Các tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đã có thế giới thì chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ có những điều đáng tự hào về những tác phẩm điện ảnh dân tộc.Chắc chắn rồi!

Tại đây, chúng ta sẽ cùng chia sẻ những thông tin về các tác phẩm được coi là kinh điển của làng nghệ thuật thứ 7 tại Việt Nam.

Hi vọng rằng, với topic này sẽ đưa tôi và các bạn "nhìn ra thế giới" từ việc trân trọng những giá trị nội tại quốc gia chúng ta đã có.

Chào đón tất cả những đóng góp xây dựng và chia sẻ của tất cả các bạn!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
Last edited by a moderator:
T

tranquang

Tác phẩm đầu tiên giới thiệu cùng các mem đó là bộ phim "Cánh đồng hoang" của đạo diễn Hồng Sến

CÁNH ĐỒNG HOANG - 1979

images85978_phim3.jpg

Diễn viên
Lâm TớiThúy An trong phim "Cánh đồng hoang".

Đạo diễn: Hồng Sến
Diễn viên: Lâm Tới, Thúy An

Giải thưởng:

* Giải vàng tại LHP quốc tế Maxcơva năm 1981

* Bông sen vàng LHP Việt Nam năm 1980

* Quay phim xuất sắc - Đường Tuấn Ba

* Nhạc phim hay nhất - Trịnh Công Sơn

* Biện kịch xuất sắc nhất

* Nam diễn viên xuất sắc nhất


Vùng Đồng Tháp Mười đồng nước mênh mông trong những ngày chiến tranh chống Mĩ là bối cảnh chính diễn ra trong phim. Hai vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được giao nhiệm vụ giữ vững đường dây liên lạc giữa bộ đội của ta. Tác giả cố gắng tập truing khai thác vào cuộc sống thường nhật của đôi vợ chồng, như trồng lúa, bắt trăn, bắt cá, nuôi con... Xen kẽ là những cảnh truy lung quần thảo của máy bay trực thăng của quân đội Mĩ nhằm tìm ra cho được đội du kích hoạt động trong vùng đầm nước. Họ sống và chiến đấu tại vùng nước đí cho đến ngày Ba Đỏ bị máy bay bắn trúng. Trả thù cho chồng, vợ Ba Đỏ đã bắn cháy chiếc máy bay. Câu chuyện hết sức đơn giản, nhưng đã thành công trong việc thể hiện được ý chí chiến đấu vì lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước của nhân vật trong phim. Ngoài ra, đạo diễn Hồng Sến đã tạo nên một thủ pháp so sánh chuẩn mực, sự tương phản đến ngạt thở. Một bên là chiếc máy bay gầm rú trên không, bên dưới hầm là đứa trẻ nhỏ đang khóc vì sợ. Có thể nói Cánh đồng hoang luôn ở vị trí hàng đầu trong nền điện ảnh của dân tộc.

