Vật lí Các kĩ thuật giải truyền tải điện năng

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào các bạn, anh là một sỹ tử 2k3 vừa trải qua kì thi THQG khốc liệt năm vừa rồi ( nghe hơi hoa mỹ <:) :eek::eek::eek:

Với kinh nghiệm từng trải qua các bài toán, các dạng bài tập truyền tải điện năng, anh sẽ chia sẻ các kĩ thuật phương pháp để giải dạng bài tập này.o_Oo_O

  1. Phương pháp lập cột (kẻ bảng).
  2. Phương pháp 1 dòng .
  3. Áp dụng công thức .
I.Phương pháp lập cột (kẻ bảng).
Theo thông tin anh tự tìm hiểu thì thầy Vũ Ngọc Anh là người đưa phương pháp này tiếp cận với học sinh đầu tiên trên mạng .

-Kết hợp với phương pháp chuẩn hoá , đưa bài toàn truyền tải thành các bài toán quen thuộc, với bài toán cơ bản thì thầy có chia thành 5 dạng điển hình và áp dụng 4 cột chính gồm : $U,P,\Delta P,P'$ .
-Với những bài toán khó hơn ( $cos\varphi \ne 0$) thì áp dụng thêm nhiều cột hơn (có thể là 5,6) . Các ban có thể tham khảo tại page của thầy và kênh ytb của thầy nhé.
Khi là một newbe thì anh cũng áp dụng phương pháp này để làm vì nó dễ tiếp thu và giúp anh hiểu hơn về truyền tải trước khi tiếp cận các phương pháp khác. Các bạn mới làm quen thì nên học phương pháp này nhé <:.:cool::cool::cool:

II.Phương pháp một dòng.
Đây là phương pháp mà thầy Chu Văn Biên tạo ra:eek::eek:. Khi các bạn nhìn thấy đáp án giải theo cách của thầy được đưa lên, chắc hẳn ai cũng phải một lần trầm trồ vì quá ngắn. :confused::confused:

Anh cũng vậy, nhưng sau khi học và tìm hiểu thì thực ra các bạn vẫn phải nháp ở bên ngoài nhưng chỉ ghi số liệu từ nháp vào thôi. Nhưng phải nói rằng phương pháp này giúp ta có định hướng được thứ cần phải tìm, hay là đưa suy nghĩ về 1 dòng. Cũng đòi hỏi các bạn nắm rõ kiến thức , nhưng nếu các bạn đã thông thạo phương pháp lập cột thì sẽ dễ dàng để tiếp thu phương pháp này.

Thầy có chia theo 2 dạng chính là theo $U$ và theo $P$:
[tex]\left\{\begin{matrix} U=\Delta U+U'\\ P=\Delta P+P' \end{matrix}\right.[/tex]

Các bạn cũng có thể tham khảo phương pháp này tại page thầy Chu Văn Biên và cả kênh ytb của thầy , thầy đã public ra rồi đấy.

III.Phương pháp áp dụng công thức.
Sau một thời gian luyện tập, bản chất các phương pháp là một, do đã định hình phong cách từ cách đặt ẩn đến cách tối ưu bước giải thì ở phương trình cuối cùng thì dù phương pháp nào anh cũng ra phương trình tương tự nhau.:confused::confused::confused:

Và thế là khi anh ôn luyện ở trường và chỗ học thêm, anh đã bắt đầu tiếp cận với các công thức nhanh được rút ra hệ quả từ các công thức chính. Và anh đã tìm được chân ái của cách giải cho riêng anh, việc áp dụng các hệ quả , công thức phụ khiến cho bài toàn very easy (trừ các bài khó) :).:confused::confused:

Vì thế ở topic này anh cũng sẽ chỉ chia sẻ cách anh áp dụng phương pháp thứ 3 này thôi <:
---------------------------------------------------​

Gửi lời cảm ơn tới các thầy cô đã tạo ra phương pháp hay giúp học sinh dễ dàng tiếp cận tới loại bài tập này và cũng do phương pháp mạnh quá nên đề thì cũng mất tăm dạng này luôn :):)

