- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
- Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3):
+ nguồn gốc ngày lễ kỷ niệm này bắt đầu từ cuộc đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt ở thành phố Chicago và New York (Mĩ) vào ngày 8/3/1899 đòi giới chủ giảm giờ làm, tăng lương. Trước sức đấu tranh của phong trào, giới chủ Mỹ đã phải nhượng bộ. Ðến tháng 2 năm 1909, lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ
+ Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Lúc này, hai nữ chiến sĩ cách mạng trong Quốc tế II là Clara Zetkin và Rosa Luxemburg đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào
+ Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em
- Ngày kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng: oán hận quân Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa vào tháng 2/40 (Nhâm Tý). Quân khởi nghĩa nhanh chóng tiến đánh thành Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu (theo các sách Hậu Hán thư, Thủy kinh chú...) làm quân giặc phải bỏ thành chạy trối chết. Tên thái thú Tô Định phải chạy trốn về nước, rồi bị vua Hán bắt hạ ngục. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó vương
- Ngày 23/2/1917 (tức ngày 8/3 theo Công lịch), 9 vạn nữ công nhân dệt ở nhà máy dệt thuộc thủ đô Sankt-Peterburg tiến hành cuộc biểu tình, mở đầu cho cách mạng tháng Hai tại Nga. Cách mạng lan rộng khiến chính quyền Sa hoàng sụp đổ, thay vào đó là hai chính quyền cùng tồn tại - chính quyền tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân
- Ngày 8/3/1965, 3.500 thủy quân Mỹ đổ bộ vào miền nam Việt Nam tại Đà Nẵng, chính thức tiến hành chiến tranh với quân ta với sự giúp sức của quân đội Sài Gòn tay sai; mở đầu chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Với một sự hỗ trợ lớn từ đồng minh, quân Mĩ tiến hành hai chiến dịch mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 để đánh quân dân ta ở miền Đông Nam Bộ (chiến khu D, căn cứ Dương Minh Châu). Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 của quân dân ta trên các đô thị đã khiến quân giặc phải chùn bước, thừa nhận sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ"
- Ngày 8/3/974, Lý Công Uẩn (vua sáng lập ra nhà Lý) ra đời tại quê hương là châu Cổ Pháp (nay thuộc Bắc Ninh). Thuở nhỏ, ông rất thông minh; vào tu tại chùa từ lúc mới 3 - 4 tuổi. Lớn lên, ông làm quan cho nhà Tiền Lê, sống rất trung nghĩa với triều đình và thông minh, có nhiều quyết sách có lợi cho nhân dân. Tháng 11/1009, vua Lê Long Đĩnh băng hà; triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế. Tháng 8/1010, ông dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay), xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội và có nhiều chính sách phát triển Phật giáo
- Ngày 8/3/415: ngày mất của Hypatia thành Alexandria, nhà khoa học và là triết gia lớn thời cổ đại. Bà theo trường phái bảo thủ của triết gia cổ đại Platon, nên bị nhiều tín đồ Thiên Chúa cuồng tín ganh ghét và cho là đã gây ra sự rạn nứt giữa tín đồ Thiên Chúa và những kẻ ngoại đạo.