Về đề tài chống Mỹ làm sau ngày giải phóng đất nước, không thể không nhắc tới các phim làm ở phía Nam – xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Đình Chiểu – như Địa chỉ để lại, Tình đất Củ Chi, Lê Thị Hồng Gấm, Pho tượng, Mùa gió chướng, và đặc biệt là sự thành công rực rỡ của bộ phim Cánh đồng hoang – Bông sen vàng Việt Nam, Huy chương vàng Liên hoan phim quốc tế Mát-xcơ-va 1981. Tác phẩm mang tính hiện đại ở chỗ: con người Việt Nam ở nơi tưởng như hoang dã này lại mang những ước vọng tư duy của thời đại, không phải chỉ hành động cho riêng mình, cho dân tộc mình, mà cho cả nhân loại.
Vấn đề đặt ra trong truyện phim là không phải kẻ thù chỉ nhằm giết đi một vài con người, mà chúng muốn tiêu diệt ý chí của một dân tộc. Và, chúng nghĩ rằng, việc đó làm được ở Việt Nam, thì chúng sẽ thực hiện được ở mọi nơi trên thế giới. Chính vì vậy mà nhân dân thế giới coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam như thắng lợi của mình. Tầm thời đại của tác phẩm đã có sức thuyết phục hơn một trăm đoàn điện ảnh của các nước có mặt tại Đại hội liên hoan phim thế giới lớn nhất này. Các báo chí Liên Xô đã bình phẩm: “Các nhà điện ảnh Việt Nam đã làm cho các nhà điện ảnh thế giới phải chú ý tới bộ phim Cánh đồng hoang. Qua bộ phim, người xem hiểu thêm bọn xâm lược Mỹ đã đem lại cho nhân dân Việt Nam những tai họa và đau thương biết chừng nào, nhưng đồng thời cũng nói lên lòng dũng cảm và ngoan cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm…”. Điều đó đã được thể hiện thật rõ nét qua truyện phim.
Về mặt nghệ thuật, dư luận ở Đại hội cho rằng: “… Các tác giả đã diễn tả rất chân thật và sinh động đến mức làm cho người xem sửng sốt…”. Đặc biệt, báo Sự Thật – tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã bình luận: “Phim Cánh đồng hoang là bản anh hùng ca giản dị và đầy tính trữ tình…”. Đóng góp vô cùng quan trọng vào thành công ấy chính là nghệ thuật viết kịch bản điện ảnh của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Có thể nói những phim về chiến tranh chống xâm lược mà nội dung chủ đề của nó là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chiếm một vị trí quan trọng nhất trong toàn bộ nền phim truyện Việt Nam những năm 1959 – 1983. Chúng ta thấy rằng, một dấu nối đã bị ngắt quãng khá xa từ Con chim vành khuyên đến Mẹ vắng nhà là dòng phim mang chất thơ. Bằng phương pháp thể hiện giữa cái thực và cái ảo, mang nặng ký ức tuổi thơ, tác giả đã gây cho người xem một cảm xúc lắng đọng, có chiều sâu, phía sau của cuộc chiến tranh. Đến Cánh đồng hoang phương pháp so sánh, một ngôn ngữ sắc bén trong nghệ thuật điện ảnh, đã được tác giả thể hiện một cách tài tình. Sự tương phản trong cấu trúc, tình huống, tính cách nhân vật không cần tới sự minh họa dài dòng và phân biệt rõ thiện và ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa người và thú, làm cho tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Sự thành công của Cánh đồng hoang còn ở chỗ vừa mang tính hiện đại vừa mang tính dân tộc, vừa đượm chất thơ trữ tình, vừa mang màu sắc huyền thoại. Đấy là những hình thức thể hiện nghệ thuật đầy sáng tạo của những người làm phim truyện Việt Nam trong các phim về đề tài chiến tranh, trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng – tác giả kịch bản phim thành công nhất của điện ảnh Việt Nam, Cánh đồng hoang.
Bộ phim Cánh đồng hoang đã có tiếng vang lớn trong nước và cả trên thế giới. Những người làm công tác điện ảnh nước ngoài đã nhạy cảm phát hiện ra những dấu hiệu đổi mới trong phim Việt Nam trong việc miêu tả con người và số phận thông qua Cánh đồng hoang. Nếu nói điện ảnh của chúng ta đã giành được thành tựu lớn cũng hoàn toàn đúng. Cùng trong một năm 1981, tại hai Liên hoan phim lớn thế giới, Lai-xích (Cộng hòa Dân chủ Đức), Mát-xcơ-va (Liên Xô), hai bộ phim của Việt Nam là Đường dây lên sông Đà và Cánh đồng hoang giành hai huy chương vàng. Nhưng công tác phê bình của nước ta đã không nhạy bén phát hiện, phân tích, lý giải và hướng dẫn người xem thấy được thành tựu lớn lao của nền điện ảnh dân tộc và những đóng góp quý báu của các nghệ sĩ. Đặc biệt đối với phim Cánh đồng hoang trong một thời gian khá dài đã tồn tại những quan niệm khác nhau về cái kết của phim, về hiện thực cuộc sống và hư cấu nghệ thuật mà không hề có ngòi bút của phê bình can thiệp. Có ý kiến cho rằng trong cuộc sống làm gì có một ngôi nhà của một đôi vợ chồng giao liên sống cô lập giữa một vùng đồng nước hoang vu như vậy? Ai bố trí? Ai nỡ lòng nào để họ sống như vậy? Máy bay giặc Mỹ quần đảo suốt ngày đêm làm gì mà ngôi nhà ấy lại đứng vững, lại vẹn toàn được như vậy?
Cảnh kết thúc của phim: thằng giặc lái Mỹ bị bắn chết, tấm ảnh vợ con hắn từ ngực áo rơi ra và dừng lại mấy giây đồng hồ trên màn ảnh, phải chăng là tác giả còn mủi lòng thương kẻ thù, mềm yếu trước cái chết của một tên lính Mỹ đã từng gây tội ác? Và không ít ý kiến đã đề nghị cắt bỏ cảnh đó.
Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng. Cánh đồng hoang đã trở thành niềm tự hào của ngành nghệ thuật phim truyện Việt Nam. Lần đầu tiên có một bộ phim truyện Việt Nam đã cắt nghĩa một cách sâu sắc, gợi cảm sức mạnh bất diệt của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tính điển hình, tính khái quát nghệ thuật của bộ phim là ở chỗ: chỉ một con người với ngôi nhà trơ trọi giữa cánh đồng hoang mà giặc Mỹ đã dùng trăm phương ngàn kế vẫn không tiêu diệt nổi. Vậy thì Mỹ còn nói gì đến việc hủy diệt, đánh thắng được cả một dân tộc!
Cảnh kết chứa đựng chủ nghĩa nhân đạo cao, mà người xem nước ngoài rất ca ngợi, không những phù hợp với khát vọng của nhân loại tiến bộ trên thế giới vì hòa bình và nhân đạo, đồng thời còn ẩn cái ý sâu xa, rằng trong cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam, không chỉ nhân dân Việt Nam chịu hậu quả mất mát đau thương mà ngay cả những người lính Mỹ và vợ con gia đình họ cũng phải gánh chịu tấn bi kịch đó, người Việt Nam không chỉ đấu tranh cho độc lập tự do của mình mà còn mong muốn hòa bình hạnh phúc cho mọi người, cả đối với nhân dân Mỹ.
 
