- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lời người viết: topic này được lập ra với mục đích cung cấp cho các bạn những sự kiện cơ bản nhất trong lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương (tức thời nguyên thủy) cho đến nay. Để cho các bạn dễ theo dõi, mình sẽ chia thành các giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử đó sẽ là một topic riêng.
- 40 đến 30 vạn năm (cách ngày nay): người tối cổ xuất hiện. Dấu tích: Lạng Sơn, Đồng Nai, Thanh Hóa, Bình Phước. Sống theo bầy đàn. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, không hình thù rõ ràng
- 3 đến 2 vạn năm (cách ngày nay): người tinh khôn xuất hiện và sinh sống ở nhiều nơi. Công cụ đa dạng. Sống thành các thị tộc và bộ lạc. Chia thành các giai đoạn nhỏ:
+ 3 vạn năm đến 12.000 năm (cách ngày nay): văn hóa Sơn Vi. Địa bàn sinh sống: Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Trị... Tổ chức theo thị tộc; cư dân sống trong hang và cạnh bờ suối, sông. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ (ghè một mặt). Hoạt động: săn bắt, hái lượm
+ 12.000 đến 6.000 năm (cách ngày nay): văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Địa bàn sinh sống ở khắp nơi. Công cụ đa dạng (có đá, tre, nứa...). Cư dân sống định cư (theo thị tộc) ở ven sông. Hình thành nền nông nghiệp sơ khai
+ 6.000 đến 5.000 năm (cách ngày nay): thuật luyện kim ra đời (cư dân sử dụng kim loại đồng là chủ yếu) khiến công cụ lao động ngày càng đa dạng. Cư dân biết làm đồ gốm bằng bàn xoay
+ 4.000 đến 3.000 năm (cách ngày nay):
* Văn hóa Phùng Nguyên - mở đầu thời đại đồng thau. Cư dân duy trì nghề nông, làm đồ gốm, dệt vải và chăn nuôi gia súc
* Văn hóa Sa Huỳnh (Trung Bộ): cư dân dùng công cụ đá và đồng. Họ trồng lúa, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
* Văn hóa sông Đồng Nai (Nam Bộ): cư dân trồng lúa, lương thực, đánh bắt hải sản
# Kinh tế chung: đã phát triển nghề nông và các nghề thủ công
# Xã hội: phân hóa giàu nghèo khá sâu sắc. Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ
- 700 TCN, nước Văn Lang ra đời. Đứng đầu là Hùng Vương (18 đời vua). Kinh đô là Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ). Đất nước chia thành 15 bộ. Triều đình có vua, lạc hầu và lạc tướng; lạc tướng quản lý các bộ, Bồ chính quản lý làng xã.
- 214 đến 208 TCN, nhân dân Lạc Việt - Tây Âu kháng chiến chống quân Tần xâm lược. Thủ lĩnh Thục Phán dùng chiến thuật du kích và đánh bại được quân giặc, giết chết chủ tướng giặc => vua Tần Nhị thế ra lệnh rút quân
- 207 TCN, nước Âu Lạc ra đời. Đứng đầu là vua An Dương Vương (Thục Phán). Kinh đô là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây kiên cố phục vụ cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng
- 179 TCN, nước Âu Lạc bị quân của Triệu Đà đánh bại => Thời Bắc thuộc bắt đầu
- 40 đến 30 vạn năm (cách ngày nay): người tối cổ xuất hiện. Dấu tích: Lạng Sơn, Đồng Nai, Thanh Hóa, Bình Phước. Sống theo bầy đàn. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, không hình thù rõ ràng
- 3 đến 2 vạn năm (cách ngày nay): người tinh khôn xuất hiện và sinh sống ở nhiều nơi. Công cụ đa dạng. Sống thành các thị tộc và bộ lạc. Chia thành các giai đoạn nhỏ:
+ 3 vạn năm đến 12.000 năm (cách ngày nay): văn hóa Sơn Vi. Địa bàn sinh sống: Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Trị... Tổ chức theo thị tộc; cư dân sống trong hang và cạnh bờ suối, sông. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ (ghè một mặt). Hoạt động: săn bắt, hái lượm
+ 12.000 đến 6.000 năm (cách ngày nay): văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Địa bàn sinh sống ở khắp nơi. Công cụ đa dạng (có đá, tre, nứa...). Cư dân sống định cư (theo thị tộc) ở ven sông. Hình thành nền nông nghiệp sơ khai
+ 6.000 đến 5.000 năm (cách ngày nay): thuật luyện kim ra đời (cư dân sử dụng kim loại đồng là chủ yếu) khiến công cụ lao động ngày càng đa dạng. Cư dân biết làm đồ gốm bằng bàn xoay
+ 4.000 đến 3.000 năm (cách ngày nay):
* Văn hóa Phùng Nguyên - mở đầu thời đại đồng thau. Cư dân duy trì nghề nông, làm đồ gốm, dệt vải và chăn nuôi gia súc
* Văn hóa Sa Huỳnh (Trung Bộ): cư dân dùng công cụ đá và đồng. Họ trồng lúa, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
* Văn hóa sông Đồng Nai (Nam Bộ): cư dân trồng lúa, lương thực, đánh bắt hải sản
# Kinh tế chung: đã phát triển nghề nông và các nghề thủ công
# Xã hội: phân hóa giàu nghèo khá sâu sắc. Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ
- 700 TCN, nước Văn Lang ra đời. Đứng đầu là Hùng Vương (18 đời vua). Kinh đô là Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ). Đất nước chia thành 15 bộ. Triều đình có vua, lạc hầu và lạc tướng; lạc tướng quản lý các bộ, Bồ chính quản lý làng xã.
- 214 đến 208 TCN, nhân dân Lạc Việt - Tây Âu kháng chiến chống quân Tần xâm lược. Thủ lĩnh Thục Phán dùng chiến thuật du kích và đánh bại được quân giặc, giết chết chủ tướng giặc => vua Tần Nhị thế ra lệnh rút quân
- 207 TCN, nước Âu Lạc ra đời. Đứng đầu là vua An Dương Vương (Thục Phán). Kinh đô là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây kiên cố phục vụ cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng
- 179 TCN, nước Âu Lạc bị quân của Triệu Đà đánh bại => Thời Bắc thuộc bắt đầu