Sử Các sự kiện, nhân vật lịch sử thế giới trong ngày 9/3

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Ngày 9/3/141 TCN, Giao Đông vương là Thái tử Lưu Triệt lên ngôi Hoàng đế nhà Tây Hán ở tuổi 16 thay thế cha mình là Cảnh Đế vừa băng hà, lấy hiệu là Hán Vũ Đế. Thời Hán Vũ Đế, nhà vua quyết định dùng tư tưởng Pháp gia và Nho giáo để trị quốc. Ở trong nước, ông dần dần loại bỏ quyền lực của các thân vương và dồn hết quyền lực vào tay Hoàng đế, chia đất nước thành các quận huyện. Về kinh tế, Hoàng đế cho mở mang nhiều kênh rạch để khơi thông giao thông, phát triển mạnh về thương nghiệp (có kiểm soát của chính quyền trung ương). Về đối ngoại, quân Hán nhiều lần đánh quân Hung Nô ở phía Bắc, kiểm soát Tây Vực và đã đánh chiếm nước Âu Lạc cũ của họ Triệu năm 111 TCN. Vũ Đế mất năm 87 TCN và con trai út là Phất Lăng lên ngôi, hiệu là Hán Chiêu Đế
- Ngày 9/3/1500, hạm đội thám hiểm người Bồ Đào Nha của Pedro Álvares Cabral tình cờ phát hiện ra Brasil. Thoạt đầu, người Bồ Đào Nha không mặn mà buôn bán với Brasil mà chỉ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đất này: cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ.
- Ngày 9/3/1945: Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương vào lúc 21 giờ đêm để giành quyền thống trị ở khu vực này, khi biết tin quân phát xít Nhật đang bị Đồng minh đánh tan ở nhiều nơi. Theo các tài liệu, cuộc đảo chính diễn ra nhanh chóng: 16 giờ ngày 9-3, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoaõn thời gian trả lời lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.
Đến chiều ngày 10-3 thì quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương, cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt Trung.
Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc đang tâm làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

- Ngày 9/3/1454: ngày sinh của Amerigo Vespucci, nhà thám hiểm người Italia. Ông đi theo chuyến hải trình của C. Colombus vài năm trước đó sang phía tây Đại Tây Dương. Vespucci giữ vai trò chính trong hai cuộc thám hiểm vùng bờ biển phía đông của Nam Mỹ từ 1499 đến 1502. Trong chuyến thám hiểm thứ hai, ông phát hiện ra rằng Nam Mỹ mở rộng về phía nam hơn là những kiến thức người châu Âu đã biết. Vì thế, Vespucci tin rằng mình đã phát hiện ra lục địa mới. Năm 1507, Martin Waldseemüller vẽ một bản đồ thế giới, trong đó ông đặt tên cho lục địa mới là "America" (châu Mỹ), lấy theo tên của Vespucci là Amerigo.
- Ngày 9/3/1749: ngày sinh của Honore Mirabeau, một nhà cách mạng đã tham gia cuộc cách mạng tư sản Pháp nổi tiếng (1789 - 1794). Ông theo cách mạng ngay từ đầu. Sau sự kiện nhân dân Pháp đánh chiếm ngục Bastille (14/7/1789), ông cùng nhiều nhà cách mạng cấp tiến đã tham gia biên soạn Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (8/1789). Nhưng Mirabeau cũng là nhà cách mạng khá bảo thủ, không muốn cách mạng tiến lên theo đúng nghĩa của nó. Mirabeau qua đời trước khi Hiến pháp 1791 kịp công bố. Mignet nhận xét, "Không ai có thể sánh với quyền lực và sự nổi tiếng của Mirabeau"
- Ngày 9/3/1754: ngày sinh của Jean-Baptiste Kleber, một viên tướng người Pháp. Sinh ở Strasburgs năm 1753, Kleber nhanh chóng gia nhập kỵ binh Ba Lan; rồi tham gia cách mạng Pháp. Nhớ thành tích nhiều lần đánh bại quân của phe bảo hoàng, Kleber được tướng Napoleon Bonaparte tin tưởng và theo Bonaparte đánh chiếm Ai Cập năm 1799. Khi Bonaparte về Pháp, Kleber trấn giữ Ai Cập và hòa giải Anh, đánh bại quân Ottoman ở trận Heliopolis. Kleber bị một người Thổ ám sát khi ở Ai Cập năm 1800. Tên của ông được đặt cho quảng trường, nơi phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với Mĩ và các bên liên quan tiến hành hòa đàm ở thủ đô Paris (1968 - 1973)
- Ngày 9/3/1890: ngày sinh của Vyacheslav Molotov, chính khách người Nga (mất năm 1986). Ông có công lớn về ngoại giao với Đức trước thềm Thế chiến 2, giữ nhiều chức vụ cao ở Liên Xô
- Ngày 9/3/1934: ngày sinh của Yuri Gagarin, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô (mất năm 1968). Ông là người đầu tiên bay quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ trong 108 giờ
- Ngày 9/3/1851: ngày mất của Hans Christian Ørsted, nhà khoa học Đan Mạch. Ông phát hiện ra lực điện từ. Phát hiện của Ørsted cũng là một bước quan trọng tiến tới một khái niệm thống nhất về năng lượng và là cơ sở cho sự ra đời cho động cơ điện. Về hóa học, ông đã sản xuất nhôm lần đầu tiên trong dạng không nguyên chất; đồng thời cô lập các phần tử thông qua sự giảm phân của nhôm clorua
 
Top Bottom