Sử 12 Các nước châu Phi và Mĩ La tinh

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở châu Phi.
* 1945-1975
- Phong trào PT từ những năm 50, trước hết là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các nơi khác.
- Năm 1960 được ghi nhận là “năm châu Phi” với 17 nước (ở Tâ Phi, Đông Phi, Trung Phi) được trao trả độc lập
- Năm 1975, cách mạng Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi, đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
*.Từ sau năm 1975: nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
+ Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và các nước cộng hòa ra đời ở Dimbabuê (4/1980), Namibia (3/1991)
+ Ở Nam Phi, sau cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc (4/1994), ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) dã man ở
nước này.
2. Tình hình phát triển KT - XH (GIẢM TẢI)
II. CÁC NƯỚC MĨ LATINH

1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập dân tộc
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
=> cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển.
- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô giành thắng lợi đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước Cộng hòa Cuba do Phiđen đứng đầu.
- Từ thập niên 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mỹ ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi:
+ Nhân dân Panama đấu tranh và thu hồi được chủ quyền kênh đào Panama (1964 - 1999)
+ Đến 1983, 13 quốc gia ở vùng Caribê giành được độc lập.
- Với các hình thức đấu tranh phong phú (bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trƣờng đặc biệt là đấu tranh vũ trang), Mĩ Latinh đã trở thành “lục địa bùng cháy ”. Các nước Mĩ Latinh đã lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động, giành lại chủ quyền dân
tộc (Chilê, Nicaragoa, Vênêzuêla, Goatêmala).
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (GIẢM TẢI)
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở
A. Bắc Phi. B. Trung Phi.
C. Đông Phi. D. Tây Phi.
2. Các quốc gia giành độc lập đầu tiên ở châu Phi, sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Marốc, Xuđăng và Tu nidi. B. Ai Cập và Libi.
C. Gana và Ghinê. D. Môdămbích và Ănggôla.
3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giành độc lập của nhân dân Angiêri chủ yếu diễn ra dưới hình thức
A. đấu tranh chính trị buộc thực dân Pháp công nhận nền độc lập của mình.
B. đấu tranh vũ trang lật đổ nền thống trị của thực dân Pháp.
C. đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và ngoại giao để giành độc lập.
D. đấu tranh chính trị, hoà bình và thương lượng để được công nhận độc lập.
4. 17 châu Phi nước giành được độc lập vào năm
A. 1960. B. 1952.
C. 1959. D. 1962.
5. Quốc gia cuối cùng ở châu Phi được trao trả độc lập là
A. Dimbabuê. B. Rôđêdia.
C. Namibia. D. Ănggôla.
6. Sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ về cơ bản đã chấm dứt bởi các sự kiện
A. Ai Cập và Libi giành độc lập (1952).
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri thắng lợi (1962).
C. “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập (1960).
D. Môdămbích và Ănggôla giành đƣợc độc lập (1975).
7. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xoá bỏ vào
A. tháng 11 - 1993 B. tháng 2 - 1990
C. tháng 4 - 1994 D. tháng 6 - 1995
8. Sự kiện đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi đã hoàn thành là
A. Angiêri đƣợc công nhận độc lập (3 - 1962).
B. “Năm châu Phi” (1960).
C. Nước Cộng hoà nhân dân Ănggôla thành lập (1975).
D. Nước Cộng hoà Namibia thành lập (1991).
9. Sự kiện chứng tỏ chủ nghĩa thực dân cũ về cơ bản đã chấm dứt ở châu Phi là
A. Angiêri độc lập (3 - 1962).
B. cách mạng Êtiôpia thắng lợi (1974).
C. Ănggôla và Môdămbích độc lập (11 - 1975).
D. Namibia độc lập (3 - 1991).
10. Vào tháng 3 năm 1952 ở Cuba đã diễn ra sự kiện
A. Tướng Batixta làm đảo chính thiết lập chế độ độc tài.
B. Phiđen Cátxtơrô chỉ huy cuộc tấn công vào trại lính Môncađa.
C. “Phong trào 26 - 7” ra đời.
D. Phiđen Cátxtơrô trở về nước xây dựng lực lượng.
11. Thời điểm đánh dấu sự mở đầu của phong trào đấu tranh vũ trang ở Cuba là
A. ngày 10 - 3 - 1952. B. ngày 26 - 7 - 1953.
C. ngày 25 - 11 - 1956. D. ngày 30 - 12 - 1958.
12. Tháng 11 năm 1956, trong chuyến trở về Cuba để phát động nhân dân đấu tranh, đi cùng với Phiđen Cátxtơrô còn có
A. 84 chiến sĩ. B. 64 chiến sĩ.
C. 72 chiến sĩ. D. 81 chiến sĩ.
13. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh từ
A. năm 1945 đến cuối thập niên 80 của thế kỉ XX.
B. năm 1945 đến năm 1959.
C. năm 1959 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
D. cuối những năm 80 đến nay
* Kiến thức vận dụng nâng cao:
Câu 1: Nêu ý nghĩa của phong trào Giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ II.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lịch sử thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, một trong những thay đổi đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc có một ý nghĩa vô cùng lớn lao là làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và sự ra đời của hơn 100 quốc gia á, Phi, Mĩ La tinh.
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước á, Phi, Mĩ La tinh là thuộc địa cuả các nước tư bản phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, thu nhiều kết quả. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đến quốc sụp đổ hoàn toàn.
- Khởi đầu là phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á, trong đó có 3 nước giành được độc lập: Inđônêxia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945). Tiếp đó tháng 10-1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Phong trào đã lan rộng sang Nam á, Bắc Phi và nhiều nước đã giành độc lập.
+ Đặc biệt năm 1960 được gọi là “năm Châu Phi” với 17 nước giành được độc lập.
+ Mĩ La tinh: ngày 1-1-1959 cách mạng Cuba thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Tiếp đó trong những năm 1974-1975 các nước Môdămbích, ănggôla và Ghinêbitxao đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
+ Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức thực dân cuối cùng là chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi. Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của giai cấp thống trị đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Nổi bật là sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi (1993).
* Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã dẫn tới việc thành lập hàng hoạt nhà nước độc lập làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước á, Phi, Mĩ La tinh, làm thay đổi cục diện thế giới.
- Sau khi giành độc lập, lịch sử các dân tộc á, Phi, Mĩ La tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nhưng nhân dân á, Phi, Mĩ La tinh cũng đã bước đầu giành được nhiều thắng lợi.
+ Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp, ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Bên cạnh đó ấn Độ còn nổi tiếng với những sản phẩm công nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay ấn Độ đã cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ.
+ Trung Quốc nhờ thực hiện cải cách mở cửa, sau hơn 20 năm, nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước hàng năm tăng trung bình 9,6%, đứng hàng thứ 3 thế giới. Đầu tư nước ngoài dẫn đầu thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Địa vị chính trị ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
+ Cuba đã có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng. Mêhicô, Achentina, Brazin được xếp vào hàng những nước công nghiệp mới. (NIC).
+ Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước. Tháng 11-2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đứng trước những thời cơ hứa hẹn tăng trưởng cao.
- Ngày nay các nước Á, Phi, Mĩ La tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
 
Last edited:
Top Bottom