Sử 9 Các nước Châu Á

T

taeyeon39

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp em câu hỏi này với ạ, tuần này e kiểm tra sử rồi ạ T_T
- Có ý kiến cho rằng khi CNXH ở Liên Xô sụp đổ thì CNXH trên thế giới cũng sụp đổ theo em có đúng không? Vì sao?
- Tại sao nói từ đầu những năm 90 thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
- Vì sao nói thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á?
 
1

123khanhlinh

- Có ý kiến cho rằng khi CNXH ở Liên Xô sụp đổ thì CNXH trên thế giới cũng sụp đổ theo em có đúng không? Vì sao?
Đúng! Vì Liên Xô chính là cái nôi của chủ nghĩa xã hội. Là nước đầu tiên đưa đất nc tiến theo con đường này. Đồng thời Liên xô cũng ủng hộ nhiều quốc gia trên thế giới nhất là cùng Đông Âu về mọi lĩnh vực: kinh tế,.. Một khi liên xô sụp đổ đồng nghĩa với việc chủ nghĩa xã hội trên thế giới sẽ bị lung lay dẫn đến sự tan rã
- Tại sao nói từ đầu những năm 90 thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
Vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAn đã có những bước tiến mới . Trên cơ sở đó, asean đã quyết định chyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác, phát triển kinh tế đồng thời xây dựng một khu vực hòa bình ổn định.Asean có xu hướng mở rộng thành viên. đến tháng 4 năm 1999, asean đã có 10 thành viên. Dựa vào đó, asean đã chuyển trọng tâm sang hợp tác, phát triển kinh tế, biến asean thành "khu mậu dịch tự do", lập diễn đàn, tạo 1 môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác của ĐNA
- Vì sao nói thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á?[/QUOTE]
vì thế kỷ 21 các nước ở châu á đã hoàn toàn độc lập và bước vào kỷ nguyên xây dựng đất nước.
Châu Á rộng lớn nhiều tài nguyên, dân số đông, nguồn lao động dồi dào.
Châu Á bắt đầu xuất hiện nhưng con rồng kinh tế : Sing ga po, ...
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
- Có ý kiến cho rằng khi CNXH ở Liên Xô sụp đổ thì CNXH trên thế giới cũng sụp đổ theo em có đúng không? Vì sao?
  • Ý kiến cho rằng khi CNXH ở Liên Xô sụp đổ thì CNXH trên thế giới cũng sụp đổ là không đúng.
  • Vì:
    • Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đây là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước thụt lùi của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đây không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa mà loài người đang hướng tới.
    • Từ sự sụp đổ đó, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra co các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách, đó là:
- Đổi mới phải với mục đích nhằm xây dựng chế độ đúng với bản chất, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của từng dân tộc.
- Đảng và nhà nước phải lấy dân làm gốc, xây dựng niềm tin trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân...
- Nhân dân các nước phải vững tin vào tương lai tươi sáng của chủ nghĩa xã hội, tin vào sự lãnh đạo của Đảng và cố gắng hết mình vì sự nghiệp đổi mới trên con đường xã hội chủ nghĩa.​
Tại sao nói từ đầu những năm 90 thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong khu vực Đông Nam Á vì:
  • Trước chiến tranh thế giới thứ 2 Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, trừ Thái Lan.
  • 8 - 8 - 1867, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập. Đây là liên minh chính trị, kinh tế của khu vực Đông Nam Á với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực.
  • Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
  • Từ năm 1975 về sau ASEAN có bước phát triển mới có vai trò quan trọng trên trường thế giới. Năm 1984 Brunei gia nhập tổ chức ASEAN thành viên của tổ chức này tăng lên 6.
  • Từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á khi thời gian này ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, Campuchia năm 1999.
  • Như vậy hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thành viên của ASEAN. Trong tương lai Đông ti mo cũng gia nhập tổ chức này.
  • Trên cơ sở đó ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biển Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA - 1992), lập diễn đàn khu vực ARF (1994), xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
- Vì sao nói thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á?
Nói thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á, vì:
    • Từ cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Châu Á trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa, lệ thuộc của các nước tư bản Âu - Mĩ.
    • Sau thế chiến 2, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này, phần lớn các nước đều giành được độc lập:
      • Đông Nam Á:
        • 17 – 8 – 1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
        • Tháng 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa, đến 2 – 9 – 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
        • Tháng 8 – 1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến ngày 12 – 10 nước Lào tuyên bố độc lập.
        • Nhân dân Miễn Điện (nay là Mianma), Mã Lai (nay là Malaixia) và Philipin cũng giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của đất nước khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật.
      • Đông Bắc Á:
        • Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước Dân chủ nhân dân Trung Hoa (10 – 1949).
        • Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ độ 38: Tháng 8 – 1948, ở miền Nam bán đảo Triều Tiên, nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập. Tháng 9 – 1948, ở miền Bắc, nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời.
    • Sau khi giành độc lập, các nước Châu Á bắt tay vào thời kì củng cố độc lập, xây dựng đất nước.
    • Nhiều thập niên qua, các nước Châu Á đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo, Trung Quốc...) và nhiều nước đạt được những thành tựu quan trọng:
      • 4 con rồng kinh tế ở Châu Á bao gồm: Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan.
      • Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
      • Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, và những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
      • Ấn Độ:
        • từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ tự túc được lương thực cho hơn 1 tỉ người.
        • Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực, năm 1995, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
        • Công nghiệp: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trở thành nước công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.
        • Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom