Các đề văn ôn tập kiểm tra HK2 ở trường mình nè!!!

B

betomxjnh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi! Giúp mình với nè:
đề 1:
Lá lành đùm lá rách
đề 2:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một long thờ me kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
đề 3:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đề 4:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Các bạn giúp mình càng sớm càng tốt nha! THANKS các bạn nhiều!
 
S

stary

D0ọ tham khảo nha bạn:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Từ lâu tôi vẫn hằng mơ đã là người dân đất Việt "máu đỏ da vàng", đều phải biết câu "Uống nước nhớ nguồn" hoặc "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam có từ hàng ngàn đời nay. Và một khi đã thấu hiểu nội dung, ý nghĩa của hai câu tục ngữ này, ta mới thấm thía hơn công nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, mới nặng tình thêm với Tổ Quốc Việt Nam, với những người đã mang lại nền độc lập tự do, cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho từng gia đình, cho mỗi con người.

Với suy tư trên, chợt nghĩ về mình, về bà con lao động đang làm ăn, buôn bán kinh doanh nơi đất khách quê người, tôi cảm nhận những gì có trong tầm tay của bản thân, của mọi người hôm nay, phần không nhỏ do sự chỉ đạo sát sao của Đại sứ quán, Hội người Việt Nam và đường đi lối bước ban đầu của các nhà doanh nghiệp tiền bối thành đạt.

Thật vậy, có nâng tư duy lên tầm cao ấy mới thấy hết giá trị về tinh thần lẫn vật chất của những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov và kỷ niệm 15 năm thành lập Tập Đoàn Technocom được tổ chức vào đầu tháng 8–2008 vừa qua. Trong buổi lễ nghiêm trang, ngoài những bản báo cáo chính trị cần thiết, còn có hai bộ phim tư liệu sinh động của Hội và Tập Đoàn. Phim đã gây được sự chú ý, theo dõi của đông đảo khách quý, đặc biệt là những vị "chủ nhà". Bởi, ai nấy đều thấy mình có trong đó, từ những bước đi chập chững ban đầu, những khó khăn bươn trải, những sóng gió lẫn thành quả đạt được qua mười năm xây dựng và phát triển của Hội, 15 năm xây dựng và trưởng thành của Tập Đoàn Technocom. Bởi nữa, có lẽ điều chủ yếu là ai nấy đều nhận thức rõ vai trò, cũng như công lao của những người có ý tưởng, dám nghĩ dám làm và sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự lớn mạnh, phồn vinh của cộng đồng người Việt trên mảnh đất Kharkov như bây giờ. Để rồi, dù ở đâu, chốn nào ta cũng dám ngẩng cao đầu, tự hào "Ta là người Việt Nam".

"Uống nước nhớ nguồn" chính là ở chỗ đó. Ở quan điểm biết tiếp thu và sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới sao cho phù hợp với thời đại không ngừng phát triển. Nhân chủ đề này, tôi nhớ ngày 7/8/2008, tại nhà hàng Thăng Long diễn ra cuộc gặp gỡ thân mật giữa cựu Chiến Binh thành phố Kharkov đã từng công tác tại Việt Nam vào thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước với đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp, báo chí một số tỉnh, thành từ Việt Nam sang dự, do Tập Đoàn Technocom tổ chức. Liền mấy tiếng đồng hồ gặp gỡ, tận tình trao đổi không khí trong nhà hàng luôn ấm cúng, sôi động không chỉ bởi những kỉ vật lưu niệm trao tặng những người lính Xô-Viết đã một thời có mặt trong khói lửa chiến tranh chống Mỹ cứu nước anh hùng của nhân dân ta từ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Tập Đoàn Technocom, báo an ninh thủ đô… mà còn là những lời phát biểu chân tình, những cảm xúc mãnh liệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những vị cựu chiến binh làm nhiệm vụ quốc tế đó.

"Ngày ấy, biết rằng đất nước bạn đang chiến tranh ác liệt, nhưng bắt đầu từ năm 1976, chúng tôi vẫn lần lượt thay nhau đến công tác tại nhiều thành phố, làng mạc khác nhau, kể cả mặt trận bom đạn cho đến ngày tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam, chúng tôi mới trở về". Đại tá Petro Mikhailovich - Chủ tịch hội cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu ở Việt Nam tâm sự. Tôi hiểu, sự có mặt của họ vào những ngày tháng đấy, đã đóng góp vào phần thắng lợi cuối cùng để giang sơn, Tổ Quốc ta thống nhất một nhà, để suy cho cùng, có chúng ta hôm nay trên mảnh đất này.

