Hóa 8 Các hiện tượng xảy ra khi phản ứng với nhau

Min Hana

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng chín 2018
411
251
101
19
Đà Nẵng
Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho:
- Kim loại Natri tác dụng với nước
- Khí hidro đi qua bột CuO đun nóng
- Mẩu quỳ tím vào dung dịch Ca(OH)2
- Mẩu quỳ tím vào dung dịch axit sunfuric
2) Hãy phân biệt các chất sau:
a) 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hidro, khí cacbonic
b) 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch NaOH, H2SO4, Na2SO4
c) có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau: Na2O, SO3, MgO
3) Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong bình đựng oxi
a) Tính khối lượng điphotphopentaoxit tạo thành sau phản ứng
b) Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng ( đktc)
c) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng photpho ở trên ( biết thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí )
4) Khối lượng mol của 1 oxit kim loại là 160gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Xác định công thức hóa học của oxit ?
< RIÊNG BÀI 3, CÁC BẠN GIẢI GIAI GIÙM MÌNH CÂU C THUI, MÌNH BIẾT GIẢI CÂU A VỚI B RÙI>
 

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
321
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
1) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho:
- Kim loại Natri tác dụng với nước
- Khí hidro đi qua bột CuO đun nóng
- Mẩu quỳ tím vào dung dịch Ca(OH)2
- Mẩu quỳ tím vào dung dịch axit sunfuric
- Vì natri pư mãnh liệt vs nước nên sẽ có tiếng nổ nhỏ, natri tan dần trong nước
- Kim loại chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ. có hơi nước thoát ra
- Quỳ chuyển sang màu xanh
- Quỳ chuyển sang màu đỏ
2) Hãy phân biệt các chất sau:
a) 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hidro, khí cacbonic
b) 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch NaOH, H2SO4, Na2SO4
c) có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau: Na2O, SO3, MgO
a) Cho que đóm vào từng bình, khí nào làm que đóm bùng sáng là O2, khí nào dập tắt que đóm là CO2, khí nào làm que đóm cháy có màu xanh kèm
theo tiếng nổ nhỏ là H2, còn lại là không khí
b) Nhỏ vài giọt của từng dung dịch vào quỳ tím, dung dịch nào làm quỳ chuyển đỏ là H2SO4, dung dịch nào làm quỳ chuyển xanh là NaOH, dung dịch
nào ko làm đổi màu quỳ là Na2SO4
c) Cho vào nước, cái nào ko tan là MgO, 2 cái kia chuyển thành dung dịch NaOH và H2SO4, xong cho vào quỳ là ra
c) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng photpho ở trên ( biết thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí )
Ghi pt --> nO2 --> VO2 --> Vkk = 5VO2
4) Khối lượng mol của 1 oxit kim loại là 160gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Xác định công thức hóa học của oxit ?
Gọi CTHH của oxit đó là R2Ox (trong đó x là hóa trị của R)
Theo đb: 2R:16x = 7/3 --> R = 56/3x (1)
Lại có: 2R + 16x = 160 --> R = 56, x = 3
--> CTHH: Fe2O3
P/s: Nếu gặp bài ko cho khối lượng mol thì làm đến bước 1 thì biện luận x từ 1 đến 3 nhé.
x123
R56/3112/356
LoạiLoạiFe
[TBODY] [/TBODY]
--> CTHH: Fe2O3
 
  • Like
Reactions: Min Hana

Kỳ Nguyệt

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tư 2019
52
18
26
19
Gia Lai
THCS Ialy
1
-Hiện tượng: Viên Na lăn tròn trên mặt nước, tan dần, có khí thoát ra
-Hiện tượng : Xuất hiện chất rắn màu đỏ và xuất hiện hơi nước
-Hiện tượng : giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh
-Hiện Tượng: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
2
a, để phân biệt các khí: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic ta có thể tiến hành các thí nghiệm sau :
Cho các khí trên qua nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.
Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các khí còn lại, khí nào làm bùng cháy que đóm, khí đó là khí oxi
Cho các khí còn lại qua CuO nung nóng, khí nào làm xuất hiện Cu (màu đỏ) là khí H2.
(Hoặc khí nào cháy được trong không khí là khí hiđro)
Khí còn lại không làm đổi màu CuO là không khí.
b,cho quỳ vào từng mẫu thử:
quỳ chuyển đỏ: H2SO4
quỳ chuyển xanh NaOH
quỳ ko đổi màu Na2SO4
c, cho nước và mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẫu
tan và chuyển màu xanh:Na2O
tan và chuyển đỏ: SO3
ko tan là MgO
3
nP = 6,2: 31= 0,2 (mol)
4P + 5O2 -> 2P2O5
0.2 -> 0.25 -> 0.1 (mol)
mP2O5 = 0.1 × 142 = 14.2 g
VO2 = 0.25× 22.4 = 5.6 l
CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O ( t°)
0.125 <- 0.25 -> 0.125 -> 0.25
VCO2 = 0.125× 22.4 = 2.8 l
4
Gọi Công thức hóa học của oxit đó là : MxOy
Ta có : khối lượng của M trong 1 mol là : 160 . 70 : 100 = 112(g)
=> khối lượng của Oxi trong 1 mol là : 160 - 112 = 48(g)
=> số nguyên tử Oxi có trong 1 phân tử Oxit là : 48 : 16 = 3 (nguyên tử)
=>y = 3 => M có hóa trị là III
Ta có : III . x = 3 . II
=> x = 2
=> MxOy = M2O3
=> Mkim loại M là 112 : 2 = 56 (g/mol)
=> M = Fe
Vậy tên Oxit đó là : Fe2O3
 
Top Bottom