T

tranquang

Thông tin bên lề của bộ phim "Cánh đồng hoang"

Thông tin thêm về em bé trong phim "Cánh đồng hoang"



Khi quay cảnh em bé bị dồn vào túi nilon, nhận chìm xuống nước để tránh làn đạn của máy bay địch trong phim "Cánh đồng hoang", cụ Lập (ông nội em bé) nhiều phen cố nhảy xuống nước giật đứa trẻ từ tay hai diễn viên Lâm Tới và Thúy An. Đoàn làm phim phải ngăn lại từ xa, sợ ông làm hỏng mất đoạn phim hay.

Đứa trẻ vừa mới biết đi chập chững ấy còn xuất hiện rất ấn tượng trong những cảnh quay nguy hiểm của phim giữa Đồng Tháp Mười mênh mông nước. Bộ phim nổi tiếng, nhưng người xem không hề biết diễn viên nhí ấy là con của một gia đình nông dân nghèo ở giữa cánh đồng hoang...

Liên tiếp trong nhiều ngày, từ cuối năm 2003 đến đầu năm 2004, đoàn phim đến ấp Bắc Chang, xã Tuyên Thạnh (Mộc Hóa), quê hương của cố đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, gặp những người từng giúp đỡ đoàn làm phim lúc bấy giờ để hỏi về đứa trẻ. Ông Nguyễn Văn Út, người tham gia đóng vai đại đội trưởng một cánh quân tiến về Kiến Tường rất khoái đứa trẻ, nhưng vẫn tưởng nó là con nhà nòi, vì không được nghe đoàn làm phim tiết lộ.

Qua ông Út, mọi người biết nơi đóng quân của đoàn làm phim Cánh đồng hoang thuộc địa bàn xã Tân Lập. Theo lời ông, tham gia bộ phim có cô giáo Phượng đóng vai Trạm trưởng dân công Kiến Tường, người đứng ra tiếp tế bánh tét cho đoàn quân giải phóng từ miền Bắc chi viện vào chiến trường Nam Bộ. Cô giáo Phượng đóng phim ngày xưa đã nghỉ dạy, đang sống ở chợ cầu Quảng Dài.

Cô Phượng kể, năm đó nhà cô kinh doanh cừ tràm, đạo diễn Hồng Sến thường lui tới hỏi mượn và mua một số cây làm lều trại dã chiến để quay phim cảnh đóng quân của ta. Một hôm, sau buổi dạy học về, cô giáo Phượng tình cờ bắt gặp một người nhìn mình rất chăm chú. Sau hồi lâu, cô mới biết đó là đạo diễn Hồng Sến. Ngay khi bắt chuyện, ông đã hỏi cô có đồng ý tham gia đóng phim không? Cô giáo Phượng đề nghị ông Hồng Sến nên hỏi ý kiến bà mẹ, nếu bà đồng ý thì cô tham gia, không nhận thù lao.

Sau khi quay xong phân cảnh nữ giao liên tiếp tế cho bộ đội, ông Hồng Sến mời cô giáo Phượng đi theo đoàn làm phim, vì theo ông, cô có tố chất của một diễn viên điện ảnh. Không quen sống xa nhà, xa mẹ, cô giáo Phượng đã từ chối lời đề nghị của ông. Khi phim công chiếu trên màn ảnh nhỏ, cô giáo Phượng nhận được nhiều thư ái mộ, thậm chí có nhiều chàng trai ngỏ lời cầu hôn. Trong số này đã có một người đã lọt vào mắt xanh của cô giáo.

Tuy cô Phượng không biết gì về diễn viên "nhí" này, nhưng theo lời kể của một số diễn viên khác tham gia đóng phim, đứa trẻ đó hiện ở khu vực cầu Quảng Cụt, thuộc ấp 2, xã Tân Lập.

