Địa 6 Các thành phần tự nhiên của trái đất

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào mọi người!
Chắc hẳn ai cũng biết, Địa Lí là một môn học xã hội, một môn học quan trọng giúp ích cho con người trong rất nhiều việc. Chúng ta hôm nay sẽ ôn lại kiến thức trong môn địa lý chủ đề về các thành phần tự nhiên của trái đất nhé...
Chủ đề: Các thành phần tự nhiên của trái đất
Bài 1: Tác động của nội lực và ngoại lức trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất
1. Tác động của nội lức và ngoại lực
Định nghĩa về nội lực, ngoại lực: https://diendan.hocmai.vn/threads/ngoai-luc-va-noi-luc.712211/
_ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau
2. Núi lửa và động đất
a. Núi lửa do nội lực sinh ra ở những nơi vỏ trái đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu ( mắc - ma ) phun trào ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa

_ Có hai loại núi lửa:
+) Núi lửa đang hoạt động
+) Núi lửa tắt
_ Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường, làm tê liệt đường hàng không, làm thay đổi dòng chảy của sông,...
b. Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột làm cho mặt đất bị rung chuyển, gây thiệt hại
_ Để chống động đất thì
+) Xây dựng nhà chịu động đất
+) Lập trạm nghiên cứu kịp thời để sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 2: Địa hình bề mặt trái đất
1. Núi lửa và độ cao của núi
_ Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất
_ Độ cao thường trên [tex]500m[/tex] so với mực nước biển
_ Núi thường gồm ba bộ phận:
+) Đỉnh núi: Nhọn
+) Sườn núi: Dốc
+) Chân núi: Chỗ tiếp giáp với mặt đất
_ Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta chia núi làm ba loại:
+) Núi thấp: Dưới [tex]1000m[/tex]
+) Núi trung bình: [tex]1000m\rightarrow 2000m[/tex]
+) Núi cao: [tex]2000m[/tex] trở lên
_ Độ cao tuyệt đối thường có giá trị lớn hơn độ cao tương đối
2. Núi già, núi trẻ
a. Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng

_ Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm
_ Thường bị mài mòn nhiều
b. Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
_ Được hình thành cách đây vài chục triệu năm
_ Độ cao lớn ít bị mài mòn
3. Địa hình cácxtơ
_ Địa hình cácxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi
4. Bình nguyên
_ Đồng bằng là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng
_ Độ cao tuyệt đối thường dưới [tex]200m[/tex] nhưng cũng có đồng bằng cao gần [tex]500m[/tex]
_ Có hai loại đồng bằng:
+) Đồng bằng do bị băng hà bào mòn
+) Đồng bằng do phù sa của biển hay các con sông bồi tụ
_ Giá trị kinh tế: Thuận lợi cho tưới tiêu trồng cây lương thực - thực phẩm, phát triển nông nghiệp
5. Cao nguyên
_ Độ cao tuyệt đối thường lớn hơn hoặc bằng [tex]500m[/tex]
_ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
_ Giá trị kinh tế: Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
6. Đồi
_ Đồi nằm ở vị trí chuyển tiếp nằm giữa núi và đồng bằng
_ Đặc điểm: Đỉnh tròn, sườn thoải thường tập trung thành vùng
_ Giá trị kinh tế: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc,...
Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Last edited:

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Bài 3: Các mỏ khoáng sản
1. Các loại khoáng sản
a. Khoáng sản
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
P/s: cho mình đăng cùng với nha
 
  • Like
Reactions: Junery N

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Chủ đề nhỏ 1: Lớp vỏ khí
Bài 1: Lớp vỏ khí
1. Thành phần tự nhiên của không khí
_ Không khí gồm ba thành phần:
+) Khí ôxi: [tex]21[/tex]%
+) Khí Nitơ: [tex]78%[/tex]
+) Hơi nước và các khí khác: [tex]1[/tex]%
_ Hơi nước và các khí khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương mù,...
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí quyển ( khí quyển )
_ Gồm ba tầng:
+) Tầng đối lưu
+) Tầng bình lưu
+) Các tầng cao khí quyển
_ Đặc điểm:
+) Tầng đối lưu: [tex]0\rightarrow 16km[/tex], là tầng thấp nhất
- Chiếm [tex]90[/tex]% không khí của khí quyển
- Luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Có nhiệt độ giảm dần theo chiều cao. Cứ lên cao [tex]100m[/tex] nhiệt độ giảm [tex]0,6^{\circ}C[/tex]
- Là nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, gió, sấm chớp gây ảnh hưởng lớn đến các sinh vật trên trái đất
+) Tầng bình lưu: [tex]16\rightarrow 80km[/tex], nằm trên tầng đối lưu
_ Có chứa lớp ô dôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
_ Nhiệt độ tăng dần theo chiều cao. Càng lên cao, hơi nước càng ít đi
+) Các tầng cao khí quyển: [tex]80km[/tex] trở lên
_ Không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp tới đời sống con người
3. Các khối khí
_ Gồm:
+) Khối khí nóng
+) Khối khi lạnh
+) Khối khí đại dương
+) Khối khí lục địa
_ Khối khí luôn di chuyển và biệt tính làm thay đổi thời tiết

