- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
- Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng => thời Bắc thuộc chấm dứt, thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập bắt đầu
A. Nhà Ngô (939 - 965):
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua. Ông lên ngôi và xưng hiệu là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa và lập chính quyền với hai ban văn - võ. Sau khi Ngô Vương mất, nhà Ngô suy yếu dần
- Năm 965 đến 968, loạn 12 sứ quân
B. Nhà Đinh (968 - 979)
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Vua Đinh củng cố chính quyền mới và tiến hành phong vương cho con, đúc tiền và xây dựng nhiều công trình kiến trúc
- Năm 979, vua Đinh băng hà, triều đình Hoa Lư khủng hoảng
C. Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
- Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế (Lê Đại Hành), lập ra nhà Tiền Lê và vẫn đóng ở Hoa Lư. Vua mở rộng cho nhà sư tham gia chính quyền. Nông nghiệp phát triển với các chính sách tiến bộ của nhà vua (cày tịch điền, làm thủy lợi), nghề thủ công có bước tiến mới. Xã hội phân hóa
- Năm 981, nhà Tiền Lê kháng chiến chống quân Tống giành thắng lợi
- Năm 1005 đến 1009, vua Đại Hành băng hà, nhà Tiền Lê suy sụp. Sau khi vua cuối cùng là Lê Long Đĩnh qua đời, triều Tiền Lê sụp đổ
D. Nhà Lý (1009 - 1226)
- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Lý
- Năm 1010, vua Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội). Nhà Lý tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tổ chức quân đội (ngụ binh ư nông; gồm quân triều đình và quân địa phương). Kinh tế phát triển cực thịnh: nghề thủ công đa dạng; Thăng Long và cảng Vân Đồn phát triển mạnh về ngoại thương; nông nghiệp trúng mùa do các chính sách tích cực của triều đình
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta
- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt
- Năm 1070, vua Lý lập Văn Miếu và Quốc tử giám
- Năm 1075, vua mở khoa thi đầu tiên
- Năm 1075 đến 1077, nhà Lý kháng chiến chống quân Tống giành thắng lợi:
+ Giai đoạn 1 (1075), quân Lý của Lý Thường Kiệt mở cuộc tập kích vào đất Tống và đánh tan giặc ở đây, rồi rút nhanh về nước
+ Giai đoãn 2 (1076 - 1077), 30 vạn quân Tống xâm lược Đại Việt. Quân Lý chiến đấu rất ngoan cường và đánh tan hoàn toàn quân Tống ở trận Như Nguyệt (đầu năm 1077, bài thơ Nam quốc sơn hà)
- Cuối thế kỷ XII, nhà Lý bắt đầu suy yếu dần
E. Nhà Trần (1226 - 1400)
- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập. Vua Trần củng cố bộ máy nhà nước (lập chế độ Thái thượng hoàng), quân đội hùng mạnh và kinh tế ổn định
- Năm 1230, vua Trần ban hành bộ Hình luật (hay Quốc triều hình luật)
- Thế kỷ XIII, nhà Trần ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên:
+ Lần thứ nhất (1258): 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược nước ta. Quân Trần do vua Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ lãnh đạo tiến hành rút lui và "vườn không nhà trống" khiến giặc gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng thời cơ, quân Trần đánh tan chúng ở Đông Bộ Đầu và buộc giặc phải rút quân.
+ Lần thứ hai (1285): 50 vạn quân Nguyên xâm lược Đại Việt. Nhà Trần tổ chức Hội nghị Bình Than (1282) và hội nghị Diên Hồng (1285) để tập hợp sức mạnh của toàn quân và toàn dân cùng đánh giặc - đồng thời cử Trần Hưng Đạo làm chỉ huy chính. Quân Trần vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi quân giặc gặp khó khăn, quân ta nhanh chóng đánh bại giặc ở Hàm Tử, Chương Dương.... Kháng chiến thắng lợi
+ Lần thứ ba (1287 - 1288): quân Nguyên lại xâm lược nước ta lần thứ ba. Một lần nữa quân Trần lại lui quân, sau đó ta đánh tan tành quân Nguyên ở trận Vân Đồn (tháng 1/1288) và trận Bạch Đằng (tháng 4/1288). Kháng chiến kết thúc thắng lợi
- Giữa thế kỷ XIV, nhà Trần suy sụp. Kinh tế và xã hội khủng hoảng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân xảy ra
- Năm 1400, nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ
F. Nhà Hồ (1400 - 1407)
- Năm 1400, Hồ Quý Ly thành lập nhà Hồ và tiến hành cải cách:
+ Cải tổ hàng ngũ quan lại, thay chủ yêu bằng võ quan
+ Ban hành chính sách hạn điền
+ Lưu hành tiền giấy trong nước
+ Ban hành chính sách hạn nô
+ Đề cao Nho học, bãi bỏ phần lớn Phật giáo
+ Quân sự phát triển (súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng)
- Năm 1407, nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Nước ta bị nhà Minh cai trị. Về sau, nhà Hậu Trần khởi nghĩa nhưng bị thất bại.