Lặn lội trong nhiều ngày liền, cuối cùng cũng tìm ra vợ chồng ông Nguyễn Văn Nghiệp và bà Huỳnh Thị The, cha mẹ của nhân vật em bé trong phim Cánh đồng hoang. Căn nhà được lợp bằng đưng, nhỏ nhắn, nằm lọt thỏm trong tán tràm già. "Em bé" không có nhà.

Theo lời kể của vợ chồng ông Nghiệp, đây là nơi quay cảnh vọng gác nổi của vợ chồng Ba Đô và Bé Ba, thời gian khởi quay vào những ngày đầu tháng 11/1978, tính ra đã ngót 26 năm rồi. Trước đó, đạo diễn Hồng Sến và những người trong đoàn làm phim tìm nhiều đứa trẻ từ 15 đến 20 tháng tuổi để đóng vai con của vợ chồng Ba Đô, nhưng không em nào được chọn. Dù không tham gia dự tuyển, nhưng con trai của vợ chồng ông Nghiệp - Nguyễn Duy Khương vừa tròn 16 tháng tuổi lại được đạo diễn chấm.

Lúc đầu, vợ chồng ông Nghiệp không đồng ý, vì được biết nhân vật đứa trẻ xuất hiện trong những cảnh quay nguy hiểm. Sau đó, đạo diễn Hồng Sến thuyết phục được cha của ông Nghiệp, cụ Nguyễn Văn Lập đồng ý cho mượn cháu Khương để quay phim. Tuy vui vẻ giúp đỡ đoàn làm phim, nhưng khi thấy đứa cháu nội bị dồn vào túi nilon, nhận xuống nước, cụ Lập cũng không kiềm chế được mình, trách đoàn làm phim là những người làm chuyện "dại dột". Bà The kể lại, sau khi thực hiện xong cảnh "trấn nước", cháu Khương cảm sốt, mất ngủ, hoảng hốt, la khóc nhiều đêm liền. Còn lần tận mắt chứng kiến cảnh "hãi hùng": con trai té từ vọng gác xuống nước, bà The kêu trời, đòi "bắt đền" đoàn làm phim.
.............

Còn đây:
33-embe.jpg

Anh Khương, người đóng vai em bé trong phim "Cánh đồng hoang".

Thông tin sưu tầm và lượm lặt!
 
1

123konica

He he, em góp tí. Phim Việt Nam kinh điển chắc cũng phải kể đến "Áo lụa Hà Đông" nhỉ? 8-} Tuy nhiên là em ít xem phim, cũng ko quan tâm lắm tới điện ảnh, nên chẳng múa rìu qua mắt thợ. ;))

Đạo diễn Nicolas Simon (hế hế, nghe đâu là đạo diễn Hollywood đấy ;))) sắp tới sẽ làm phim "Nỗi buồn chiến tranh" (hay là The sorrow of war chả biết 8-}), viết kịch bản dựa trên tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh, diễn viên chính là diễn viên VN, chỉ có kinh phí, đạo diễn, kịch bản, âm thanh... là của nước ngoài.
Cũng đáng để chờ đợi đấy nhỉ. 8->
Nghe nói bác Nicolas theo đuổi bác Bảo Ninh 10 năm nay rồi, mới đây bác Bảo Ninh mới chấp nhận cho chuyển thể đấy.

Tin thêm: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/07/794851/
(mở ngoặc: liệu có bị ban nick ko nhỉ? 8-} đóng ngoặc)
 
T

tranquang

He he, em góp tí. Phim Việt Nam kinh điển chắc cũng phải kể đến "Áo lụa Hà Đông" nhỉ? 8-} Tuy nhiên là em ít xem phim, cũng ko quan tâm lắm tới điện ảnh, nên chẳng múa rìu qua mắt thợ. ;))

Đạo diễn Nicolas Simon (hế hế, nghe đâu là đạo diễn Hollywood đấy ;))) sắp tới sẽ làm phim "Nỗi buồn chiến tranh" (hay là The sorrow of war chả biết 8-}), viết kịch bản dựa trên tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh, diễn viên chính là diễn viên VN, chỉ có kinh phí, đạo diễn, kịch bản, âm thanh... là của nước ngoài.
Cũng đáng để chờ đợi đấy nhỉ. 8->
Nghe nói bác Nicolas theo đuổi bác Bảo Ninh 10 năm nay rồi, mới đây bác Bảo Ninh mới chấp nhận cho chuyển thể đấy.