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 2: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
1. Thời tiết và khí hậu
a. Thời tiết và khí hậu:
là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định
_ Thời tiết luôn luôn thay đổi
b. Khí hậu: là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương nhất định trong nhiều năm
_ Khí hậu có tính quy luật
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
_ Nhiệt độ không khí: là lượng nhiệt do mặt đất hấp thụ của mặt trời rồi lại bức xạ vào không khí
_ Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí
_ Cách đo: Để nhiệt độ trong bóng râm cách mặt đất [tex]2m[/tex]. Đo vào lúc [tex]5[/tex] giờ; [tex]13[/tex] giờ; [tex]21[/tex] giờ rồi tính nhiệt độ trung bình
_ Cách tính nhiệt độ trung bình:
Tổng nhiệt độ trung bình ngày [tex]=[/tex] tổng [tex]3[/tex] lần đo [tex]:3[/tex]
_ Nhiệt độ trung bình [tex]=[/tex] nhiệt độ các ngày [tex]:[/tex] số ngày trong năm
_ Nhiệt độ năm [tex]=[/tex] nhiệt độ trung bình của [tex]12[/tex] tháng [tex]:12[/tex]
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển

_ Mùa hạ biển mát hơn, mùa đông biển ấm hơn trong đất liền
_ Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt ở mặt đất và nước khác nhau
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
_ Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm
_ Cứ lên cao [tex]100m[/tex] nhiệt độ giảm [tex]0,6^{\circ}C[/tex]
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
_ Vùng vĩ độ thấp thì nhiệt độ cao
_ Vùng vĩ độ cao thì nhiệt độ thấp

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 3: Khí áp và gió trên trái đất
1. Khí áp và gió trên trái đất
a. Khí áp

_ Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất
_ Dùng khí áp kế để đo khí áp
b. Các đai
_ Từ xích đạo đến cực, khí áp được phân thành các đai khí áp thấp và các đai khí áp cao
+) Có bốn đai nằm ở giữa [tex]30^{\circ}B;30^{\circ}N[/tex] ; cực Bắc và cực Nam
+) Có ba đai áp thấp nằm ở đường xích đạo [tex]60^{\circ}B;60^{\circ}N[/tex]
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển
_ Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp vao về nơi có khí áp thấp
_ Hoàn lưu khi quyển là các hệ thống gió thổi vòng tròn do sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao tạo thành
_ Gió tín phong: là loại gió thổi từ các đai khí áp cao cận chí tuyến về các đai khí áp thấp xích đạo
_ Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi thường xuyên từ đai khí áp cao của chí tuyến về đai phía áp thấp ở vĩ độ [tex]60^{\circ}B;60^{\circ}N[/tex]
_ Ngoài ra trên trái đất còn có gió Đông cực thổi từ khu khí áp cao ở hai cực Bắc và Nam về khu khí áp thấp ở [tex]60^{\circ}B;60^{\circ}N[/tex]