*Kinh nghiệm của anh: Với một người bắt đầu thì nên học phương pháp I trước, sau đó có thể tham khảo thêm phương pháp II, khi đó lúc giải quyết 1 bài toán liên quan, các bạn nên đồng thời giải theo cả 2 cách đề xem phương pháp nào phù hợp với mình.:cool:
Cuối cùng khi đã thông thạo có thể đi theo con đường của phương pháp 3, ko phải là sẽ cần phải nhớ công thức vì công thức có thể tự suy ra được, nhưng nếu nhớ công thức thì sẽ rút ngắn thời gian đi rất nhiều ;)
Lưu ý rằng các phương pháp này ko phải là vô đối, nhưng sẽ giải quyết được 90% lớp bài toán từ khá trở xuống :confused:

Quan trọng nhất vẫn chính là sự đam mê và chịu khó của các bạn , các phương pháp chỉ là công cụ trợ giúp mà thôi, cốt lõi vẫn là bạn muốn đi đến đâu .
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
+ Cường độ hiệu dụng chạy trên đường dây tải: [imath]\mathrm{I}=\dfrac{\mathrm{P}}{\mathrm{U} \cos \varphi}[/imath]
[imath]\overrightarrow{\mathrm{U}}=\Delta \overrightarrow{\mathrm{U}}+\overrightarrow{\mathrm{U}}^{\prime} \Rightarrow \mathrm{U}^{2}=\Delta \mathrm{U}^{2}+\mathrm{U}^{\prime 2}+2 \mathrm{U} \Delta \mathrm{U} \cos \varphi[/imath]
+ Thông thường [imath]\cos \varphi=1[/imath] nên [imath]\mathrm{U}=\Delta \mathrm{U}+\mathrm{U}^{\prime}[/imath]
Với: [imath]\Delta \mathrm{U}=\mathrm{R} . \mathrm{I}=\mathrm{R} \cdot \dfrac{\mathrm{P}}{\mathrm{UI} \cos \varphi}[/imath]
+ Nếu cho biểu thức của [imath]U[/imath] và i cùng pha [imath](\cos \varphi=1)[/imath] thì: [imath]\Delta U=R \cdot \dfrac{P}{U}[/imath]
+ Công suất hao phí trên đường dây: [imath]\Delta \mathrm{P}=\mathrm{RI}^{2}=\mathrm{R}\left(\dfrac{\mathrm{P}}{\mathrm{UI} \cos \varphi}\right)^{2}[/imath]
+ Điện năng hao phí trên đường dây sau thời gian [imath]\mathrm{t}: \Delta \mathrm{A}=\Delta \mathrm{P} . t[/imath]

+ Điện trở tính theo công thức: [imath]\mathrm{R}=\rho \dfrac{\ell}{\mathrm{S}}, \rho[/imath] là điện trở suất của dây dẫn
upload_2021-12-24_20-34-38.png

*Từ [imath]3[/imath] công thức chủ chốt sau :
[tex]\left\{\begin{matrix} \Delta P=\dfrac{P^2}{U^2.cos(\varphi)^2}R=\dfrac{P_{tt}^2}{U_{tt}^2cos(\varphi_{tt})^2}R\\ H=\dfrac{P_{tt}}{P} \\ 1-H=\dfrac{P}{U^2\cos(\varphi)^2}.R \end{matrix}\right.[/tex] (*)

Từ đây ta có thể suy ra được thêm nhiều mối liên hệ nữa như sau:
  • [imath](1-H)H=\dfrac{P_{tt}}{U^2\cos(\varphi)^2}.R[/imath]
  • [imath]\dfrac{1-H}{H}=\dfrac{P_{tt}}{U_{tt}^2\cos(\varphi_{tt})^2}R[/imath]
  • [imath]\dfrac{1-H}{H^2}=\dfrac{P}{U_{tt}^2\cos(\varphi_{tt})^2}R[/imath]
Ngoài ra nếu thay: [imath]\dfrac{1}{\cos(\varphi)^2}=1+\tan(\varphi)^2[/imath]
[imath]\tan(\varphi)=H\tan(\varphi_{tt})[/imath]​

Thế vào (*) [imath]\Rightarrow 1-H=\dfrac{P.R}{U^2}(1+tan(\varphi)^2)=\dfrac{P.R}{U^2}(1+(H\tan(\varphi_{tt}))^2)[/imath]
 
Last edited:
Top Bottom