- Năm 1418 đến 1427, khởi nghĩa Lam Sơn, lãnh đạo là Lê Lợi. Các giai đoạn:
+ Năm 1418 đến 1423, nghĩa quân gặp khó khăn và phải rút lên núi Chí Linh tới 3 lần.
+ Năm 1424 đến 1425, nghĩa quân rút về Nghệ An, giải phóng một vùng từ Nghệ An đến Thuận Hóa (Huế)
+ Năm 1426 đến 1427, nghĩa quân tiến ra Bắc và đánh tan viện binh giặc ở Chi Lăng - Xương Giang. Khởi nghĩa toàn thắng
G. Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ) và xây dựng lại nhà nước Đại Việt. Vua tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn hơn (rút thành 6 bộ, quản lý tới địa phương). Kinh tế, giáo dục và văn hóa phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức
- Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê sơ suy yếu. Khởi nghĩa nông dân nổ ra
- Năm 1527, nhà Lê sơ sụp đổ
H. Đất nước bị chia cắt (1527 - 1786)
* Thời kỳ Nam - Bắc triều (1527 - 1592)
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê và lập ra nhà Mạc, sử gọi là Bắc triều
- Năm 1533, Nguyễn Kim lập vua Lê lên ngôi, sử gọi là Nam triều
- Năm 1533 đến 1592, chiến tranh Nam - Bắc triều nổ ra. Đến năm 1592, quân Nam triều chiến thắng
* Thời kỳ Trịnh - Nguyễn (1592 - 1786):
- Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, con rể là Trịnh Kiểm nắm toàn binh quyền => chính quyền Chúa Trịnh hình thành. Vua Lê mất hết thực quyền và quyền lực thực tế do chúa Trịnh nắm.
- Năm 1558, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa => chính quyền chúa Nguyễn hình thành.
- Năm 1627 đến 1672, chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra. Kết quả là hai bên bất phân thắng bại và lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia nước ta thành: Đàng Trong và Đàng Ngoài
I. Phong trào Tây Sơn (1771 - 1802)
- Năm 1771, ba anh em Tây Sơn (Bình Định) là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc Gia Lai), về sau chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Bình Định) để tập hợp lực lượng
- Năm 1773, nghĩa quân đánh chiếm phủ Quy Nhơn
- Năm 1774 đến 1775, nghĩa quân giải phóng cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Năm 1776 đến 1777, nghĩa quân tiêu diệt chúa Nguyễn
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Hoàng đế (Thái Đức Hoàng đế), đóng ở Quy Nhơn (Bình Định)
- Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm (Thái Lan) ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút (nay thuộc Tiền Giang)
- Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Trịnh => Đất nước lại được thống nhất
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung, đóng đô ở Phú Xuân (Huế)
- Năm 1789, nghĩa quân Tây Sơn của vua Quang Trung đánh tan quân Thanh xâm lược
- Từ năm 1789 đến 1792, vua Quang Trung củng cố chính quyền Phú Xuân vững chắc. Nhà vua phát triển kinh tế và văn hóa, đề cao chữ Nôm trong giáo dục; quan hệ tốt với các nước láng giềng
- Từ năm 1792 đến 1802, vua Quang Trung qua đời, triều Tây Sơn suy yếu dần. Nhân cơ hội đó, quân Nguyễn Ánh lần lượt đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, chấm dứt vương triều Tây Sơn vào năm 1802
J. Nhà Nguyễn (1802 - 1945). Ở mục này chỉ trình bày đến năm 1858 thôi.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô
- Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước là Việt Nam
- Năm 1806, Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi Hoàng đế
- Năm 1815, vua Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Bộ luật có gần 400 điều, quy định chặt chẽ bảo vệ triều đình và các tôn ti trật tự phong kiến
- Năm 1820, thế tử Đảm lên ngôi, hiệu Minh Mạng đế
- Năm 1821 đến 1827, khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Trà Lũ (Nam Định)
- Năm 1831, vua Minh Mạng chia nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên)
- Năm 1832 đến 1838, khởi nghĩa của các tù trưởng họ Quách ở Hòa Bình và tây Thanh Hóa
- Năm 1833 đến 1835, khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao Bằng và khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở Gia Định
- Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước là Đại Nam
- Năm 1840 đến 1848, khởi nghĩa của người Khmer ở Tây Nam Kì
- Năm 1854 đến 1855, khởi nghĩa Cao Bá Quát ở Gia Lâm (Hà Nội)
A. Nhà Ngô (939 - 965):
