Đây là tài liệu sưu tầm, đọc khá dễ hiểu, bạn tham khảo ^^
Nói đẩy và hút ở đây là đẩy và hút electron. Khi xét 1 nhóm nguyên tử có tính chất đẩy hay hút e, bạn hãy quan sát mật độ e của nguyên tử trung tâm trong nhóm nguyên tử đó, thường là C, O hoặc N.
Trong nhóm CH3, nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3, 3/4 e hoá trị của C này đều đã tham gia liên kết, các nguyên tử H có độ âm điện nhỏ hơn C sẽ đẩy các e dùng chung về phía C khiến cho mật độ điện tích âm ở C này lớn => Đẩy e.
Ngược lại, nhóm cacboxyl -COOH có C trung tâm liên kết với 2 nguyên tử O. Oxi có độ âm điện lớn hơn C sẽ kéo các e dùng chung về phía mình khiến cho mật độ điện tích âm ở C này giảm => Hút e.
Các nhóm đẩy e thường gặp: gốc ankyl, nhóm amin -NH2, nhóm hidroxyl -OH, các gốc halogen -Cl, -F, -I, - Br...
Các nhóm hút e thường gặp: -NO2, nhóm cacboxyl -COOH, nhóm xyanua -CN, nhóm -COOR, ...
Với R là gốc hydrocacbon , R' là nhóm đẩy nếu liên kết nguyên tử liên kết với gốc các bon có độ âm điện cao hơn < Cl , O ,N,....> or nhóm hydrocacbon no< gốc ankyl> or
R' là nhóm hút thì R là các gốc hydrocacbon ko no , or các nhóm thiếu điện tử VD gốc -NO , -CN< bản chất của các nhóm này chủ yếu quyết định bởi độ âm điện của các nguyên tử đi kèm như O có độ âm điện cao hơn N hay N cao hơn C chẳng hạn>