Các sunbae giúp em với

H

hiemcokhotim_love

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày những hiểu bjk của em về thành phố Hải Dương ( lèm ồi ) 8-|
2. Sưu tầm và giới thiệu về các nhà văn, nhà thơ Hải Dương thời trung đại :|
( nhà thơ hiện đại thỳ có mỗi Trần Đăng Khoa thôi nhở? ) =((
Sao mà hiếm ôi :(( :(
3. Sưu tầm và giới thiệu di tích lịch sử đền thờ Chu Văn An :-SS
4. Sưu tầm câu tục ngữ và ca dao nói về địa phương hoặc lưu hành ở địa phương :)|( Thành Phố Hải Dương )@-)
:D
Các sunbae chỉ giáo e với! Em cần gấp lớm ợ! ;)
Nếu cần thỳ pm em hiemcokhotim_love
Thx kiu các sunbae nhiều ợ!
 
C

chopmaido

Trần Đăng Khoa sinh tại làng Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương vào ngày 24 tháng 4 năm 1958.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh sinh năm Giáp Thân ( 1944 ) tại Nam Sách Hải Dương
Nhà văn Trần Hoài Dương tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8-11-1943
Nguyễn Tuấn Trình. Sinh năm 1917
Hoàng Lộc. Sinh năm 1920. Quê quán: Châu Khê, Ninh Giang, Hải Dương. Mất ngày 29 tháng 11 năm 1949.
Vũ Đăng Bằng. Sinh năm 1913. Quê quán: Lương Ngọc, Hải Dương. Mất ngày 8-4-1984 tại thành phố Hồ Chí Minh.
( cái này chắc hiện đại ^^)

TƯ LIỆU
Ít ai biết đến một nơi khiêm nhường ở làng quê nhỏ vùng núi Chí Linh (Hải Dương) có một ngôi đền thờ Chu Văn An, người thầy giáo được coi là “Vạn thế sư biểu” của Việt Nam. Nơi đây vừa có cảnh quan của một vùng du lịch văn hóa, vừa là nơi đạo làm thầy được tôn vinh, chữ “Học” được đề cao và là nơi mỗi lần đến thăm, đội ngũ nhà giáo “tự sửa” mình theo những phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo.

NÚI Phượng Hoàng thuộc xã Kiệt Đặc (sau năm 1945 thành xã Văn An để tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An, người thầy lỗi lạc của cả nước đã sống ở đây những năm tháng cuối đời) còn được gọi là “Tiều ẩn cổ bích”. Phượng Hoàng là một thắng cảnh đẹp, có rừng thông bát ngát, suối trong rì rào, nằm giữa quần thể di tích và nơi di dưỡng tinh thần của danh nhân từ thời Lý-Trần như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thanh Mai, Trần Xá Loan, Lục đầu giang… Khuôn viên đền thờ Chu Văn An được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008. Nổi bật nhất trong quần thể di tích là ngay từ cổng lên đền chính có chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên đền. Hai bên đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia. Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang” là nơi nhà giáo Chu Văn An ngồi dạy học. Không nguy nga hoành tráng, cầu kì, đền thờ nhà giáo Chu Văn An được thiết kế, xây dựng mang đậm nét truyền thống dân tộc. Ngôi đền chính được chồng diêm tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Ngay cổng có hàng chữ “Vạn thế sư biểu” để thể hiện tấm lòng của bao thế hệ người Việt với Chu Văn An. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... trông thật khiêm nhường, ấm áp mà thành kính, trang trọng. Nhà bia cũ và cây trạng nguyên bên cổng đang nở hoa đỏ mang ý nghĩa tôn vinh sự học và đạo làm thầy. Tất cả hòa vào quần thể di tích tạo cảm giác gần gũi ấm áp cho mỗi người hành hương.

Đường lên khu lăng mộ của Chu Văn An được lát đá xanh dẫn lên núi Phượng Hoàng kì thú hấp dẫn. Con đường trải nhựa phẳng lì từ Quốc lộ 18, qua bạt ngàn vườn vải, qua điện Lưu Quang, vào đền Phượng Hoàng như mời đón du khách thập phương về với người thầy mẫu mực của muôn đời. Xung quanh đền là những chậu cây cảnh, cây thế, những cây ăn quả do thầy và trò ở các trường học trong cả nước đến kính tặng thầy nhân mỗi chuyến về thăm.
 
Top Bottom