- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I . CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai
a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập
- Tháng 8/1945, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đứng lên giành chính quyền và tuyên bố độc lập: Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.
- Sau đó, thực dân P.Tây trở lại xâm lược, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ và lần lượt giành độc lập: Philippin (7/1946), Inđônêsia (1949), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957), Singapore (1959), Brunây (1984),...
- Đông Timo tách khỏi Inđônêsia 1999, 20/5/2002, trở thành quốc gia độc lập.
b. Lào (1945 - 1975)
* Thời kì 1945 - 1954:
- Tháng 8/1945, ND Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Viêng Chăn, Lào tu ên bố độc lập.
- T3/1946, Pháp xâm lược trở lại Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Đông Dương và quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của ND Lào phát triển mạnh mẽ.
- T7/1954, Pháp kí HĐ Giơ-ne-vơ, cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
* Thời kì 1954 - 1975:
- Sau HĐ Giơ-ne-vơ, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới xâm lược Lào.
- ND Lào anh dũng kháng chiến, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
- Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình và hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
- Từ T4 - T12/1975, ND Lào lần lượt giải phóng toàn bộ đất nước. Ngày 02-12-1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.
c. Campuchia (1945 - 1993)
* Từ năm 1945 đến năm 1954:
- T10/1945, Pháp xâm lược trở lại Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Đông Dương (từ 1951 là Đảng NDCM Campuchia), ND Campuchia tiến hành kháng chiến chốngPháp.
- Ngày 9-11-1953, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia.
- T7/1954, Pháp kí HĐ Giơ-ne-vơ, cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
*Từ năm 1954 đến đầu năm 1970: Chính phủ Campuchia do Xihanúc lãnh đạo đi theo đường lối hoà bình trung lập.
*Từ 1970 - 1975:
- 3/1970, Mĩ đảo chính lật đổ chính phủ Xihanuc. Từ đây , ND Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mĩ.
- Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
* Từ 1975 - 1979:
- Nga sau đó, tập đoàn hơme đỏ phản bội CM, thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo.
- Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN, ND CPC đã đứng lên đánh đổ hơ-me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ra đời.
* Từ 1979 - 1991:
- Diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thất bại của hơme đỏ.
- T10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được kí kết. 1993, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia và bước vào thời kì hoà bình, xây dựng và phát triển đất nước.
2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á
a. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN
+ Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan và Xingapo) đều tiến hành đường lối công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên, chiến lược này dần bộc lộ những hạn chế nhất là về nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ…
+ Từ những năm 60-70, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu – "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phát triển ngoại thương. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao
)
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của
A. các đế quốc Âu-Mĩ. B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Pháp. D. phát xít Nhật.
Câu 2. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của
A. đế quốc Anh. B. thực dân Pháp.
C. phát xít Nhật. D. đế quốc Mĩ.
Câu 3. Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu.
C. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
D. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo.
Câu 4. Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?
A. Hòa bình, trung lập. B. Nhận viện trợ từ các nước .
C. Xâm lược các nước láng giềng. D. Trung lập tích cực.
Câu 5. Hội nghị thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức tại nƣớc nào?
A. Thái Lan. B. Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a. D. Phi-líp-pin.
Câu 6. Những yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.
Câu 7. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia thành lập tổ chức ASEAN là
A. Thái lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
B. Thái lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
D. Thái lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
Câu 8. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngà tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN?
A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10.
B. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9.
C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8.
D. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?
A. Bùng nổ mạnh mẽ. B. Bị thực dân Anh đàn áp khốc liệt.
C. Thu hẹp phạm vi đấu tranh D. Chỉ còn các cuộc bãi công của công nhân.
Câu 10. “Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào?
A. Theo vị trí địa lý. B. Theo ý đồ của thực dân Anh.
C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ. D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
* Câu hỏi vận dụng nâng cao
Câu 1: Vì sao quá trình phát triển và mở rộng của Tổ chức ASEAN gặp nhiều khó khăn?Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
Vì:
Khó khăn trước hết là do chiến tranh lạnh => những chuyển biến phức tạp của quan hệ giữa các nhóm nước sáng lập ASEAN và 3 nước Đông Dương
Trong giai đoạn 1967 - 1975, nhiều nước ASEAN như Thái Lan, Philippin trở thành chư hầu của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương => đối với các nước Đông Dương thì ASEAN chỉ là 1 tổ chức đồng minh của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á sau thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nước ASEAN đã điều chỉnh lại hoạt động của mình nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài và duy trì an ninh ổn định trong khu vực. Tháng 2/1976, hiệp ước Bali được kí kết,quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN được cải thiện.
- Nhưng đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình hai nhóm nước trở nên căng thẳng bởi vấn đề Campuchia, đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, khi thế giới diễn ra xu thế hòa hoãn đông Tây thì Việt Nam và ASEAN mới bắt đầu quá trình đối thoại.