1. Bộ phim "Áo lụa Hà Đông" thì cũng chưa đến dạng kinh điển trong điện ảnh của Việt Nam. Ngang tầm với nó còn rất nhiều như "Đu đủ xanh"; "Mùa len trâu"; "Những người thợ xẻ"... L-)

2. Vấn đề ở đây là chúng ta giới thiệu những tác phẩm kinh điển (nghĩa là đã có thực tế kiểm chứng). Còn việc "Nỗi buồn chiến tranh" sẽ được làm phim là 1 chuyện, và nó có trở thành kinh điển hay không thì lại là một chuyện khác...
Thêm nữa, khi đã có đạo diễn nước ngoài, nguồn vốn nước ngoài... thì vấn đề về sự tự hào dân tộc liệu có còn mang ý nghĩa nguyên vẹn 2 chữ Việt Nam hay không?
 
1

123konica

Thì em cũng chỉ đưa ra thảo luận thế thôi, có biết j` về cái môn nghệ thuật cao siêu này đâu. ;))

2. :)) Tự hào dân tộc.
Một đạo diễn Hollywood làm phim Việt Nam, chuyện xưa nay chưa từng có, như thế ko đáng tự hào sao?
Đừng nghĩ rằng em sính ngoại, nhưng đây rõ ràng là tín hiệu tốt cho điện ảnh VN. Có thể chỉ mang tính thương mại, thị trường là nhiều, nhưng chất lượng, kỹ thuật sẽ hơn hẳn, các nhà làm phim trong nước có nên nhìn vào đó để học tập ko?
Cứ thử xem phim VN bây h xem, điện ảnh chiều thứ 7 này, Văn nghệ chủ nhật này, phim dài tập này... Ối giời ơi :)| :)| :)| :)|
 
T

tranquang

Cũng sẽ hi vọng với một ê-kíp làm phim chuyên nghiệp mà thương hiệu đã được khẳng định sẽ đem một nét mới cho điện ảnh nước nhà học tập!

Nhưng dẫu sao thì anh vẫn giữ ý kiến: Đã là nước ngoài làm thì đấy là của người nước ngoài, không phải của Việt Nam. Và ở đó thì "chúng ta" chỉ là những người làm thuê!

Nó không giống như các tác phẩm thuần Việt Nam khác!

Thêm nữa, tác phẩm điện ảnh kinh điển Việt Nam theo anh thì trước hết phải là của người Việt và do người Việt làm ra trong tất cả mọi khâu.

Thêm 1 chút về phim Việt Nam bây giờ... Cũng đáng để xem lắm chứ, tuy nhiên "sạn" thì còn nhiều, nếu không muốn nói là đa số. Nhưng đã có những tín hiệu đáng mừng khi phim Việt vào lúc 20h tối trên VTV1 hay 21h tối trên VTV với những bộ phim truyền hình đang dần hút người Việt xem và khẳng định được thương hiệu.
 
F

faustvn01

Cứ thử xem phim VN bây h xem, điện ảnh chiều thứ 7 này, Văn nghệ chủ nhật này, phim dài tập này... Ối giời ơi :)| :)| :)| :)|
tranquang said:
Nhưng đã có những tín hiệu đáng mừng khi phim Việt vào lúc 20h tối trên VTV1 hay 21h tối trên VTV với những bộ phim truyền hình đang dần hút người Việt xem và khẳng định được thương hiệu.

Trước khi tiếp tục tranh luận, nên chăng mọi người có sự phân biệt giữa các tác phẩm điện ảnh và các phim truyền hình . Mà trong các tác phẩm điện ảnh, không phải tác phẩm nào cũng đặt yêu cầu chất lượng nghệ thuật lên hàng đầu (dòng phim thương mại, phim thị trường).
 
T

tranquang

Trước khi tiếp tục tranh luận, nên chăng mọi người có sự phân biệt giữa các tác phẩm điện ảnh và các phim truyền hình . Mà trong các tác phẩm điện ảnh, không phải tác phẩm nào cũng đặt yêu cầu chất lượng nghệ thuật lên hàng đầu (dòng phim thương mại, phim thị trường).

Đồng ý!
Nhưng tớ cũng đã nói là phim Việt Nam đấy thôi, chứ đã nói là tác phẩm điện ảnh Việt Nam đang được trình chiếu trên truyền hình đâu? Và cũng đã nói rõ là những bộ phim truyền hình đấy chứ?
 
