Sử 10 Các cuộc cách mạng tư sản

Cao Khánh Tân

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng năm 2016
71
61
149
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I, Các cuộc cách mạng sản:
1, Hãy nêu tình hình nước Anh trước cách mạng; diễn biến chính; kết quả-ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh.
2, Nêu nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
3, Tình hình nước Pháp trước cách mạng, các giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng, ý nghĩa trong cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
II, Các nước Âu-Mĩ (Thế kỉ XIX - đầu XX):
1, Tiền đề, thành tựu, ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp Anh.
2, Nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức và cuộc nội chiến ở Mĩ.
3, Những nét lớn về tình hình kinh tế của Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu XX.
III, Phong trào công nhân (Đầu thế kỉ XIX - đầu XX):
1, Kể tên những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX.
2, Nội dung cơ bản và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
3, Hoàn cảnh ra đời và chính sách của công xã Pari 1871.
4, Nêu nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
I1Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ, vốn là quý tộc, chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hoá, trở thành tầng lớp quý tộc mới.
Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Dưới thời vua Sác-lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực.
Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được biểụ hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua.
 
  • Like
Reactions: Cao Khánh Tân
Top Bottom