- Ngoài tác động của chiến tranh lạnh thì đặc điểm của tình hình chính trị mỗi nước cũng tác động không nhỏ đến quá trình mở rộng và phát triển của ASEAN: Brunay đến 1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập và là thành viên thứ 6 của ASEAN; Mianma sau gần 30 năm thực hiện chính sách tự lực hướng nội đến
+ 1988 mới tiến hành cải cách mở cửa và + 1997 mới gia nhập ASEAN; Campuchia + 1993 mới ổn định về chính trị tiến hành xây dựng phát triển đất nước và đến + 1999 mới chính thức là thành viên thứ 10 của tổ chức.
Câu 2: Mối quan hệ giữa Việt Nam với Asean
* Mối quan hệ:
Sau khi hiệp ước Bali được kí kết thì mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện rõ rệt như thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia
+ 1897, do vấn đề Campuchia mà mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng
+ Cuối những năm 80, ASEAN chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với 3 nước Đông dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với các nước" thì quan hệ của Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
+ 7/1992, Việt Nam gia nhập hiệp ước Bali
+ 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. Mối quan hệ giữa Việt Nam cùng các nước trong tổ chức ASEAN lúc này là hợp tác thân thiện cùng phát triển
Câu 3: Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia ASEAN
Thời cơ:
+ Có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật với các nước trong khu vực và thế giới.
+ tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường ĐNA.
+ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ mở ra cơ hội để Việt Nam học hỏi, tiếp thu trình độ KHKT, công nghệ và áp dụng vào sản xuất.
* Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
+ Khi tham gia hội nhập, Việt Nam có một xuất phát điểm hết sức khó khăn và điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật thấp hơn. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra một lộ trình thu hút đầu tư, chuẩn bị mọi điều kiện để có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới thì Việt Nam cần cảnh giác trước nguy cơ bị hòa tan, làm mất đi bản sắc chính mình.
+ Sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực, nhất là về kinh tế.
+ Hòa nhập nếu không đứng vững dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị "hòa tan" về chính trị, văn hóa, xã hội.
+ Việt Nam tham gia vào ASIAN cũng gặp khó khăn, đó là có sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước trong khu vực, sự bất đồng về mặt ngôn ngữ. Khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, khi mở cửa hội nhập...
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I . CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai
a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập
- Tháng 8/1945, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đứng lên giành chính quyền và tuyên bố độc lập: Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.
- Sau đó, thực dân P.Tây trở lại xâm lược, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ và lần lượt giành độc lập: Philippin (7/1946), Inđônêsia (1949), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957), Singapore (1959), Brunây (1984),...
- Đông Timo tách khỏi Inđônêsia 1999, 20/5/2002, trở thành quốc gia độc lập.
b. Lào (1945 - 1975)
* Thời kì 1945 - 1954:
- Tháng 8/1945, ND Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Viêng Chăn, Lào tu ên bố độc lập.
- T3/1946, Pháp xâm lược trở lại Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Đông Dương và quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của ND Lào phát triển mạnh mẽ.
- T7/1954, Pháp kí HĐ Giơ-ne-vơ, cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
* Thời kì 1954 - 1975:
- Sau HĐ Giơ-ne-vơ, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới xâm lược Lào.
- ND Lào anh dũng kháng chiến, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
- Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình và hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
- Từ T4 - T12/1975, ND Lào lần lượt giải phóng toàn bộ đất nước. Ngày 02-12-1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.
c. Campuchia (1945 - 1993)
* Từ năm 1945 đến năm 1954:
- T10/1945, Pháp xâm lược trở lại Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Đông Dương (từ 1951 là Đảng NDCM Campuchia), ND Campuchia tiến hành kháng chiến chốngPháp.
- Ngày 9-11-1953, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia.
- T7/1954, Pháp kí HĐ Giơ-ne-vơ, cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
*Từ năm 1954 đến đầu năm 1970: Chính phủ Campuchia do Xihanúc lãnh đạo đi theo đường lối hoà bình trung lập.
*Từ 1970 - 1975:
- 3/1970, Mĩ đảo chính lật đổ chính phủ Xihanuc. Từ đây , ND Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mĩ.
- Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
* Từ 1975 - 1979:
- Nga sau đó, tập đoàn hơme đỏ phản bội CM, thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo.
- Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN, ND CPC đã đứng lên đánh đổ hơ-me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ra đời.
* Từ 1979 - 1991:
- Diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thất bại của hơme đỏ.
- T10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được kí kết. 1993, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia và bước vào thời kì hoà bình, xây dựng và phát triển đất nước.