T

tranquang

Trưa nay, trên topic này sẽ giới thiệu đến các mem yêu điện ảnh một tác phẩm kinh điển của Việt Nam là "Làng Vũ Đại ngày ấy" của đạo diễn Phạm Văn Khoa

LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY


1077136585Chi%20Pheo%202.JPG

Đạo diễn: Phạm Văn Khoa.
Diễn viên: Bùi Cường, Đức Lưu, Nguyễn Hữu Mười, nhà văn Kim Lân, Thanh Hiền, Mạnh Sinh, Phạm Hoàng Hà, Hoàng Yến, Mai Châu, Quách Thị Hồ, Vương Ngọc Điền...
Kịch bản: Đoàn Lê (dựa theo các tác phẩm "Sống mòn",“Lão Hạc”, “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao)
Hãng sản xuất: Xí nghiệp phim truyện Việt Nam
Năm sản xuất: 1982
Thời lượng: 90 phút


--------

Làng Vũ Đại ngày ấy” là câu chuyện tổng hợp của 3 câu chuyện nổi tiếng về các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao: Chí Phèo, Lão Hạc và ông giáo Thứ.

Chí Phèo là một đứa trẻ bị vứt bỏ trong lò gạch, lớn lên đi ở cho nhà Bá Kiến. Vì bà Ba bày trò lẳng lơ mà Chí Phèo bị Bá Kiến buộc tội phải đi tù. Trở về, Chí Phèo trở thành tên côn đồ khét tiếng làng Vũ Đại, ăn vạ khắp chốn và coi trời bằng vung. Càng mong muốn trả thù Bá Kiến, Chí Phèo càng đánh mất nhân tính, cho đến khi gặp Thị Nở - người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Một tình yêu “độc nhất vô nhị” đã nảy sinh giữa hai con người kỳ dị này.

Lão Hạc là một ông lão nghèo khó, không miếng đất cắm dùi sau khi các con của ông lần lượt bỏ đi. Gia tài của ông chỉ có một con chó già nua mà ông gọi là Vàng. Cuộc đời của ông tiêu biểu cho nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.


Ông giáo Thứ thuộc thành phần trí thức của xã hội. Đáng lẽ ra ông phải lấy làm vinh dự và tự hào. Nhưng cuộc đời của giáo Thứ cũng bần cùng và tẻ nhạt không kém gì Chí Phèo hay Lão Hạc... Giàu lý tưởng, hoài bão, nhưng tất cả mơ ước của ông giáo đều bị bóp nghẹt trong cái xã hội đày con người ta xuống tận cùng cuả nỗi thống khổ. Cuộc đời ông cứ chết dần chết mòn trong sự túng quẫn và u tối chung của cả làng Vũ Đại.

Nếu trong tác phẩm Nam Cao, ba nhân vật là ba con người riêng, ở ba thế giới riêng... Thì trong “
Làng Vũ Đại ngày ấy”, họ có cùng một hoàn cảnh sống, một môi trường sống và có những mối liên hệ với nhau. Sự gắn kết giữa ba nhân vật này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạo của làng Vũ Đại - một hiện thực đen tối của xã hội thời Pháp thuộc. Tiếng nói phê phán trong phim vì thế mạnh mẽ hơn và “chất” hơn.

Làng Vũ Đại ngày ấy...
Có Chí Phèo hung hăng, Thị Nở nhấm nhẳng, có Bá Kiến độc ác, lão Hạc khổ sở, cùng cực, và cũng có giáo Thứ, một thanh niên sống có lý tưởng. Làng Vũ Đại như là một xã hội thu nhỏ với đủ các thành phần, tầng lớp nhân dân, phản ánh hiện thực đời sống vào những năm tháng chiến tranh.

 
Last edited by a moderator:
T

tranquang

Kể chuyện phim Làng Vũ Đại ngày ấy:

Đức Lưu tủi phận với vai Thị Nở

ducluuvd9.jpg

Được nổi danh sau một vai diễn luôn là niềm vinh hạnh với cuộc đời mỗi nghệ sĩ. Nhưng có một người càng thành công khi hoá thân vào nhân vật bao nhiêu, ngoài đời chị càng tủi phận. Đó là diễn viên Đức Lưu, người đã đóng Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy".

Được nổi danh sau một vai diễn luôn là niềm vinh hạnh với cuộc đời mỗi nghệ sĩ. Nhưng có một người càng thành công khi hoá thân vào nhân vật bao nhiêu, ngoài đời chị càng tủi phận. Đó là diễn viên Đức Lưu, người đã đóng Thị Nở trong phim "
Làng Vũ Đại ngày ấy".

Tôi bị "đóng đinh" bởi vai Thị Nở

Tiếp tôi là một phu nữ phúc hậu mà tôi không ngờ tuổi đã gần 70. Đôi mắt dài, đen ướt biết nói như muốn giấu đi niềm khát khao, trắc ẩn. Chắc ít có người khó hình dung được Thị Nở của Làng Vũ Đại mấy chục năm về trước đến bây giờ vẫn đẹp thế, buồn thế.

