Sinh 9 Các nhân tố vô sinh ảnh hưởng lên đời sống sinh vật

daukhai

Học sinh chăm học
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
3 Tháng tám 2018
459
391
76
14
Nghệ An
Trường Tiểu Học DIễn Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái và chức năng sinh lý của sinh vật
Bài 2: Chứng minh độ ẩm ảnh hưởng đến hình thái và chức năng sinh lý của sinh vật
Bài 3: Trong 2 nhóm sinh vật là hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
 

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
Bài 1: Chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái và chức năng sinh lý của sinh vật
Bài 2: Chứng minh độ ẩm ảnh hưởng đến hình thái và chức năng sinh lý của sinh vật
Bài 3: Trong 2 nhóm sinh vật là hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Bài 3:
-Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì: nhiệt độ cơ thể các sinh vật này không phụ thuộc và nhiệt độ môi trường, các cơ chế điều hòa thân nhiệt đã được phát triển nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì các hoạt động sinh lý bên trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường , không bị ảnh hưởng.
-Đối với nhóm sinh vật biến nhiệt: trái ngược với nhóm sinh vật hằng nhiệt thì khi nhiệt độ môi trường tăng lên quá cao hoặc giảm mạnh thì các hoạt động sinh lý sẽ bị biến đổi ( cụ thể là nhiều enzim sẽ bị mất hoạt tính) --> quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng bị rối loạn --> sinh vật có thể bị chết.
 
  • Like
Reactions: daukhai

daukhai

Học sinh chăm học
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
3 Tháng tám 2018
459
391
76
14
Nghệ An
Trường Tiểu Học DIễn Thành
Bài 3:
-Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì: nhiệt độ cơ thể các sinh vật này không phụ thuộc và nhiệt độ môi trường, các cơ chế điều hòa thân nhiệt đã được phát triển nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì các hoạt động sinh lý bên trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường , không bị ảnh hưởng.
-Đối với nhóm sinh vật biến nhiệt: trái ngược với nhóm sinh vật hằng nhiệt thì khi nhiệt độ môi trường tăng lên quá cao hoặc giảm mạnh thì các hoạt động sinh lý sẽ bị biến đổi ( cụ thể là nhiều enzim sẽ bị mất hoạt tính) --> quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng bị rối loạn --> sinh vật có thể bị chết.
giúp mình câu 1,2 với ạ
 

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,576
341
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Bài 1 :Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật
-Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi 0 độ C -50 độ C , ở thực vật cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20-30 độ C, nhiệt độ trên 40 độ C và dưới 0 độ C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
-Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...
-Thực vật vùng lạnh vào mùa đông thường rụng lá: Giúp giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây
-Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau
+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn , kích thước lớn hơn so với thú ở vùng nóng
+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: Chui vào hang, ngủ đông, ngủ hè...
+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu đc nhiệt độ 70-90 độ C.
Bài 2 :-Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của sinh vật :
+ Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trên môi trường ẩm ướt ven các bờ suối , dưới tán cây rừng rậm
+ Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá....
-Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái cấu tạo khác nhau:
Ví dụ như :
+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng : Phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển...
+ Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển...
+ Cây sống nơi khô hạn: Cơ thể mọng nước, lá và cây tiêu giảm, lá biến thành gai...
+ Động vật sống ở nơi ẩm ướt( ếch, nhái..) khi trời nóng có thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần , bò sát khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.
 
Top Bottom