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua. Ông lên ngôi và xưng hiệu là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa và lập chính quyền với hai ban văn - võ. Sau khi Ngô Vương mất, nhà Ngô suy yếu dần
- Năm 965 đến 968, loạn 12 sứ quân
B. Nhà Đinh (968 - 979)
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Vua Đinh củng cố chính quyền mới và tiến hành phong vương cho con, đúc tiền và xây dựng nhiều công trình kiến trúc
- Năm 979, vua Đinh băng hà, triều đình Hoa Lư khủng hoảng
C. Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
- Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế (Lê Đại Hành), lập ra nhà Tiền Lê và vẫn đóng ở Hoa Lư. Vua mở rộng cho nhà sư tham gia chính quyền. Nông nghiệp phát triển với các chính sách tiến bộ của nhà vua (cày tịch điền, làm thủy lợi), nghề thủ công có bước tiến mới. Xã hội phân hóa
- Năm 981, nhà Tiền Lê kháng chiến chống quân Tống giành thắng lợi
- Năm 1005 đến 1009, vua Đại Hành băng hà, nhà Tiền Lê suy sụp. Sau khi vua cuối cùng là Lê Long Đĩnh qua đời, triều Tiền Lê sụp đổ
D. Nhà Lý (1009 - 1226)
- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Lý
- Năm 1010, vua Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội). Nhà Lý tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tổ chức quân đội (ngụ binh ư nông; gồm quân triều đình và quân địa phương). Kinh tế phát triển cực thịnh: nghề thủ công đa dạng; Thăng Long và cảng Vân Đồn phát triển mạnh về ngoại thương; nông nghiệp trúng mùa do các chính sách tích cực của triều đình
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta
- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt
- Năm 1070, vua Lý lập Văn Miếu và Quốc tử giám
- Năm 1075, vua mở khoa thi đầu tiên
- Năm 1075 đến 1077, nhà Lý kháng chiến chống quân Tống giành thắng lợi:
+ Giai đoạn 1 (1075), quân Lý của Lý Thường Kiệt mở cuộc tập kích vào đất Tống và đánh tan giặc ở đây, rồi rút nhanh về nước
+ Giai đoãn 2 (1076 - 1077), 30 vạn quân Tống xâm lược Đại Việt. Quân Lý chiến đấu rất ngoan cường và đánh tan hoàn toàn quân Tống ở trận Như Nguyệt (đầu năm 1077, bài thơ Nam quốc sơn hà)
- Cuối thế kỷ XII, nhà Lý bắt đầu suy yếu dần
E. Nhà Trần (1226 - 1400)
- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập. Vua Trần củng cố bộ máy nhà nước (lập chế độ Thái thượng hoàng), quân đội hùng mạnh và kinh tế ổn định
- Năm 1230, vua Trần ban hành bộ Hình luật (hay Quốc triều hình luật)
- Thế kỷ XIII, nhà Trần ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên:
+ Lần thứ nhất (1258): 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược nước ta. Quân Trần do vua Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ lãnh đạo tiến hành rút lui và "vườn không nhà trống" khiến giặc gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng thời cơ, quân Trần đánh tan chúng ở Đông Bộ Đầu và buộc giặc phải rút quân.
+ Lần thứ hai (1285): 50 vạn quân Nguyên xâm lược Đại Việt. Nhà Trần tổ chức Hội nghị Bình Than (1282) và hội nghị Diên Hồng (1285) để tập hợp sức mạnh của toàn quân và toàn dân cùng đánh giặc - đồng thời cử Trần Hưng Đạo làm chỉ huy chính. Quân Trần vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi quân giặc gặp khó khăn, quân ta nhanh chóng đánh bại giặc ở Hàm Tử, Chương Dương.... Kháng chiến thắng lợi
+ Lần thứ ba (1287 - 1288): quân Nguyên lại xâm lược nước ta lần thứ ba. Một lần nữa quân Trần lại lui quân, sau đó ta đánh tan tành quân Nguyên ở trận Vân Đồn (tháng 1/1288) và trận Bạch Đằng (tháng 4/1288). Kháng chiến kết thúc thắng lợi
- Giữa thế kỷ XIV, nhà Trần suy sụp. Kinh tế và xã hội khủng hoảng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân xảy ra
- Năm 1400, nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ
F. Nhà Hồ (1400 - 1407)
- Năm 1400, Hồ Quý Ly thành lập nhà Hồ và tiến hành cải cách:
+ Cải tổ hàng ngũ quan lại, thay chủ yêu bằng võ quan
+ Ban hành chính sách hạn điền
+ Lưu hành tiền giấy trong nước
+ Ban hành chính sách hạn nô
+ Đề cao Nho học, bãi bỏ phần lớn Phật giáo
+ Quân sự phát triển (súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng)
- Năm 1407, nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Nước ta bị nhà Minh cai trị. Về sau, nhà Hậu Trần khởi nghĩa nhưng bị thất bại.