Trước khi đưa "Làng Vũ Đại ngày ấy" lên màn ảnh, nhà biên kịch - đạo diễn Đoàn Lê đã từng bị mang tiếng là tham lam vì đã tấn công một cách tổng lực vào "pháo đài" của nhà văn Nam Cao. Người ta bảo bà gom hết cái tinh tuý của "Đời thừa", Sống mòn", của "Lão Hạc" vào "Làng Vũ Đại ngày ấy", thì còn ai thêm được phần nào trong cái kho báu của điện ảnh ấy nữa. Cả đoàn làm phim rất gian truân để tìm kiếm diễn viên đóng vai Thị Nở, bởi ai cũng sợ trong vai Thị Nở hình ảnh của mình bị méo mó, xấu xí quá.

Cho đến khi Đạo diễn Phạm Văn Khoa tìm được Đức Lưu: "Em có đủ can đảm không?", chị đã quả quyết: "Em có thừa lòng can đảm, chỉ sợ không đủ tài năng thôi".

Đức Lưu đã hoá thân thành cô Thị Nở ngay từ lần bấm máy đầu tiên. Chi tiết khó nhất và cũng gây sốc nhất mà chị phải đảm nhận là chi tiết "nuy" trong vườn chuối của Thị Nở và Chí Phèo. Chị phải "khoe" bộ ngực trần của mình sau tán lá chuối, dưới ánh trăng. Cách đây hơn 20, đây thực sự là chi tiết gây sốc. Để cứu nguy cho "Thị Nở" Đức Lưu, Đạo diễn Phạm Văn Khoa phải tìm diễn viên đóng thế là một người mẫu nặn tượng tại ĐH Mỹ thuật Hà Nội.

Người phụ nữ đóng thế cảnh này không được quá tuổi 30 và chưa sinh nở lần nào. Gần cuối cảnh, máy quay phải "chĩa" vào khuôn mặt Thị Nở để chị đáp lời Chí Phèo. Để quay được cảnh này, diễn viên Đức Lưu phải đứng bên cạnh, mặc áo thật nhanh. "Có lẽ vì khó quá nên đây là cảnh phải quay đi quay lại nhiều nhất của phim (8 lần) mới thành công. Cô diễn viên đóng thế ban đầu co rúm lại, sau đó lại nằm thuỗn ra vì... sợ. Còn tôi, chỉ góp mặt đúng giây cuối cùng nhưng cũng phải trốn chồng để đóng" - Chị cho biết.

Tủi - vinh Thị Nở

Vai diễn đó khiến Đức Lưu nổi tiếng, trong cuộc đời diễn viên của mình chị đã gặp được một kịch bản hay, gặp được một vai diễn có tính cách, có số phận và gặp được cả tình yêu chân thành từ khán giả. Ngay chính chị cũng không ngờ rằng sau nhiều vai diễn đáng nhớ của chị: Cô Mận xinh đẹp trong "Những cô gái công trường", vai chính diện trên sân khấu như Nga - vợ của một thiếu uý ngụy trong "Đêm tháng 7", Enny trong "Con tôi cả "... thì vai Thị Nở vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí chị.

Chị nói với tôi rằng: "Tôi đã đọc nhiều tác phẩm cổ điển của văn học thế giới, bắt gặp nhiều hình phạt khác nhau nhưng một hình phạt lớn nhất đối với người phụ nữ là cướp đoạt sắc đẹp của họ. Sắc đẹp của người đàn bà bao giờ cũng là thứ vũ khí sắc bén nhất. Thị Nở cũng là người bất hạnh vì không có nhan sắc, lại bị cùng quẫn trong sự hà khắc của xã hội phong kiến. Sau khi bộ phim được trình chiếu, nhiều hoạ sĩ có tên tuổi như: Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Trần Văn Cẩn... đã vẽ lại chị với vai diễn thị Nở chứ không phải chân dung thật ngoài đời. Chị thú nhận những bức tranh đó khiến chị rất tâm đắc. Nó có ý nghĩa rất lớn với cuộc đời làm nghệ thuật của Đức Lưu mà không diễn viên nào có được.

Sau khi bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" được trình chiếu, đi đến đâu người ta cũng gọi chị là Thị Nở. Vinh dự như thế cũng không phải là dễ chịu lắm - chị kể - hàng ngày có bao nhiêu người đứng từ phía ngoài chỉ "Nhà Thị Nở đấy". Đi ra sân phơi quần áo người ta cũng gọi là Thị Nở. Đến nỗi không chồng chị, GS-TS Trần Hạ Phương phải đi mua một tấm mành che cửa về treo. Con chị đi học thường bị các bạn trong trường gọi là: "Con Chí Phèo" hoặc "con Thị Nở". Các con chị xấu hổ đến mức phải thốt lên: "Nếu sau này con không thi được tốt nghiệp, không vào được đại học tất cả là tại mẹ".