2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á
a. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN
+ Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan và Xingapo) đều tiến hành đường lối công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên, chiến lược này dần bộc lộ những hạn chế nhất là về nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ…
+ Từ những năm 60-70, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu – "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phát triển ngoại thương. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao
)
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của
A. các đế quốc Âu-Mĩ. B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Pháp. D. phát xít Nhật.
Câu 2. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của
A. đế quốc Anh. B. thực dân Pháp.
C. phát xít Nhật. D. đế quốc Mĩ.
Câu 3. Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu.
C. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
D. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo.
Câu 4. Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?
A. Hòa bình, trung lập. B. Nhận viện trợ từ các nước .
C. Xâm lược các nước láng giềng. D. Trung lập tích cực.
Câu 5. Hội nghị thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức tại nƣớc nào?
A. Thái Lan. B. Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a. D. Phi-líp-pin.
Câu 6. Những yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.
Câu 7. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia thành lập tổ chức ASEAN là
A. Thái lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
B. Thái lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
D. Thái lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
Câu 8. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngà tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN?
A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10.
B. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9.
C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8.
D. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?
A. Bùng nổ mạnh mẽ. B. Bị thực dân Anh đàn áp khốc liệt.
C. Thu hẹp phạm vi đấu tranh D. Chỉ còn các cuộc bãi công của công nhân.
Câu 10. “Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào?
A. Theo vị trí địa lý. B. Theo ý đồ của thực dân Anh.
C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ. D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
* Câu hỏi vận dụng nâng cao
Câu 1: Vì sao quá trình phát triển và mở rộng của Tổ chức ASEAN gặp nhiều khó khăn?Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
Vì:
Khó khăn trước hết là do chiến tranh lạnh => những chuyển biến phức tạp của quan hệ giữa các nhóm nước sáng lập ASEAN và 3 nước Đông Dương
Trong giai đoạn 1967 - 1975, nhiều nước ASEAN như Thái Lan, Philippin trở thành chư hầu của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương => đối với các nước Đông Dương thì ASEAN chỉ là 1 tổ chức đồng minh của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á sau thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nước ASEAN đã điều chỉnh lại hoạt động của mình nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài và duy trì an ninh ổn định trong khu vực. Tháng 2/1976, hiệp ước Bali được kí kết,quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN được cải thiện.
- Nhưng đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình hai nhóm nước trở nên căng thẳng bởi vấn đề Campuchia, đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, khi thế giới diễn ra xu thế hòa hoãn đông Tây thì Việt Nam và ASEAN mới bắt đầu quá trình đối thoại.
- Ngoài tác động của chiến tranh lạnh thì đặc điểm của tình hình chính trị mỗi nước cũng tác động không nhỏ đến quá trình mở rộng và phát triển của ASEAN: Brunay đến 1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập và là thành viên thứ 6 của ASEAN; Mianma sau gần 30 năm thực hiện chính sách tự lực hướng nội đến
+ 1988 mới tiến hành cải cách mở cửa và + 1997 mới gia nhập ASEAN; Campuchia + 1993 mới ổn định về chính trị tiến hành xây dựng phát triển đất nước và đến + 1999 mới chính thức là thành viên thứ 10 của tổ chức.
Câu 2: Mối quan hệ giữa Việt Nam với Asean
* Mối quan hệ:
Sau khi hiệp ước Bali được kí kết thì mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện rõ rệt như thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia
+ 1897, do vấn đề Campuchia mà mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng
+ Cuối những năm 80, ASEAN chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với 3 nước Đông dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với các nước" thì quan hệ của Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
+ 7/1992, Việt Nam gia nhập hiệp ước Bali
+ 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. Mối quan hệ giữa Việt Nam cùng các nước trong tổ chức ASEAN lúc này là hợp tác thân thiện cùng phát triển
Câu 3: Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia ASEAN
Thời cơ:
+ Có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật với các nước trong khu vực và thế giới.
+ tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường ĐNA.
+ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ mở ra cơ hội để Việt Nam học hỏi, tiếp thu trình độ KHKT, công nghệ và áp dụng vào sản xuất.
* Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
+ Khi tham gia hội nhập, Việt Nam có một xuất phát điểm hết sức khó khăn và điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật thấp hơn. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra một lộ trình thu hút đầu tư, chuẩn bị mọi điều kiện để có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới thì Việt Nam cần cảnh giác trước nguy cơ bị hòa tan, làm mất đi bản sắc chính mình.
+ Sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực, nhất là về kinh tế.
+ Hòa nhập nếu không đứng vững dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị "hòa tan" về chính trị, văn hóa, xã hội.
+ Việt Nam tham gia vào ASIAN cũng gặp khó khăn, đó là có sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước trong khu vực, sự bất đồng về mặt ngôn ngữ. Khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, khi mở cửa hội nhập...
Last edited: