Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các em, anh xin gửi đến các em phần thứ hai của bài viết. Mong các em có thể ghi nhớ và giải tốt các dạng toán mà anh đã hướng dẫn. Các em nào gặp khó khan đối với các bài tập mà anh đã cho có thể comment hoặc liên hệ anh, anh sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm.
Các dạng bài tập về cơ chế tự sao của ADN
Dạng 1: Xác định số lần tự nhân đôi của ADN
Lý thuyết và cách áp dụng:
- Các ADN trong cũng 1 tế bào có số lần tự sao bằng nhau, khác tế bào có số lần tự sao bằng hoặc khác nhau.
- Nếu biết số lần tự sao của ADN => số ADN con, số nucleotit môi trường cung cấp, số đợt phân bào.
Gọi n là số lần nhân đôi của ADN
- Số phân tử ADN tạo ra: 2n
- Số phân tử ADN con: 2n – 2.
Dạng 2: Xác định số liên kết hidro, liên kết hóa trị được thành lập hoặc hình thành trong quá trình nhân đôi
Lý thuyết và cách áp dụng:
- Theo nguyên tắc bổ sung ta có A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Khi tự nhân đôi thì số lượng liên kết hidro bị phát hủy cũng bằng chính số lượng liên kết hidro trong phân tử ADN.
=> Tổng số liên kết hidro trong phân tử ADN là:
H = 2A + 3G = 2T + 3X
Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hidro bị phá vỡ là:
(2A + 3G)( 2n – 1) = (2n – 1) * H
- Số liên kết hidro được hình thành sau quá trình nhân đôi gấp đôi so với số liên kết hidro ban đầu ( do hình thành 2 phân tử mới).
=> Số liên kết hidro được hình thành là:
2(2A + 3G)*( 2n – 1) = 2H*(2n – 1)
- Liên kết hóa trị trong quá trình tự nhân đôi không bị phá vỡ nên sau khi tự sao thì số liên kết hóa trị tăng lên bằng số liên kết hóa trị ban đầu của ADN
Số liên kết hóa trị: I* (2n – 1)
Dạng 3: Xác định số nucleotit tự do được cung cấp cho quá trình tự sao.
Lý thuyết và cách áp dụng:
- Khi diễn ra quá trình tự sao thì cả hai mạch của ADN mẹ đều làm mạch khuôn, các nucleotit của môi trường nội bào sẽ liên kết với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
=> Khi hoàn tất quá trình tự sao sẽ hình thành 2 ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
- Gọi N’ là tổng số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình tự sao và , A’, T’, G’, X’ là các nucleotit môi trường cung cấp thì:
Ta có: N = N’
A’ = T’ = A = T
G’ = X’ = G = X
Khi ADN tự sao n lần thì:
- Tổng số nucleotit trong các ADN con: N*2n
- Số lượng nucleotit môi trường cung cấp: (2n – 1)*N
- Số lượng mỗi loại nucleotit mà môi trường cung cấp:
A = T = (2n – 1)*A = (2n – 1)*T
G = X = (2n – 1)*G = (2n – 1)* G
- Số lượng nucleotit môi trường cung cấp để tạo ra các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới ( cả 2 mạch đơn đều được tạo thành từ các nucleotit tự do
N’ = (2n – 2)*N
Bài tập áp dung:
Dạng 1:
1. Một gen tự nhân đôi 4 lần liên tiếp. số gen con được tạo thành là?
2. Một gen chứa 2520 nucleotit. Gen tự nhân đôi một số lần, trong các gen con có 40320 nucleotit. Số lần tự nhân đôi của gen là bao nhiêu?
Dạng 2:
1. Một gen chứa 900 A và 600 X. gen nhân đôi 2 lần, số liên kết hidro bị phá vỡ và thành lập là bao nhiêu?
2. Một gen có 400 G và T = 35%
a. Số liên kết hidro bị phá vỡ khi gen tự nhân đôi là bao nhiêu?
b. Số liên kết hóa trị bị phá vỡ và thành lập khi gen tự nhân đôi 5 lần liên tiếp là bao nhiêu?
c. Số liên kết hidro được tạo thành sau 5 lần tự nhân đôi?
Dạng 3:
1. Gen dài 2040Å, T = 20% tổng số nu. Khi gen nhân đôi 5 lần liên tiếp thì môi trường cần cung cấp số lượng nu A, T, G, X lần lượt là bao nhiêu?
2. Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nucleotit A: T: X: G = 1: 3: 4: 2. Gen chứa 1560 liên kết hidro. Khi gen nhân đôi thì môi trường nội bào đã cung cấp số nu các loại là bao nhiêu?
3. Một gen khi nhân đôi cần được môi trường cung cấp 3636 nu. Trong đó có 462 nu loại T, các gen con chứa tất cả 4848 nu.
a. Chiều dài của gen mẹ là bao nhiêu
b. Số lần gen tự nhân đôi
c. Số nu từng loại của gen ban đầu là bao nhiêu?