Thực ra không phải bây giờ, mà những tháng năm trước đây, Hội đã thường xuyên tiếp cận, cử cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà cho cựu chiến binh vào dịp lễ hội, lúc ốm đau, thậm trí cả những buổi tang lễ, tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng.

Lúc tôi giải thích sự đền ơn trả nghĩa ấy là đạo lý mang tính truyền thống của dân tộc ta, vị chủ tịch Hội cựu chiến binh, đôi mắt nhăn nheo cười nói tiếp: "Và của cả chúng tôi nữa".

Ngẫm lời cụ, nghiệm thấy đúng khi tôi mục sở thị các vị lãnh đạo chính quyền thành phố bày tỏ lòng biết ơn và trao tặng bằng khen, bó hoa hồng tươi thắm cho những người lính, sỹ quan, trên ngực đầy tấm huân chương ghi lại chiến công của mỗi giai đoạn chiến tranh trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn nam nữ thanh niên thế hệ trẻ với lời hô "URA… URA…" đồng thanh vang vọng cả một góc trời vào đêm lễ hội, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Kharkov khỏi ách phát xít Đức (23-08-2008), tại quảng trường Tự Do.

Nghe tiếng hò reo mừng ngày "sinh Kharkov" tại quảng trường nơi xứ người vào tháng 8 lịch sử này, trong tôi bừng thức dậy niềm tự hào vô hạn về ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên quê hương mình, sau có 13 ngày tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 thành công rực rỡ (19-08-1945) - Ngày có một không hai trong lich sử dân tộc sẽ giữ mãi trong con tim chúng ta, in đậm trong tâm khảm con cháu muôn đời sau:

" … Ngày 02-09-1945 gần 50 vạn người lòng tràn ngập niềm vui kéo về quảng trường Ba Đình dự ngày lễ lịch sử, tuyên bố nước nhà độc lập. Cả rừng cờ, rừng hoa, khẩu hiệu vang lên trong không khí tưng bừng náo nhiệt, bồng súng hướng vào quảng trường.

Đúng giờ khai mạc, đoàn đại biểu chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Lá cờ đỏ sao vàng từ từ được kéo lên tung bay trước gió thu lồng lộng. Trên đài cao, Bác Hồ bước ra giữa tiếng hoan hô vang dậy, Bác giơ tay vẫy chào đồng bào, ra hiệu cho mọi người trật tự rồi bắt đầu đọc tuyên ngôn độc lập.

"Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… ".

Giọng Bác rất ấm, bất ngờ Bác hỏi: "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?". Cả biển người đồng thanh đáp lời: "Có".

Bác kết thúc bản tuyên ngôn độc lập bằng lời tuyên bố hùng hồn:

"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thực tế đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy."

Cả quảng trường vang lên tiếng hô đáp lại "Việt Nam độc lập muôn năm!. "Ủng hộ mặt trận Việt Minh!", "Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!".

Đã bao năm xa nhà nhưng hỏi rằng có ai là người không nhớ về miền quê nơi ta sinh ra và lớn lên. Đã nhiều năm qua đi những kỷ niệm, nhưng quên sao được ngày tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8, quốc khánh 02-09, tiếp đến là 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó gần 25 năm tiếp tục chống Mỹ cứu nước dẫn đến thắng lợi hoàn toàn (30-04-1975), Nam Bắc thống nhất một nhà. Để rồi, mọi người đều nhận thức rõ hơn mình có được những gì và là ai trên thế gian này. Từ đâu, do ai? "Uống nước nhớ nguồn" hoặc " ăn quả nhớ kẻ trồng cây" chính là ở chỗ đó.
 
S

stary

Lá lành đùm lá rách
Do hoàn cảnh lịch sử phải gồng mình chống thiên tai địch hoạ, chịu nhiều tổn thất nên người Việt luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau. "Lá lành đùm lá rách" là một thành ngữ thể hiện điều đó.