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 4: Hơi nước trong không khí, mưa
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí
_ Hơi nước tạo nên độ ẩm của không khí
_ Nguồn cung cấp hơi nước cho không khí là biển và đại dương
_ Dùng ẩm kế để đo độ ẩm không khí
_ Nhiệt độ không khí càng cao thì càng chứa nhiều hơi nước
_ Sự ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái vật chất từ khí sang trạng thái lỏng và ngược lại
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất
_ Mưa là hiện tượng tự nhiên xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời ( đám mây ), khi gặp khí lạnh sẽ tạo thành giọt nước và rơi xuống ( tạo thành mưa )
_ Người ta dùng vũ kế để đo mưa
_ Lượng mưa trung bình ngày [tex]=[/tex] tổng lượng mưa các trận trong ngày
_ Lượng mưa trung bình tháng [tex]=[/tex] tổng lượng mưa các ngày trong tháng
_ Lượng mưa trung bình năm [tex]=[/tex] tổng lượng mưa các tháng trong năm
3. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới
_ Lượng mưa trên thế giới phân bố không đồng đều. Từ xích đạo về cực cụ thể:
+) Khu vực có độ cao trên [tex]2000m[/tex] phân bố hai bên đường xích đạo
+) Khu vực có lượng mưa dưới [tex]2000m[/tex] phân bố ở vùng vĩ độ cao

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 5: Các đới khí hậu trên trái đất
1. Các chí tuyến và vòng trên trái đất
_ Các đường chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc vào các ngày hạ chí [tex](22/6)[/tex] và đông chí [tex](22/12)[/tex]
_ Vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày ( hoặc đêm ) dài [tex]24[/tex] giờ
_ Các chí tuyến và vòng cực là những đường phân chia bề mặt trái đất thành các vành đai nhiệt
2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ
a. Căn cứ vào vĩ độ, người ta chia bề mặt trái đất thành năm đới khí hậu ( tương đương với năm vành đai nhiệt )

_ Một đới nóng ( nhiệt đới )
_ Hai đới khí hậu ôn hòa ( ôn đới )
_ Hai đới khí hậu lạnh ( hàn đới )
b. Đặc điểm các đới khí hậu
_ Đới nóng ( nhiệt đới )

+) Vị trí: Từ chí tuyến Bắc [tex]\rightarrow[/tex] chí tuyến Nam [tex](23^{\circ}27'B\rightarrow 23^{\circ}27'N)[/tex]
+) Đặc điểm:
- Có góc chiếu của mặt trời quanh năm lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít
- Nhiệt độ cao, nóng quanh năm
- Gió thường hay thổi là gió tín phong
- Lượng mưa trung bình từ [tex]1000\rightarrow 2000mm[/tex]
_ 2 đới ôn hòa ( ôn đới )
+) Vị trí:
- Từ chí tuyến Bắc [tex]\rightarrow[/tex] vòng cực Bắc [tex](23^{\circ}27'B\rightarrow 66^{\circ}33'B)[/tex]
- Từ chí tuyến Nam [tex]\rightarrow[/tex] vòng cực Nam [tex](23^{\circ}27'N\rightarrow 66^{\circ}33'N)[/tex]
+) Đặc điểm:
- Góc chiếu của mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhiều
- Nhiệt độ trung bình năm có [tex]4[/tex] mùa
- Gió thường hay thổi là gió Tây ôn đới
- Lượng mưa trung bình từ [tex]500\rightarrow 1000mm[/tex]
_ 2 đới khí hậu lạnh ( hàn đới )
+) Vị trí:
- Từ vòng cực Bắc [tex]\rightarrow[/tex] cực Bắc [tex](66^{\circ}33'B\rightarrow 90^{\circ}B)[/tex]
- Từ vòng cực Nam [tex]\rightarrow[/tex] cực Nam [tex](66^{\circ}33'N\rightarrow 90^{\circ}N)[/tex]
+) Đặc điểm:
- Góc chiếu mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng giao động lớn
- Nhiệt độ thấp và lạnh, có băng tuyết gần như quanh năm
- Gió thổi thường xuyên là gió Đông Cực
- Lượng mưa trung bình nhỏ [tex](5\rightarrow 500mm)[/tex]

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Chủ đề nhỏ 2: Lớp nước
Bài 1: Sông và hồ
1. Sông và lượng nước của sông
a. Sông