- Ngày 8/3/1874: ngày mất của Tổng thống Mĩ là M. Fillmore. Ông là gốc nông dân miền Nam, lên làm Tổng thống Mĩ năm 1850. Một bí mật của ông ta là ông không biết chữ nên đã từ chối nhận bằng danh dự của Đại học Oxford. Khi lên cầm quyền sau khi Tổng thống tiền nhiệm là Taylor qua đời bất ngờ do viêm dạ dày cấp tính năm 1850, Fillmore thi hành chính sách đối nội sai lầm: Chính Fillmore đã phê chuẩn đạo luật cho phép chính phủ liên bang được bắt nô lệ bỏ trốn và đem trả lại cho người chủ. Nó đã trở thành mầm mống cho cuộc nội chiến đẫm máu ở Mỹ. Về đối ngoại, Fillmore cho phép hạm đội của Perry "mở cửa" Nhật Bản vào năm 1853
- Ngày 8/3/1702: ngày băng hà của vua Anh là Wilhelm III Orange, nguyên là Quốc trưởng Hà Lan. Ông lên làm Quốc trưởng Hà Lan ngay sau khi Charles I của Anh chết được một năm. Năm 1688 - 1689, tư sản và quý tộc mới ở Anh làm cuộc "cách mạng quang vinh", đưa ông cùng với vợ là Mary II về trị vì sau khi đã lật đổ vua tiền nhiệm James II (1685 - 1688) - cách mạng tư sản Anh kết thúc. Thời Wilhelm III trị vì, chính quyền Anh đã ký với Quốc hội đạo luật Declaration of Rights vào tháng 12/1689 trong đó nhà vua chỉ còn là bù nhìn, mọi quyền lực thực tế do Quốc hội nắm giữ. Wilhelm III tham gia vào chiến tranh với nước Pháp để giành quyền chọn người kế vị cho ngôi vua Tây Ban Nha bỏ trống, sau khi vua Tây Ban Nha Karl II bất ngờ băng hà năm 1700, chiến đấu chống phe Jacobit của Pháp. Sau khi ông băng hà năm 1702, em gái của vợ là Anne lên kế vị
- Ngày 8/3/1144: ngày mất của Giáo hoàng Celestine II. Ông lên ngôi Giáo hoàng thứ 165 của Giáo hội La Mã sau khi Innocent II tạ thế, tại vị chỉ có 1 năm (1143 - 1144). Thời Celestine II cầm quyền, Giáo hội La Mã cố gắng hòa giải để chấm dứt chiến tranh giữa Scotland và Anh quốc nhưng ông không thể tái lập hoà bình tại Ý. Ông qua đời và Lucius II kế vị
+ nguồn gốc ngày lễ kỷ niệm này bắt đầu từ cuộc đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt ở thành phố Chicago và New York (Mĩ) vào ngày 8/3/1899 đòi giới chủ giảm giờ làm, tăng lương. Trước sức đấu tranh của phong trào, giới chủ Mỹ đã phải nhượng bộ. Ðến tháng 2 năm 1909, lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ
+ Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Lúc này, hai nữ chiến sĩ cách mạng trong Quốc tế II là Clara Zetkin và Rosa Luxemburg đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào
+ Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em
- Ngày kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng: oán hận quân Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa vào tháng 2/40 (Nhâm Tý). Quân khởi nghĩa nhanh chóng tiến đánh thành Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu (theo các sách Hậu Hán thư, Thủy kinh chú...) làm quân giặc phải bỏ thành chạy trối chết. Tên thái thú Tô Định phải chạy trốn về nước, rồi bị vua Hán bắt hạ ngục. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó vương
- Ngày 23/2/1917 (tức ngày 8/3 theo Công lịch), 9 vạn nữ công nhân dệt ở nhà máy dệt thuộc thủ đô Sankt-Peterburg tiến hành cuộc biểu tình, mở đầu cho cách mạng tháng Hai tại Nga. Cách mạng lan rộng khiến chính quyền Sa hoàng sụp đổ, thay vào đó là hai chính quyền cùng tồn tại - chính quyền tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân
- Ngày 8/3/1965, 3.500 thủy quân Mỹ đổ bộ vào miền nam Việt Nam tại Đà Nẵng, chính thức tiến hành chiến tranh với quân ta với sự giúp sức của quân đội Sài Gòn tay sai; mở đầu chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Với một sự hỗ trợ lớn từ đồng minh, quân Mĩ tiến hành hai chiến dịch mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 để đánh quân dân ta ở miền Đông Nam Bộ (chiến khu D, căn cứ Dương Minh Châu). Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 của quân dân ta trên các đô thị đã khiến quân giặc phải chùn bước, thừa nhận sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ"
- Ngày 8/3/974, Lý Công Uẩn (vua sáng lập ra nhà Lý) ra đời tại quê hương là châu Cổ Pháp (nay thuộc Bắc Ninh). Thuở nhỏ, ông rất thông minh; vào tu tại chùa từ lúc mới 3 - 4 tuổi. Lớn lên, ông làm quan cho nhà Tiền Lê, sống rất trung nghĩa với triều đình và thông minh, có nhiều quyết sách có lợi cho nhân dân. Tháng 11/1009, vua Lê Long Đĩnh băng hà; triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế. Tháng 8/1010, ông dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay), xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội và có nhiều chính sách phát triển Phật giáo
- Ngày 8/3/415: ngày mất của Hypatia thành Alexandria, nhà khoa học và là triết gia lớn thời cổ đại. Bà theo trường phái bảo thủ của triết gia cổ đại Platon, nên bị nhiều tín đồ Thiên Chúa cuồng tín ganh ghét và cho là đã gây ra sự rạn nứt giữa tín đồ Thiên Chúa và những kẻ ngoại đạo.
- Ngày 8/3/1874: ngày mất của Tổng thống Mĩ là M. Fillmore. Ông là gốc nông dân miền Nam, lên làm Tổng thống Mĩ năm 1850. Một bí mật của ông ta là ông không biết chữ nên đã từ chối nhận bằng danh dự của Đại học Oxford. Khi lên cầm quyền sau khi Tổng thống tiền nhiệm là Taylor qua đời bất ngờ do viêm dạ dày cấp tính năm 1850, Fillmore thi hành chính sách đối nội sai lầm: Chính Fillmore đã phê chuẩn đạo luật cho phép chính phủ liên bang được bắt nô lệ bỏ trốn và đem trả lại cho người chủ. Nó đã trở thành mầm mống cho cuộc nội chiến đẫm máu ở Mỹ. Về đối ngoại, Fillmore cho phép hạm đội của Perry "mở cửa" Nhật Bản vào năm 1853
- Ngày 8/3/1702: ngày băng hà của vua Anh là Wilhelm III Orange, nguyên là Quốc trưởng Hà Lan. Ông lên làm Quốc trưởng Hà Lan ngay sau khi Charles I của Anh chết được một năm. Năm 1688 - 1689, tư sản và quý tộc mới ở Anh làm cuộc "cách mạng quang vinh", đưa ông cùng với vợ là Mary II về trị vì sau khi đã lật đổ vua tiền nhiệm James II (1685 - 1688) - cách mạng tư sản Anh kết thúc. Thời Wilhelm III trị vì, chính quyền Anh đã ký với Quốc hội đạo luật Declaration of Rights vào tháng 12/1689 trong đó nhà vua chỉ còn là bù nhìn, mọi quyền lực thực tế do Quốc hội nắm giữ. Wilhelm III tham gia vào chiến tranh với nước Pháp để giành quyền chọn người kế vị cho ngôi vua Tây Ban Nha bỏ trống, sau khi vua Tây Ban Nha Karl II bất ngờ băng hà năm 1700, chiến đấu chống phe Jacobit của Pháp. Sau khi ông băng hà năm 1702, em gái của vợ là Anne lên kế vị
- Ngày 8/3/1144: ngày mất của Giáo hoàng Celestine II. Ông lên ngôi Giáo hoàng thứ 165 của Giáo hội La Mã sau khi Innocent II tạ thế, tại vị chỉ có 1 năm (1143 - 1144). Thời Celestine II cầm quyền, Giáo hội La Mã cố gắng hòa giải để chấm dứt chiến tranh giữa Scotland và Anh quốc nhưng ông không thể tái lập hoà bình tại Ý. Ông qua đời và Lucius II kế vị