- Năm 1418 đến 1427, khởi nghĩa Lam Sơn, lãnh đạo là Lê Lợi. Các giai đoạn:
+ Năm 1418 đến 1423, nghĩa quân gặp khó khăn và phải rút lên núi Chí Linh tới 3 lần.
+ Năm 1424 đến 1425, nghĩa quân rút về Nghệ An, giải phóng một vùng từ Nghệ An đến Thuận Hóa (Huế)
+ Năm 1426 đến 1427, nghĩa quân tiến ra Bắc và đánh tan viện binh giặc ở Chi Lăng - Xương Giang. Khởi nghĩa toàn thắng
G. Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ) và xây dựng lại nhà nước Đại Việt. Vua tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn hơn (rút thành 6 bộ, quản lý tới địa phương). Kinh tế, giáo dục và văn hóa phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức
- Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê sơ suy yếu. Khởi nghĩa nông dân nổ ra
- Năm 1527, nhà Lê sơ sụp đổ
H. Đất nước bị chia cắt (1527 - 1786)
* Thời kỳ Nam - Bắc triều (1527 - 1592)
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê và lập ra nhà Mạc, sử gọi là Bắc triều
- Năm 1533, Nguyễn Kim lập vua Lê lên ngôi, sử gọi là Nam triều
- Năm 1533 đến 1592, chiến tranh Nam - Bắc triều nổ ra. Đến năm 1592, quân Nam triều chiến thắng
* Thời kỳ Trịnh - Nguyễn (1592 - 1786):
- Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, con rể là Trịnh Kiểm nắm toàn binh quyền => chính quyền Chúa Trịnh hình thành. Vua Lê mất hết thực quyền và quyền lực thực tế do chúa Trịnh nắm.
- Năm 1558, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa => chính quyền chúa Nguyễn hình thành.
- Năm 1627 đến 1672, chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra. Kết quả là hai bên bất phân thắng bại và lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia nước ta thành: Đàng Trong và Đàng Ngoài
I. Phong trào Tây Sơn (1771 - 1802)
- Năm 1771, ba anh em Tây Sơn (Bình Định) là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc Gia Lai), về sau chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Bình Định) để tập hợp lực lượng
- Năm 1773, nghĩa quân đánh chiếm phủ Quy Nhơn
- Năm 1774 đến 1775, nghĩa quân giải phóng cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Năm 1776 đến 1777, nghĩa quân tiêu diệt chúa Nguyễn
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Hoàng đế (Thái Đức Hoàng đế), đóng ở Quy Nhơn (Bình Định)
- Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm (Thái Lan) ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút (nay thuộc Tiền Giang)
- Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Trịnh => Đất nước lại được thống nhất
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung, đóng đô ở Phú Xuân (Huế)
- Năm 1789, nghĩa quân Tây Sơn của vua Quang Trung đánh tan quân Thanh xâm lược
- Từ năm 1789 đến 1792, vua Quang Trung củng cố chính quyền Phú Xuân vững chắc. Nhà vua phát triển kinh tế và văn hóa, đề cao chữ Nôm trong giáo dục; quan hệ tốt với các nước láng giềng
- Từ năm 1792 đến 1802, vua Quang Trung qua đời, triều Tây Sơn suy yếu dần. Nhân cơ hội đó, quân Nguyễn Ánh lần lượt đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, chấm dứt vương triều Tây Sơn vào năm 1802
J. Nhà Nguyễn (1802 - 1945). Ở mục này chỉ trình bày đến năm 1858 thôi.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô
- Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước là Việt Nam
- Năm 1806, Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi Hoàng đế
- Năm 1815, vua Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Bộ luật có gần 400 điều, quy định chặt chẽ bảo vệ triều đình và các tôn ti trật tự phong kiến
- Năm 1820, thế tử Đảm lên ngôi, hiệu Minh Mạng đế
- Năm 1821 đến 1827, khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Trà Lũ (Nam Định)
- Năm 1831, vua Minh Mạng chia nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên)
- Năm 1832 đến 1838, khởi nghĩa của các tù trưởng họ Quách ở Hòa Bình và tây Thanh Hóa
- Năm 1833 đến 1835, khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao Bằng và khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở Gia Định
- Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước là Đại Nam
- Năm 1840 đến 1848, khởi nghĩa của người Khmer ở Tây Nam Kì
- Năm 1854 đến 1855, khởi nghĩa Cao Bá Quát ở Gia Lâm (Hà Nội)
Last edited: