEX]
Từ đó ta thấy V = v1 +v2.

Bài 5. Ban đầu em tính chu kì con lắc ra: [TEX]\[T \approx 2\,s\][/TEX]
Tính năng lượng con lắc: [TEX]\[E = \frac{1}{2}mgl\alpha _o^2\][/TEX]
Trong 25s thực hiện 25 chu kì. Em lấy năng lượng đó chia đều cho 25 chu kì sẽ tính được độ giảm năng lượng trung bình trong mỗi chu kì.

Chúc em học tốt. Lần sau khi post bài nhớ chỉ post tối đa 3 bài trong 1 topic nhé. Không post quá nhiều.
thầy có thể giải chi tiết giúp em bài 3 ra không ạ.em hơi lơ mơ.:-SS
 
Top Bottom