+) Sông: là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
_ Nguồn cung cấp nước cho sông là nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan
+) Lưu vực sông: là diện tích đất đai, cung cấp nước thường xuyên cho sông
_ Sông A - ma - don có lưu vực lớn nhất thế giới
_ Hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu
b. Lượng nước của sông
_ Lưu lượng ( lượng chảy ): là lượng nước chảy qua mặt chắn ngang dòng sông ở một địa điểm nhất định trong [tex]1[/tex] giây đồng hồ
_ Lượng nước của con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước cho nó
_ Thủy chế sông: là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong [tex]1[/tex] năm
_ Giá trị của sông:
+) Cung cấp nước
+) Cung cấp thủy hải sản
+) Cung cấp phù sa
+) Tuyến đường giao thông đường thủy
+) Du lịch
_ Tác hại: Gây bão lũ
3. Hồ
_ Hồ: là những khoảng nước tương đối rộng và sâu trên đất liền
_ Hồ gồm hai loại:
+) Hồ nước ngọt
+) Hồ nước mặn
_ Dựa vào nguồn gốc hình thành của hồ
+) Hồ vết tích của các khúc sông: Hồ Tây, hồ Vị Xuyên,...
+) Hồ miệng núi lửa tắt: Hồ Tơ Nưng,...
+) Hồ nhân tạo: Hồ Thác Bà, hồ Trị An
_ Lợi ích của hồ:
+) Điều hòa dòng chảy
+) Tưới tiêu
+) Nuôi, chồng thủy sản
+) Du lịch
+)...

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
  • Like
Reactions: kaede-kun

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 2: Biển và đại dương
1. Độ muối của biển và đại dương
_ Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là [tex]35[/tex]%
_ Độ muối của biển và đại dương không giống nhau
+) Tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hoặc ít
+) Lượng nước mưa lớn hoặc nhỏ
2. Sự vận động của nước biển và đại dương
_ Có [tex]3[/tex] sự vận động chính
+) Sông
+) Thủy triều
+) Dòng biển
a. Sóng:
_ Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
_ Gió là nguyên nhân sinh ra sóng
_ Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần
b. Thủy triều
_ Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên lấn sâu vào đất liền, có lúc nước lại rút xuống lùi tít ra sa
_ Nguyên nhân sinh ra thủy triều là sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời
c. Các dòng biển
_ Là sự chuyển động của lớp nước với lưu lượng lớn trong quãng đường dài
_ Có [tex]2[/tex] dòng biển:
+) Dòng biển nóng
+) Dòng biển lạnh
_ Nguyên nhân sinh ra dòng biển: do các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 3: Đất, các nhân tố hình thành đất
1. Lớp đất trên bề mặt lục địa
_ Đất ( thổ nhưỡng ) là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt lục địa và đảo
Gồm [tex]3[/tex] tầng:
+) Tầng chứa mùn: Nằm ở ngoài cùng màu nâu dày trùn bình, quyết định sự sinh trưởng và phát triển của thực vật
+) Tầng tích tụ: Nằm ở giữa, màu vàng đỏ, có độ dày lớn nhất
+) Tầng đá mẹ: Nằm ở trong cùng, màu đỏ vàng, độ dày nhỏ nhất
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
a. Thành phần:
Gồm [tex]2[/tex] thành phần:
_ Thành phần khoáng chất: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất gồm những hạt không có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau
_ Thành phần vật chất hữu cơ: Có nguồn gốc từ sinh vật sống như rễ cây, vi khuẩn, sâu bọ,... những có thể có nguồn gốc từ xác động vật bị phân hủy do các vi sinh vật và động vật trong đất ( cành, lá, phân giun tạo mùn cho đất )
b. Đặc điểm:
_ Là một đặc điểm quan trọng của đất vì có khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng và các yếu tốc khác như nhiệt độ, không khí,... để sinh vật sinh trưởng
_ Độ phì của đất giảm do con người phun thuốc chừ sâu, chặt phá rừng đầu nguồn quá mức
_ Tăng độ phì của đất bằng cách: bón phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc trừ sâu
3. Các nhân tố hình thành đất
_ Các nhân tố hình thành đất trên trái đất là: đá mẹ, sinh vật, khí hậu
_ Ngoài ra còn chịu yếu tố: địa hình, thời gian, con người

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 4: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất
1. Lớp vỏ sinh vật
_ Các sinh vật bắt đầu xuất hiện trên trái đất khoảng từ [tex]300[/tex] triệu năm trước đây
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng phân bố thực, động vật
a. Đối với thực vật:
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất là khí hậu. Ngoài ra còn có địa hình, đặc điểm của đất
b. Đối với động vật: Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên trái đất
c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật: Thực vật là thức ăn của động vật ăn cỏ, lá. Động vật ăn cỏ, lá là thức ăn của động vật ăn thịt
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên trái đất
_ Mang giống cây trồng từ nơi này sang nơi khác để mở rộng sự phân bố
_ Phá rừng, tiêu diệt các loài cây
_ Săn bắt, khai thác bừa bãi
_.....

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Top Bottom