Hóa 11 Các loại phân bón

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Phân bón dạng đơn (chứa một nguyên tố dinh dưỡng)
a) Phân đạm (chứa N):
*Tác dụng:
- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+.
- Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
*Phân loại
- Ure CO(NH2)2 : tan trong nước, chứa 46% nitơ.
+Điều chế: CO2 + 2NH2 (NH2)2CO + H2 O
- Đạm amoni chứa ion amoni NH4 + :
+ Amoni nitrat NH4NO3
(đạm 2 lá): tan trong nước, chứa 35% nitơ.
+ Amoni sunfat (NH4)2SO4 (đạm 1 lá): tan trong nước, chứa 21% nitơ.
Điều chế: HNO3 + NH3 NH4NO3
H2SO4 + 2NH3 (NH4)2SO4
- Đạm nitrat: chứa ion nitrat NO3- : NaNO3 16%N, Ca(NO3)2 17%N

Amoni sunfat (NH4)2SO4 (đạm 1 lá): Bón thúc và chia làm nhiều lần
b) Phân lân (chứa P):
* Tác dụng:
- Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat.
- Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật.
- Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
* Phân loại
- Photphat tự nhiên: Thành phần chính chứa Ca3(PO4)2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supephotphat: thành phần chính là Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
+ Supephotphat đơn: chứa 14-20% P2O5, thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Điều chế: Quặng photphorit hoặc apatit + axit sunfuric đặc
Ca3(PO4)2 + H2SO4 Ca(H2PO4)2 +CaSO4
Lưu ý: Cây đồng hóa Ca(H2PO4)2, phần CaSO4 không có ích, làm mặn đất, cứng đất
+ Supephotphat kép: chứa 40-50% P2O5, thành phần gồm Ca(H2PO4)2
Điều chế: 2 giai đoạn:
Điều chế axit photphoric
Ca3(PO4)2 +3 H3PO4 H3PO4 + 3 CaSO4
Cho axit photphoric tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit
Ca3(PO4)2 +3 H3PO4 3Ca(H2PO4)2
*
c)Phân kali (chứa K): Thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4
* Tác dụng:
- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.
- Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu
- Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
*
- Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
Tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…
2. Phân bón dạng kép (chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng N, P, K)
*Phân loại
-Phân hỗn hợp: chứa 3 nguyên tố N,P,K =>gọi là phân NPK (tỉ lệ N:p:K phụ thuộc vào loại đất và cây.
Ví dụ: Phân NPK là hỗn hợp của các muối: (NH4)2HPO4 và KNO3
Phân phức hợp: được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học của các chất.
Ví dụ: KNO3, (NH4)2HPO4
a) Phân NPK, chứa {NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl}.
b) Phân amophot, chứa {NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4}
3. Phân bón vi lượng
- Chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất.
*Tác dụng:
- Tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây.
 
  • Like
Reactions: minhhoang_vip
Top Bottom