Thành ngữ, tục ngữ là những câu mang tính khái quát nói về đạo lý, kinh nghiệm sống và bài học nhân tình thế thái của người Việt.

Nhiều câu được hình thành, được cấu tứ từ đời sống thực tiễn, đặc biệt là từ những hình ảnh thân thuộc của đời sống lao động và điệu sống bình dân muôn mặt của người Việt. Lá lành đùm lá rách cũng vậy. Có lẽ xuất xứ từ việc gói bánh chăng? Thường thì gói bánh chưng cũng như nhiều loại bánh khác, người Việt dùng lá dong, lá chuối, lá chít... để gói và trong đống lá ấy bao giờ cũng có là lành, lá rách, lá đẹp, lá xấu.

Sống trong hoàn cảnh làm ruộng lại luôn luôn phải nhớ đến lời dặn dò dân dã đã thành thơ: "Được mùa chớ phụ ngô khoai", ý thức tiết kiệm trở thành bản tính, ngay trong việc gói bánh cũng vậy, người Việt thường tận dụng cả lá lành lẫn lá rách. Khi ta tra gạo, tra đỗ vào thì cái lá rách thường được để lót ở trong, cái lá lành bao bọc bên ngoài. Câu Lá lành đùm lá rách xuất xứ từ một công việc, từ một thao tác gói bánh chăng? Song điều đáng nói là câu thành ngữ đó ứng với hoàn cảnh cụ thể. Đây là một cách nói ẩn dụ quen thuộc, lá lành để chỉ những người chưa lâm nạn, chưa bị cảnh đói ăn rách mặc, cảnh thất cơ lỡ vận giày vò. Còn lá rách được ví như thân phận người đã và đang chịu cảnh bất hạnh đó.

Từ xưa đến nay, cứ mỗi khi người Việt lâm vào cảnh thiên tai lũ lụt, đói rét khốn khổ ở đâu đó thì lập tức câu thành ngữ trên như lời nhắc nhở những người ở ngoài vòng hoạn nạn hãy nhớ đến tình đồng bào máu mủ của mình. Hình ảnh quen thuộc Lá lành đùm lá rách gây một hiệu ứng với mọi người là trong ngữ cảnh cần cứu giúp đồng bào. Từ thành ngữ thuần Việt, đặc biệt là đồng tự "đùm" - "túm" chỉ động tác gói bọc một vật bé mọn gì đó, thường phổ biến ở tình cảnh nghèo nên lại càng trở thành linh động trong tâm cảm người Việt.

Cùng với Một miếng khi đói một gói khi no, câu thành ngữ Lá lành đùm lá rách thường được người Việt dùng đắc ý nhất trong ngữ cảnh nhắc nhở mọi người cưu mang đồng bào đồng loại trong cơn hoạn nạn, cần cứu giúp miếng cơm manh áo khẩn thiết.
 
S

stary

Mùa xuân là Tết trồng cây...
Ngày ngày chúng ta đều phải chịu cùng một cảnh ngộ về tiếng ồn, chất thải xe máy quá mức cho phép... Nhiều con đường lớn ở Hà Nội, TP.HCM rất thưa cây xanh bóng mát. Các khu vui chơi giải trí có không gian rộng và thiên nhiên mát mẻ đều bị quá tải.

Thực tại ô nhiễm môi trường trên càng khiến chúng ta nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đề ra tết trồng cây từ cách đây 42 năm để bảo vệ môi trường sinh thái. Mỗi người dân VN đều nhớ câu nói của Người: Mùa xuân là tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Nhớ tới khung cảnh sống của Hồ Chủ tịch, tôi muốn nhắc đến hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ: Gió trăng chứa một thuyền đầy. Của kho vô tận biết ngày nào vơi. Hai câu thơ từ hàng trăm năm trước rất phù hợp với khung cảnh sống và lối sống của Hồ Chí Minh, thể hiện nguyện vọng và xu hướng của cuộc sống văn minh chân chính”.

Triết lý sống hài hòa với thiên nhiên, giản dị, yêu lao động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một giá trị vĩnh hằng. Khu vườn Bác là nơi tụ họp của hàng trăm loài cây. Hằng ngày, Người chăm sóc vườn cây, nâng niu từng cành lá. Cho đến hôm nay, trước cành lá xum xuê của cây vú sữa miền Nam vươn cao cạnh nếp nhà sàn, ai có thể quên được hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang cầm bình tưới cây lúc mới ươm trồng.