Nhiều đêm nằm nghĩ một mình, chị đau khổ dằn vặt và tự khóc để quên đi. Hơn 20 năm qua, chị vẫn ám ảnh bởi vai diễn này để mỗi sớm mai thức dậy, lại giật mình khi soi gương xem có còn là mình không. Phải mất hơn 10 năm gia đình chị mới lấy được thăng bằng. Trong cái tủi đã đến với chị thì cũng có cái vinh. "Tôi nhớ lần đó khi đi sang dự đại hội tại Matxcơva, có buổi giao lưu với 500 công nhân Việt Nam. Khi biết tôi là người đóng vai Thị Nở, họ đã công kênh lên. Sau này, trong một lần dự lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Nga, vị đại sứ Nga hỏi vui: "Cho tôi xin bát cháo hành chị Lưu ơi".

Và niềm khát khao chưa hề tắt

Đã hơn 20 năm trôi qua, sau vai diễn Thị Nở để đời, nghệ sĩ Đức Lưu không còn xuất hiện trong bất kỳ một vai diễn nào khác. Chị rút lui khỏi màn ảnh và rời xa ánh đèn sân khấu không phải vì tình yêu nghệ thuật của chị đã cạn kiệt mà chuyển sang làm công tác đối ngoại theo yêu cầu của Thành uỷ Hà Nội. Cuộc chia tay với sân khấu, với màn ảnh luôn khiến chị day dứt, nhớ sân khấu, nhớ nghề đến nao lòng. Thế rồi kế hoạch thành lập một hãng phim tư nhân tại Hải Phòng của chị và Đạo diễn Đoàn Lê cùng bạn bè nghệ sĩ đang gấp rút hoàn thành.

Ở cái tuổi gần 70, chị vẫn bộn bề công việc kinh doanh bất động sản với chức danh hiện nay là PGĐ đối ngoại Công ty Đầu tư và Phát triển Cộng đồng. Thời gian trong cuộc đời mà chị làm nghệ sĩ không nhiều nhưng tên tuổi của đủ đã được "đóng đinh" cả trong và ngoài nước với vai Thị Nở. Cái cốt yếu là chị cảm thấy bằng lòng với chính mình trong cuộc công hiện tại. Đó là tổ ấm hạnh phúc với hai người con trai thành đạt và người chồng hiểu vợ mình hết mực, cũng là hạnh phúc lớn nhất với cuộc đời của một người nghệ sĩ.


(Theo báo Gia Đình & Xã Hội)
 
T

tranquang

Tiếp theo là một tác phẩm của đạo diễn Phạm Văn Khoa, bộ phim "Chị Dậu" sản xuất năm 1981

CHỊ DẬU
1077135011Chi%20Dau%202.JPG


Đạo diễn : Phạm Văn Khoa.
Diễn viên : Trần Lê Vân, Anh Thái, nhà văn Nguyễn Tuân, nhà văn Kim Lân, Hoàng Thị Dương, Hoàng Vĩnh Long, Ngô Nam, Mai Châu, Trịnh Thịnh.
Hãng sản xuất : XN Phim truyện Việt Nam
Thể loại : Tâm lí
Độ dài: 90 phút

Nội dung:
Vì không đủ tiền nộp thuế thân, anh Dậu bị bắt trói ở đình làng. Thương chồng, chị Dậu phải đem đứa con gái đầu lòng mới 6 tuổi và đàn chó đến bán cho nhà Nghị Quế. Nhưng Lý trưởng bắt chị phải đóng thêm suất sưu cho em chồng (đã chết), khiến chị càng thêm cùng quẫn. Chị Dậu buộc phải đi làm vú em, ngày ngày vắt sữa mình để Cụ Cố tẩm bổ.
Một đêm Cụ Cố lần mò vào giường ngủ của chị giở trò đồi bại. Chị xô ngã Cụ Cố, bỏ chạy ngay trong đêm, bất chấp ngoài trời tối đen như mực.
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Cánh đồng bất tận

images469877_showbiz_1290491538.jpg


Bộ phim tham gia vào tranh giải Cánh Diều Vàng năm 2011

Tuy không giành được giải thưởng cao nhưng cũng để lại trong lòng người xem những ấn tượng khó phai

Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình

Diễn viên chính: Lan Ngọc, Đỗ Hải Yến, Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà

Hãng sản xuất: Hãng phim Việt và HBD

Thể loại: Tâm lý - Tình cảm

Thời gian: 90 phút

Nội dung: Chuyển thể từ truyện

101010CineC19.jpg
 
Top Bottom