Các dạng bài liên quan đến sự điện li trong đề thi Đại học các năm

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!

Các em cùng thử sức với một số bài tập liên quan đến sự điện li trong đề thi đại học các năm nhé:

Dạng 1: Bài toán liên quan đến pH của dung dịch

Câu 1.Cd11: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dd Y có pH =11,0. Giá trị của a là
A.1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12.
Câu 2.Cd 09: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.
Câu 3.KB 09: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8.
Câu 4.KB 08: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.
Câu 5.KB 07: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
Dạng 2: Bài toán liên quan đến bảo toàn điện tích
Câu 6.KA 2010: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl–; 0,006 mol HCO3– và 0,001 mol NO3–. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là
A.0,180. B. 0,120. C. 0,444. D. 0,222.
Câu 7.KB 2010: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A.9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47.
Câu 8.KB 2012: Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
A. NO3- và 0,03 B. Cl- và 0,01 C. CO32- và 0,03 D. OH- và 0,03
Dạng 3: Một số câu hỏi lý thuyết
Câu 9.KB 09: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 10.Cd 07: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa. B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.
 
P

ptmp2712

Dạng 1
1)C
H+................+.......................OH-.............. -->...............H2O
8*10^-3............................a*10^-2
do pH sau pứ là 11=>bz=>[OH-]=10^-3=[(a*10^-2)-(8*10^3)]/(a+8)=>a=1,78
2)A
3)H+ + OH- =>H2O
..0,02...0,04
dư........0,02
pOH=-lg[OH-]=1,7
=>pH=14-1,7=12,3
Mình k biết đúng không mà ko ra kq giống một trong mấy đáp án trên
4)D
H+...........+............OH-........-->H2O
0,01......................0,1a
thu được 200 ml dung dịch có pH = 12=>[0H-]dư=0,01
=>(0,1a-0,01)/0,2=0,01=>a=0,12
5)B
Ko biết đúng không nữa
 
Last edited by a moderator:
P

ptmp2712

Dạng 2
6)D (theo mình hình như câu này ko liên quan đến bảo toàn đt)
7)C
8)A
Dạng 3 (tự làm)
 
K

koizinzin

Ban nao giai chi tiet hon duoc khong? Thanks...........
..............................................
 
C

cobemongmo95

Chào các em!

Các em cùng thử sức với một số bài tập liên quan đến sự điện li trong đề thi đại học các năm nhé:

Dạng 1: Bài toán liên quan đến pH của dung dịch

Câu 1.Cd11: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dd Y có pH =11,0. Giá trị của a là
A.1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12.

- Tính số mol của H+.
- Tính số mol của OH-.
Dung dịch sau phản ứng có pH=11 => OH- dư sau phản ứng có nồng độ 0,001 M và số mol OH- dư là 0,001*(a+8) mol.
- n OH- ban đầu = n OH- phản ứng + n OH- dư => a.
 
S

sieuquay2012



Câu 5.KB 07: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.

Câu này dễ mà:
- Tính tổng số mol OH-.
- Tính tổng số mol H+.
- Viết phản ứng của OH- + H+, xem ion nào dư.
- Tính số mol và nồng độ của ion dư đó => pH.
 
L

lalaheosua

Câu 2.Cd 09: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.

Thứ tự phản ứng:
OH- + H+ => H2O.
3OH- + Fe3+ => Fe(OH)3
3OH- + Al3+ => Al(OH)3
Neu OH- du => xảy ra them phản ứng OH- + Al(OH)3 => AlO2- + H2O.
Ket tủa ở day gồm Fe(OH)3 va Al(OH)3.

Câu 4.KB 08: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.

- Tính tổng số mol của H+.
- Tính số mol của OH-.
Dung dịch sau phản ứng có pH=12 => OH- dư sau phản ứng có nồng độ 0,01 M và số mol OH- dư là 0,01*0,2
- n OH- ban đầu = n OH- phản ứng + n OH- dư => a.
 
L

lalaheosua

Câu 6.KA 2010: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl–; 0,006 mol HCO3– và 0,001 mol NO3–. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là
A.0,180. B. 0,120. C. 0,444. D. 0,222.

Cau này bạn tham khảo link này nhe
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-139399.html

Câu 7.KB 2010: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A.9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47.

Cau này bạn tham khảo link này nhe
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-189242.html
 
L

lalaheosua

Câu 8.KB 2012: Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
A. NO3- và 0,03 B. Cl- và 0,01 C. CO32- và 0,03 D. OH- và 0,03

Dung dịch có ion Ca2+ => Loại C (vì Ca2+ + CO32– => CaCO3)
Dung dịch có ion Ca2+, HCO3– =>Loại D (vì Ca2+ + HCO3– + OH– =>CaCO3+ H2O)
với đáp án A, C thì ion X có điện tích 1–. Theo định luật bảo toàn điện tích:
1.0,01 + 2.0,02 = 1.0,02 + 1.nX nX = 0,03 mol. Vậy đáp án là A. NO3– và 0,03.
 
L

lalaheosua

Câu 9.KB 09: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).

Câu 10.Cd 07: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa. B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.
 
L

lalaheosua

Các cau trả lời tren mình tự làm kết hợp với sưu tầm, nên có gì cần góp ý các bạn bổ sung nhé. Thanks all.
 
Top Bottom