Nhắc tới khung cảnh sống của Bác, chúng ta nhớ tới hang Pắc Bó với mấy câu thơ của Bác: Sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Ngôi nhà sàn ở Phủ chủ tịch mà Bác ở cũng thế, không gian kiến trúc chan chứa phong cách sinh hoạt của một danh nhân văn hóa thế giới.

Học tập theo lối sống của Người, khu tập thể cán bộ quân nhân Trường Sĩ quan lục quân 2 đã có chương trình hành động thiết thực và cụ thể. Toàn trường đã phát động phong trào trồng cây bóng mát dọc suốt hai bên đường, tại các khu gia đình quân nhân. Mỗi gia đình trồng ít nhất ba cây xanh, từng khu đều thống nhất trồng cùng một loại cây. Việc này được hội đồng quản trị khu gia đình chỉ đạo chặt chẽ, trực tiếp là thiếu tướng Nguyễn Viết Khai, chính ủy nhà trường.

Địa bàn khu gia đình Trường Sĩ quan lục quân 2 với tổng diện tích 111,93ha gồm khoảng 500 hộ gia đình được tổ chức làm 42 tổ khu phố cùng với 42 trục đường ở xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Các trục đường đều được bêtông hóa, trải nhựa và trồng mới hai hàng cây xanh. Từng khu gia đình đều có qui hoạch theo hướng phát triển mới của xã hội. Nhiều đơn vị trong trường tiếp tục củng cố công trình thanh niên, bồn hoa cây cảnh được trồng mới và tu bổ thường xuyên, không gian của trường đẹp như một công viên xanh.

Sau khi nhà trường tổ chức thành công, bà con địa phương nơi đóng quân cũng đã làm theo nhà trường. Ông Lê Văn Tám, chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Tam Phước, khẳng định: “Khu gia đình Trường Sĩ quan lục quân 2 là một mô hình văn hóa ở khu dân cư, góp phần quan trọng tạo ra sự lớn mạnh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đóng quân’’.

Chắc chắn đây là một việc làm thiết thực khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 
S

shjnjchjkudo96

Đề 5:
Hãy giải thích câu nói của Bác: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công"
:khi (184)::khi (184)::khi (76)::khi (76):
Help em đi :khi (105):
 
S

stary

Với hơn 60 năm tham gia chiến đấu và xây dựng, tôi không nhìn khẩu hiệu đó như một vật trang trí bằng gỗ, bằng giấy, bằng vải... Tôi bồi hồi xúc động với nhận thức rằng nó là một tư tưởng lớn của Bác, một đạo lý lớn của dân tộc. Từ 60 năm trước nó đã thể hiện ở chính nơi đây, nó vẫn thấm trong tim của Người đã yên nghỉ trong lăng kia.

Nhân những ngày này, ngẫm lại, tôi càng thấy thấm thía tư tưởng lớn đó của Bác: đoàn kết là bản năng của nhiều loài sinh vật (đàn chim, bầy kiến, bầy ong...). Ở loài người, bản năng đó đã phát triển thành một nhu cầu có ý thức. Tùy nơi, tùy lúc, ý thức đó có thể đậm hay nhạt. Mà nghiệm trong lịch sử VN và lịch sử các dân tộc trên thế giới, thấy sự đậm nhạt này có quan hệ mật thiết với sức mạnh của quốc gia, với sự hưng thịnh của các nền văn minh.

Trong tác phẩm Nên học sử ta, viết vào đầu năm 1942, Bác đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...”.

Ngay từ năm 1941, trong bài “Kính cáo đồng bào”, Bác viết: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoàn kết. Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại. Cứu quốc là việc chung. Ai là người VN đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm...”.

Cách mạng Tháng Tám là một kết quả rực rỡ của tư tưởng đó.

Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu. Kẻ thù trong nước bị tê liệt. Còn những người có tâm huyết với nước với dân thì được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng và kháng chiến.

Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ. Bác đã tuyên bố: “Chính phủ không để tâm moi ra những tội cũ để đem ra làm án mới làm gì”.