Các dạng bài tập về cơ chế tự sao của ADN
Dạng 1: Xác định số lần tự nhân đôi của ADN
Lý thuyết và cách áp dụng:
- Các ADN trong cũng 1 tế bào có số lần tự sao bằng nhau, khác tế bào có số lần tự sao bằng hoặc khác nhau.
- Nếu biết số lần tự sao của ADN => số ADN con, số nucleotit môi trường cung cấp, số đợt phân bào.
Gọi n là số lần nhân đôi của ADN
- Số phân tử ADN tạo ra: 2n
- Số phân tử ADN con: 2n – 2.
Dạng 2: Xác định số liên kết hidro, liên kết hóa trị được thành lập hoặc hình thành trong quá trình nhân đôi
Lý thuyết và cách áp dụng:
- Theo nguyên tắc bổ sung ta có A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Khi tự nhân đôi thì số lượng liên kết hidro bị phát hủy cũng bằng chính số lượng liên kết hidro trong phân tử ADN.
=> Tổng số liên kết hidro trong phân tử ADN là:
H = 2A + 3G = 2T + 3X
Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hidro bị phá vỡ là:
(2A + 3G)( 2n – 1) = (2n – 1) * H
- Số liên kết hidro được hình thành sau quá trình nhân đôi gấp đôi so với số liên kết hidro ban đầu ( do hình thành 2 phân tử mới).
=> Số liên kết hidro được hình thành là:
2(2A + 3G)*( 2n – 1) = 2H*(2n – 1)
- Liên kết hóa trị trong quá trình tự nhân đôi không bị phá vỡ nên sau khi tự sao thì số liên kết hóa trị tăng lên bằng số liên kết hóa trị ban đầu của ADN
Số liên kết hóa trị: I* (2n – 1)
Dạng 3: Xác định số nucleotit tự do được cung cấp cho quá trình tự sao.
Lý thuyết và cách áp dụng:
- Khi diễn ra quá trình tự sao thì cả hai mạch của ADN mẹ đều làm mạch khuôn, các nucleotit của môi trường nội bào sẽ liên kết với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
=> Khi hoàn tất quá trình tự sao sẽ hình thành 2 ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
- Gọi N’ là tổng số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình tự sao và , A’, T’, G’, X’ là các nucleotit môi trường cung cấp thì:
Ta có: N = N’
A’ = T’ = A = T
G’ = X’ = G = X
Khi ADN tự sao n lần thì:
- Tổng số nucleotit trong các ADN con: N*2n
- Số lượng nucleotit môi trường cung cấp: (2n – 1)*N
- Số lượng mỗi loại nucleotit mà môi trường cung cấp:
A = T = (2n – 1)*A = (2n – 1)*T
G = X = (2n – 1)*G = (2n – 1)* G
- Số lượng nucleotit môi trường cung cấp để tạo ra các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới ( cả 2 mạch đơn đều được tạo thành từ các nucleotit tự do
N’ = (2n – 2)*N
Bài tập áp dung:
Dạng 1:
1. Một gen tự nhân đôi 4 lần liên tiếp. số gen con được tạo thành là?
2. Một gen chứa 2520 nucleotit. Gen tự nhân đôi một số lần, trong các gen con có 40320 nucleotit. Số lần tự nhân đôi của gen là bao nhiêu?
Dạng 2:
1. Một gen chứa 900 A và 600 X. gen nhân đôi 2 lần, số liên kết hidro bị phá vỡ và thành lập là bao nhiêu?
2. Một gen có 400 G và T = 35%
a. Số liên kết hidro bị phá vỡ khi gen tự nhân đôi là bao nhiêu?
b. Số liên kết hóa trị bị phá vỡ và thành lập khi gen tự nhân đôi 5 lần liên tiếp là bao nhiêu?
c. Số liên kết hidro được tạo thành sau 5 lần tự nhân đôi?
Dạng 3:
1. Gen dài 2040Å, T = 20% tổng số nu. Khi gen nhân đôi 5 lần liên tiếp thì môi trường cần cung cấp số lượng nu A, T, G, X lần lượt là bao nhiêu?
2. Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nucleotit A: T: X: G = 1: 3: 4: 2. Gen chứa 1560 liên kết hidro. Khi gen nhân đôi thì môi trường nội bào đã cung cấp số nu các loại là bao nhiêu?
3. Một gen khi nhân đôi cần được môi trường cung cấp 3636 nu. Trong đó có 462 nu loại T, các gen con chứa tất cả 4848 nu.
a. Chiều dài của gen mẹ là bao nhiêu
b. Số lần gen tự nhân đôi
c. Số nu từng loại của gen ban đầu là bao nhiêu?