Sử 11 Các nước châu Phi và khu vực Mỹ La tinh

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH
1. Châu Phi- “Lục địa mới trỗi dậy”
a.Các giai đoạn phát triển:
Sau chiến tranh thế giới thứ II , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được gọi là lục địa mới trổi dậy
+ Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc chính biến CM của binh lính và sĩ quan Ai Cập (3/7/1952) lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18/6/1953)
+ Giai đoạn 1954 – 1960: Thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam ,đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) …
+ Giai đoạn 1960 – 1975:
- Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi” , mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.
- Thắng lợi của CM Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích, Aêngola (1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ.
+ Giai đoạn từ 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Tháng 3/1991 Namibia tuyên bố độc lập.
- Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi mạnh thành cao
trào cách mạng rộng rãi trong đông đảo quần chúng, đến 1990 giành thắng lợi quan trọng( chủ tịch Man đê la, được trả tự do, Đảng cộng sản được thừa nhận là một tổ chức hợp pháp, các đạo luật về phân biệt chủng tộc bị bải bỏ.
- Tháng 4/1994 ông Manđêla được bầu làm tổng thống nước Nam Phi mới ,dân chủ vàkhông còn phân biệt chủng tộc .
b. Ý nghĩa:
- Xóa bỏ CNTD cũ và chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi
- Mở ra thời kì độc lập, xây dựng và phát triển đất nước cho các quốc gia châu Phi
- Góp phần làm ta rã hệ thống thuộc địa của CNĐQ
- Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta
- Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới
c. Đặc diểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:
- Năm 1963 thành lập tổ chức thống nhất châu phi(OAU) ,tổ chức này có vai trò quan trọng trong việt phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệpđấu tranh cách mạng ở các nước Châu Phi.
- Giai cấp tư sản dân tộc ở châu Phi lãnh đạo các cuộc đấu tranh, vì giai cấp vô sản ở đây chưa trưởng thành, chưa có một chính Đảng độc lập.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng.
- Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước không đồng đều.
- Phong trào tuy phát triển rộng khắp và dâng cao, nhưng không đồng đều giữa các khu vực.
2. Milatinh – “Lục địa bùng cháy”
Quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập.

- Khu vực Mỹlatinh có hơn 33 nước cộng hoà, từ Mexico đến hết nam Mỹ, diện tích trên 20 triệu km2 ,là khu vực giàu tài nguyên đặc biệt là nông lâm thổ sản.
- Trước chiến tranh ,hình thức là những quốc gia độc lập, nhưng trong thực tế đều lệ thuộc vào Mỹ.
- Sau CTTG II : Mỹ tìm cách biến khu vực Mỹ Latinh thnh “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mỹ cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển.Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba , Lật đổ chế độ độc tài Batixta, nước Cộng hòa Cu Ba ra đời do Phiđen Caxtơrô đứng đầu.
- Trong các thập niên 60-70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ phát triển và giành nhiều thắng lợi:
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Panama thu hồi kênh đào Panama ( 1964-1999)
+ Năm 1983 ở vùng Caribê có 13 quốc gia giành độc lập.
+ Cùng với các hình thức đấu tranh : nổi dậy của nông dân , đấu tranh nghị trường , cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Vênêxuêla , Goatêmala , Côlômbia , Pêru , Nicaragoa, Mỹ Latinh đựợc mệnh danh “Lục địa bùng cháy”.
b. Kết quả : chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
* Cuối thập kỉ 80: Xây dựng và phát triển kinh tế: Braxin, Me6hico = nước công nghiệp mới NICS
* 2000: Khó khăn, thách thức: Mĩ cấm vận, chống phá, nạn tham nhũng, lạm phát, nợ nước ngoài tăng...
3. Cách mạng Cuba
* Nguyên nhân
Cuba là thuộc địa kiểu mới của Mĩ, năm 1952 dựng lên chế độ độc tài quân sự Batixta
+ Xóa bỏ hiến pháp tiến bộ
+ Cấm các đảng phái chính trị hoạt động
+ Bắt giam, tàn sát những người có ý định chống đối
Bùng nổ phong trào đấu tranh
* Diễn biến:
+ 26/7/1653 tấn công trại lính Moncada do phi đen cacxtoro chỉ huy
+ 1955: Phiden bị trục xuất sang Mehico. 1956 trở về nước hoạt động
+ 1//1959 chế độ Batixta sụp đổ
* Kết quả:
+ Nước Cộng hòa Cuba ra đời
+ Cuba tuyên bố đi lên xây dựng CNXH
* Ý nghĩa:
+ Chấm dứt 5 thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, đưa cuba bước sang giai đoạn xây dựng CNXH
+ Trở thành lá cờ đầu trong phong trào GPDT ở Milatinh
+ Góp phần mở rộng hệ thống CNXH sang tây bán cầu
 
Top Bottom