Sử Các sự kiện chính trong lịch sử Việt Nam: thời kỳ xây dựng và Đổi mới đất nước (từ 1975 đến nay)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người soạn: riêng topic này thì người viết sẽ liệt kê các sự kiện lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến tận năm nay (2019), chắc chắn sẽ còn cập nhật nữa trong các năm tiếp theo...

- Tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Tháng 11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị hai miền bàn về việc thống nhất đất nước
- Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước
- Từ tháng 6 đến tháng 7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp tại Hà Nội:
+ Đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc huy, Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng
+ Quốc ca (bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao)
+ Thủ đô là Hà Nội
+ Thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
+ Quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất

=> Những quyết định của kỳ họp thứ nhất Quốc hội VI đã hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước
- Từ năm 1976 đến 1980, Đại hội IV của Đảng (12/1976) thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976 - 1980.
- Tháng 9/1977, Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc.
- Từ tháng 12/1978 đến tháng 1/1979, quân dân ta đã chiến thắng kẻ thù trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
- Tháng 2/1979, quân dân ta ở các tỉnh miền Bắc Tổ quốc đánh thắng kẻ thù trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
- Năm 1980, Đại hội V thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1980 - 1985). Kết quả, Viêt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế
- Tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng đề ra Đường lối Đổi mới:
+ Quan điểm:
* Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những bước đi thích hợp.
* Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

+ Nội dung:
* Về kinh tế: Xóa bỏ cơ chế tập trung và hình thành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng kinh tế quốc dân nhiều ngành nghề, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
* Chính trị: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc

- Từ năm 1986, Đảng thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)
+ Nội dung: thực hiện ba chương trình kinh tế (sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu
+ Thành tựu: chúng ta đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong nước, có tích lũy và xuất khẩu; lạm phát được kiềm chế mạnh.
- Tháng 12/1993, Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
- Ngày 11/7/1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ
- Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
- Năm 1996, nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Đại hội VIII (6/1996) khai mạc đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Năm 1996, Việt Nam ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
- Tháng 11/1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
- Tháng 12/1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
- Năm 2000, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn: về kinh tế, nước ta có quan hệ mậu dịch với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã quan hệ với 140 nước trên thế giới, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ. Kinh tế đạt mức tăng trưởng trên 8%
- Tháng 7/2000, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
- Tháng 11/2006, Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Hà Nội
- Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
- Ngày 17/10/2007, Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (lần đầu tiên, nhiệm kỳ 2008 - 2009), 2 lần làm Chủ tịch tháng
- Trong các năm 2007 và 2008, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008
- Tháng 12/2008, Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đoạt chức vô địch AFF Suzuki Cup
- Tháng 7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
- Năm 2011, dịch bệnh tay chân miệng lan rộng khắp các tỉnh thành
- Tháng 6/2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Tháng 11/2011, thông xe hầm Thủ Thiêm (Tp. Hồ Chí Minh)
- Cuối tháng 11/2011, UNESCO thông qua quyết định ghi nhận Hát Xoan (Phú Thọ) là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần bảo vệ khẩn cấp
- Cuối năm 2012, kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Biển Việt Nam
- Tháng 12/2012, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chủ đề “Khát vọng tuổi trẻ dựng xây đất nước” và khẩu hiệu hành động “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã thành công tốt đẹp.
- Ngày 1/11/2003, dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người
- Tháng 11/2013, Quốc hội khóa XIII thông qua Hiến pháp mới
- Tháng 12/2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
- Năm 2014, Việt Nam đàm phán song phương thành công về Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Hàn Quốc và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, đồng thời đạt được thỏa thuận về định hướng kết thúc đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu
- Tháng 4/2014, Thành phố Hà Nội thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm (từ ngày 1-4-2014) và đi vào hoạt động có nền nếp. Hà Nội hiện có 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phường, thị trấn.
- Cuối tháng 3/2015, Việt Nam Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đồng IPU-132: Với Tuyên bố Hà Nội “Các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015: Biến lời nói thành hành động”, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) do Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức, đã thể hiện vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của nghị viện các nước; đồng thời khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia "hai trong một": Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, lần đầu tiên Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia được tổ chức trên cơ sở hợp nhất hai kỳ thi: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng nhằm giảm áp lực thi cử và hướng tới việc tổ chức hiệu quả hơn kỳ thi này trong các năm sau.
- Ngày 31/12/2015, Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
- Tháng 1/2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Tháng 5/2016, "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế", “Mộc bản trường học Phúc Giang” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
- Tháng 6/2016, sự cố ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung
- Tháng 12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
- Tháng 11/2017, Việt Nam khai mạc Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng
- Tháng 12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
- Tháng 2/2018, UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Tháng 9/2018, Hội nghị diễn đàn Kinh tế thế giới WEF ASEAN được tổ chức tại Hà Nội
- Tháng 10/2018, Việt Nam triển khai một đơn vị độc lập - Bệnh viện dã chiến cấp 2, được phiên chế 63 thành viên - tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan.
- Ngày 16/10/2018, Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) của UNESCO tại Gwangju (Hàn Quốc), đã nhất trí ghi danh hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” vào danh sách các di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO
- Tháng 11/2018, Việt Nam chính thức gia nhập CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương)
- Ngày 24/11/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp cũng đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO
- Tháng 12/2018, đội tuyển Việt Nam lần thứ 2 vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup), khép lại một năm đầy thành công của bóng đá Việt Nam.
- Tháng 5/2019, Đại lễ Phật đản Vesak tại Ninh Bình
- Ngày 7/6/2019, Việt Nam trúng cử làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lần 2, nhiệm kỳ 2020 - 2021
- Ngày 11/7/2019, Chính phủ Việt Nam công bố tổng dân số trên toàn bộ đất nước ta hiện nay là trên 96,2 triệu người
 
Last edited:
  • Like
Reactions: minhloveftu
Top Bottom