Sử 8 Các phong trào đấu tranh

Hạ Uy

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2018
6
3
6
20
Phú Yên
THCS Lê Lợi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất và thứ hai (Thời gian ,người chỉ huy của Pháp ,người chỉ huy của ta, số quân của ta, số quân của Pháp).
2) Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
3)Thời gian triều đình Huế kí hiệp ước với Pháp .
4) Trận Cầu GiấyGiấy lần thứ nhất và lần thứ hai(thời gian, sau trận Cầu Giấy giặc Pháp như thế nào? )
5) Lý do các đề nghị cải cách không được chấp nhận .
Các bạn trả lời giúp mình với!!!
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Đình Hải

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
1) Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất và thứ hai (Thời gian ,người chỉ huy của Pháp ,người chỉ huy của ta, số quân của ta, số quân của Pháp).
2) Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
3)Thời gian triều đình Huế kí hiệp ước với Pháp .
4) Trận Cầu GiấyGiấy lần thứ nhất và lần thứ hai(thời gian, sau trận Cầu Giấy giặc Pháp như thế nào? )
5) Lý do các đề nghị cải cách không được chấp nhận .
Các bạn trả lời giúp mình với!!!
2) thực dân Pháp xâm lược nước ta là do
-Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên
-Việt Nam là ngã ba của Đông Dương rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường biển ---> Dễ xâm chiếm,vơ vét của cải dễ mang về chính quốc.
-Việt Nam có đông dân cư,dân trí thấp ---> Đây là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ với số lượng lớn
- Việt Nam là thị trường rất lớn tiêu thụ hàng hóa của Pháp
3)
5-6-1862 :Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp
15/3/1874 : Hiệp ước Giáp Tuất
25/8 /1883 Hiệp ước Quý Mùi
6/6/1884 Hiệp ước Pa - tơ - nốt

4)
Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
- Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
- Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.
- Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận.
Về phía Pháp
- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.
- Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì.
Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 1883
-Tháng 5-1883, trên chiến truờng Cầu Giấy, quân dân ta lại một lần nữa giáng cho giặc một đòn nặng nề.
-Ngày 19-5-1883, Ri-vi-e huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân đánh ra Hà Nội theo đường Hà Nội đi Sơn Tây.
-Nắm được ý đồ của giặc, quân dân ta cùng đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức tại Cầu Giấy. Quân Pháp đại bại, nhiều sĩ quan, binh lính địch bị chết và bị thương. Ri-vi-e cũng phải bỏ mạng. Tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội.
=> Chiến thắng Cầu Giấy lần thư hai làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Làm cho TD Pháp hết sức hoang mang, dao động và là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.

5) * Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.


 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
2) Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
-Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, để xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt... Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.
-Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt. Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.
3)Thời gian triều đình Huế kí hiệp ước với Pháp .
- Hiệp ước Nhâm Tuất: 5/6/1862
- Hiệp ước Giáp Tuất: 15/3/1874
- Hiệp ước Quý Mùi ( Hiệp ước Hắc Măng ) : 25/8/1883
- Hiệp ước Pa - tơ - nốt: 6/6/1884
4) Trận Cầu GiấyGiấy lần thứ nhất và lần thứ hai(thời gian, sau trận Cầu Giấy giặc Pháp như thế nào? )
Trận Cầu Giấy thứ nhấtTrận Cầu Giấy thứ hai
Thời gianNăm 1873Năm 1883
Giặc Pháp sau trận chiếnLàm cho quân Pháp hoang mangLàm cho thực dân Pháp hoang mang nhưng do triều đình hèn nhát bỏ lỡ cơ hội nên Pháp gấp rút đánh chiếm Thuận An - cửa ngõ của kinh thành Huế.
[TBODY] [/TBODY]

5) Lý do các đề nghị cải cách không được chấp nhận .
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
 
Top Bottom