Sử 8 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Telescope

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tám 2020
125
184
36
16
Đồng Nai
THCS Lê Thánh Tông

AlexisBorjanov

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tư 2020
788
746
121
Hà Nội
Earth
Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.
- Các chế độ cai trị đều thi hành những chính sách hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.
- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân - phong kiến để giành độc lập dân tộc.
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.

Xiêm không bị xâm lược nhờ:
- Nhờ những chính sách cải cách của vua Ra-ma V:
+ Cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách đi theo hướng "mở cửa" giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước khi liên tiếp ký các hiệp ước hữu nghị với các nước phương Tây.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp: Cuối TK XIX, Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu trên bình diện toàn thế giới (ở cả các thuộc địa), do đó Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn này đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp và thoát khỏi sự xâm lược, tuy vẫn chịu ảnh hưởng của Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền
 
Top Bottom