Ở Bác, đại đoàn kết không chỉ đóng khung trong phạm vi quốc gia, mà được thể hiện cả trên phạm vi quốc tế. Ngay từ trước cách mạng, Bác đã ra sức tìm kiếm những quan hệ với bất cứ nước nào có thể đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như ý, nhưng ít nhất thì tấm lòng chân thành của Bác cũng đã có sức mạnh kiềm chế kẻ thù, giảm thiểu được khả năng đối đầu, trì hoãn những xung đột bất lợi, bảo vệ những thành quả đầu tiên của cách mạng...

Đến Đại hội Đảng lần thứ II đầu năm 1951, vấn đề đại đoàn kết được đặt ra và nhìn nhận trong những hoàn cảnh khác. Đã có không ít ý kiến xung quanh vấn đề này. Bác kết luận: “Chính vì Đảng Lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc VN”. Lời giải thích đó của Bác đã có sức thuyết phục mạnh mẽ trong đại hội Đảng.

Về phần mình, trải qua bao năm tháng suốt từ trước Cách mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hi sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi... Tôi càng thấm thía những bài học lớn đó của Hồ Chí Minh.

Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều.

Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.

Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng.

Bước vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tư tưởng đại đoàn kết của Bác lại một lần nữa bừng lên như một sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc. Nhiều thành phần khác nhau trong xã hội miền Nam, kể cả các nhân sĩ, các nhà tư sản, thậm chí cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội chính quyền Sài Gòn, cũng đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều khuynh hướng khác nhau chống lại chế độ độc tài tay sai của Mỹ (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu). Có một số là thành viên bí mật của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN và mặt trận Sài Gòn - Gia định. Do đó, chính quyền tay sai đã bị cô lập càng bị cô lập hơn, đã suy yếu càng suy yếu hơn. Lực lượng cách mạng đã lớn mạnh càng lớn mạnh hơn.

Trong thời gian này tôi có may mắn được sống và chiến đấu cùng đồng bào các giới trong lòng Sài Gòn - Gia Định, sau đó hơn 15 năm tiếp theo tại miền Tây Nam bộ. Sài Gòn là thành phố lớn, có đủ mọi tầng lớp dân cư đô thị khác nhau. Còn Tây Nam bộ suốt kháng chiến chống Pháp và nhiều năm kháng chiến chống Mỹ là một vùng có những nhà địa chủ giàu có nhất nước ta, những nhà trí thức từng du học ở Pháp, những quan chức cao cấp của chính quyền đương thời, những nhà tu hành và tín đồ của nhiều tôn giáo, những người thuộc những dân tộc khác nhau, như Khơme, Chăm, Hoa... Nhưng ở cả hai địa bàn ấy, chúng tôi vẫn tồn tại và hoạt động được là nhờ được sống giữa lòng dân, thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Bài học về sức mạnh dân tộc càng thấm sâu trong máu thịt tôi.

Trên lĩnh vực quốc tế, tinh thần đoàn kết cũng đã đạt được nhiều kết quả thật ngoạn mục. Phong trào phản chiến ở Mỹ, ở Pháp và phong trào phản đối chiến tranh xâm lược VN ở nhiều nước trên thế giới, đã làm cho kẻ thù xâm lược VN càng ngày càng bị cô lập. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác Hồ đã làm cho những người bạn lớn của chúng ta dù còn mếch lòng với nhau nhưng vẫn luôn luôn nhất trí ủng hộ sự nghiệp kháng chiến của chúng ta.

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, rất nhiều vận hội đã mở ra cho cả nước:(dẫn chứng)

Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng - thua, bởi những kỳ thị ta - ngụy...

Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.

Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần... đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi.

Những tổn thất kể trên ít nhiều đã trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của tôi, một người lãnh đạo thành phố mang tên Bác. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Mặc dầu trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình, Thành ủy chúng tôi cũng đã chân tình giúp đỡ và động viên nhiều anh chị em, nhưng tôi vẫn thấy lúc bấy giờ Thành ủy vẫn có nhiều bất lực và có phần trách nhiệm về tình hình đó.

Trên bình diện quốc tế, một số chủ trương cứng rắn quá mức cần thiết đã làm cho VN lâm vào tình cảnh thêm thù bớt bạn mà thật ra không phải là hoàn toàn không tránh được.

Kết quả là VN bỏ lỡ rất nhiều vận hội. Tiếp đó là những năm tháng đầy khó khăn, với những khủng hoảng kéo dài. Đó chính là một bài học lớn của lịch sử.

Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi

Từ ngày Đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hòa hợp dân tộc lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở, tư tưởng VN làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai... đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt.

Ngày nay chúng ta đã có một nước VN độc lập, thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đã từng bước nâng cao uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta càng có sức cảm hóa nhiều hơn. Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn.

Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế?

Nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu qui tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được qui tụ. Con người mà không qui tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng.

Trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển: Trong cuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức, học vấn, sự nhận thức các qui luật của thiên nhiên và của xã hội. Theo kinh nghiệm lịch sử của thế giới và bản thân nước ta, nhất là qua những kinh nghiệm của Bác Hồ, thấy rằng trí thức tận tụy hay không là tùy thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm nhiệm hay không. Điều đó không tùy thuộc vào bản thân trí thức, mà vào lãnh đạo: có đủ khả năng thu phục nhân tâm và nhân tài hay không. Thu hút được nhân tài cũng là một tài năng

Nhân kỷ niệm 60 năm Cách mạng Tháng Tám, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại không khí hào hùng và sôi nổi của những ngày tháng đó. Ngọn lửa tạo nên không khí đó chính là tinh thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, mà người thắp nên ngọn lửa đó chính là Bác Hồ. Khi đó, tất cả mọi người VN đều như một. Khi đó, yêu nước là cách tốt nhất để yêu mình.

Để ngọn lửa đó còn sáng mãi, chúng ta hãy cùng ôn lại mấy bài học lớn của Bác:

- Đất nước VN, giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN.

- Đã thế thì mọi người VN đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó.

- Lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người VN đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.

Nếu thực hiện tốt những tư tưởng đó, với kỷ niệm 60 năm quốc khánh, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dòng chữ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” trên quảng trường Ba Đình sẽ không chỉ là một khẩu hiệu bằng sắt, bằng gỗ, bằng vải màu..., mà sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thách thức trước mắt. Từ tinh thần của Ba Đình ngày ấy, nó sẽ trở lại với dân tộc, nó sẽ đem lại cả sức sống, niềm tin, niềm vui, nghĩa tình và hạnh phúc cho hàng triệu và hàng triệu người VN chúng ta.
 
N

nttcam

sao đề bạn giống đề trường mình quá?????
ban hoc trường nào???minh hoc Ng Trường Tộ /7a1:)>-:)>-
bye@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
 
B

bongiu_kute1996

Giúp tui bài nay với:Chứng minh bản chất xấu xa của bọn thực dân phong kiến qua hai văn bản sông chết mặc bay và những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Cố giúp nhé.Cảm ơn trước
 
B

betomxjnh

HEHE!Mình cũng học NTT nè!!!!!!!Làm bạn nha:D:D
Mà hôm nay thi Văn rùi đó, làm tốt hok bạn??????????????
 
1

124thuynga

oai`...phân tích ra. Bài sông chết mak bay thể hiện một tên quan hộ đê lòng lang dạ sói. ung dung ngồi chơi tổ tôm trong đình vs đầy đủ người hầu kẻ hạ. Để mặc người dân bên ngoài dốc sưk cứu đê.
=> một tên quan phụ mẫu vô lương tâm ,vô track nhiệm.bỏ mak sự sống chết của người dân chỉ vì thú ham bài bạc
_ còn bài những trò lố....thì thể hiện rõ bản chất xấu xa của va-ren .viên quan toàn quyền.một kẻ đã ruồng bỏ quá khứ,ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp của mình.Cuộc đối thoại giữa va-ren vs Phan Bội Châu.hay chính xác hơn là độc thoại, đã thể hiện con người lố bịch của hắn.Rộng ra là hành động va` lời nói
_ Tôi đem tự do đến cho ông đây.....nhà tù ảm đạm
-> tất cả đều thể hiện bản chất xấu xa của thưk dân phong kiến.......
 
D

dragon10

giup minh bai nay voi:hay chung minh ban chat xau xa cua va-ren trong truyen ngan nhung tro lo hay la va-ren va phan boi chau\
????????/
 
Top Bottom