các câu hỏi khó hiểu

N

nguyentamdac94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) 1 con lắc lò xò gồm quả cầu nhỏ m=100g và độ cứng lò xon=40(N/m) đc treo thẳng đứng.Nâng quả cầu lên thẳng đứng = lực F=0.8(N) cho tới khi quả cầu đứng yên rồi buông tay cho vật dao động.Lấy g=10(m/s).Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu khi tác dụng lên giá treo là?

2) 1 sóng dừng đc mô tả bởi phương trình y=sin(\frac{bi.x}{2})cos(10.bi.t)
vs x và y đo = centimet, t đo bằng dây.Khoảng cách từ 1 nút qua 3 bụng sóng đến 1 nút khác là?

3)1 con lắc lò xo có độ cứng k=20N/m khối lượng m= 80g dao động tắt dần trên mặp phẳng nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0.1 .Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đoạn 10cm rồi thả nhẹ.Cho gia tốc trọng trường g=10(m/s2).Thế năng của vật mà tại đó vật có tốc độ lớn nhất là?

(Em nghĩ là lúc vật có tốc độ lớn nhật chỉ ở vị trí CB, mà lúc đó làm gì còn thế năng? Hay là đề kêu mình tìm động năng ạ?

4)2 vật nhỏ M và N cùng xuất phát từ gốc tọa độ, theo cùng 1 chiều và dao động điều hòa trên trục x vs cùng biên độ.Chu kì dao động của M gấp 3 lần của N.Tỉ số độ lớn vận tốc của M và N khi gặp nhau là?

(Em thấy M và N sẽ gặp nhau tại biên độ,lúc đó thì làm gì còn vận tốc mà có tỉ số ?)
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Câu 1:
Lực đàn hồi và lực tác dụng lên giá treo là 2 lực có cùng độ lớn nhưng ngược chiều, vì vậy em cần xem lại câu hỏi
- Lực đàn hồi cực đại: [TEX]F_{dh}max=k(\Delta l+A)=F_kmax[/TEX]
- Lực đàn hồi cực tiểu: [TEX]F_{dh}min=0[/TEX]; nếu [TEX]A\geq \Delta l[/TEX]
[TEX]F_{dh}min=k(\Delta l-A)[/TEX]; nếu [TEX]A\leq \Delta l[/TEX]
em tính toán các đại lượng rồi thay kết quả
Câu 2:
Phương trình sóng dừng: [TEX]y=sin(\frac{\pi .x}{2})cos(10\pi .t)[/TEX]
Khoảng cách từ 1 nút qua 3 bụng sóng đến 1 nút khác là: [TEX]3\frac{\lambda }{2}[/TEX]. Ta đi tính [TEX]\lambda [/TEX]:
Vị trí mà tại đó là nút thảo mãn: [TEX]sin(\frac{\pi .x}{2})=0\Rightarrow \pi x=k\pi \Rightarrow x=2k[/TEX]
Khoảng cách giữa 2 nút là:[TEX]x_{k+1}-x_k=\frac{\lambda }{2}\Leftrightarrow 2(k+1)-2k=\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =4cm[/TEX]
(em dùng latex cần chèn công thức vào giữa 2 chữ TEX trên thanh công cụ nhé!)
Câu 4 em tham khảo bài viết này nhé, hocmai.vatli đã hướng dẫn rồi:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=193545
 
H

hocmai.vatli

Bài 3:
Đề bài yêu cầu tính thế năng tại vị trí mà vật đạt tốc độ lớn nhất là do có ma sát mà vị trí vật đạt tốc độ lớn nhất không phải là vị trí cân bẳng O em nhé.
Vị trí lúc buông nhẹ vật là biên, gọi đó là vị trí biên âm, Gọi O' là vị trí mà vật đạt tốc độ lớn nhất trong quá trình dao động; điểm này có tọa độ x (x<0 do ta chọn vị trí ban đầu lúc buông vật ở biên âm) (cũng là tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong 1/4 chu kì đầu tiên)
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì cơ năng của vật tại thời điểm buông vật bằng cơ năng của vật tại vị trí O':
[TEX]\frac{1}{2}kA^2=\frac{1}{2}mv^2+\frac{1}{2}kx^2+\mu mg(A-\left | x \right |)=\frac{1}{2}mv^2+\frac{1}{2}kx^2+\mu mg(A+x)[/TEX]. Từ đây ta rút được [TEX]v^2[/TEX]
Đặt [TEX]y=v^2[/TEX]. Để v max thì y max, ta đạo hàm y theo x; cho y'=0, tìm được x mà tại đó y max tức v max
Từ đây ta tính thế năng của vật tại vị trí O': [TEX]W_t=\frac{1}{2}kx^2[/TEX]
 
N

nguyentamdac94

Chào em!
Câu 1:
Lực đàn hồi và lực tác dụng lên giá treo là 2 lực có cùng độ lớn nhưng ngược chiều, vì vậy em cần xem lại câu hỏi
- Lực đàn hồi cực đại: [TEX]F_{dh}max=k(\Delta l+A)=F_kmax[/TEX]
- Lực đàn hồi cực tiểu: [TEX]F_{dh}min=0[/TEX]; nếu [TEX]A\geq \Delta l[/TEX]
[TEX]F_{dh}min=k(\Delta l-A)[/TEX]; nếu [TEX]A\leq \Delta l[/TEX]
em tính toán các đại lượng rồi thay kết quả
Câu 2:
Phương trình sóng dừng: [TEX]y=sin(\frac{\pi .x}{2})cos(10\pi .t)[/TEX]
Khoảng cách từ 1 nút qua 3 bụng sóng đến 1 nút khác là: [TEX]3\frac{\lambda }{2}[/TEX]. Ta đi tính [TEX]\lambda [/TEX]:
Vị trí mà tại đó là nút thảo mãn: [TEX]sin(\frac{\pi .x}{2})=0\Rightarrow \pi x=k\pi \Rightarrow x=2k[/TEX]
Khoảng cách giữa 2 nút là:[TEX]x_{k+1}-x_k=\frac{\lambda }{2}\Leftrightarrow 2(k+1)-2k=\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =4cm[/TEX]
(em dùng latex cần chèn công thức vào giữa 2 chữ TEX trên thanh công cụ nhé!)


Em không hiểu cái chỗ này 2(k+1)-2k=\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =4cm[/TEX] sao ra đc như vậy ạ ??
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Câu 1:
Lực đàn hồi và lực tác dụng lên giá treo là 2 lực có cùng độ lớn nhưng ngược chiều, vì vậy em cần xem lại câu hỏi
- Lực đàn hồi cực đại: [TEX]F_{dh}max=k(\Delta l+A)=F_kmax[/TEX]
- Lực đàn hồi cực tiểu: [TEX]F_{dh}min=0[/TEX]; nếu [TEX]A\geq \Delta l[/TEX]
[TEX]F_{dh}min=k(\Delta l-A)[/TEX]; nếu [TEX]A\leq \Delta l[/TEX]
em tính toán các đại lượng rồi thay kết quả
Câu 2:
Phương trình sóng dừng: [TEX]y=sin(\frac{\pi .x}{2})cos(10\pi .t)[/TEX]
Khoảng cách từ 1 nút qua 3 bụng sóng đến 1 nút khác là: [TEX]3\frac{\lambda }{2}[/TEX]. Ta đi tính [TEX]\lambda [/TEX]:
Vị trí mà tại đó là nút thảo mãn: [TEX]sin(\frac{\pi .x}{2})=0\Rightarrow \pi x=k\pi \Rightarrow x=2k[/TEX]
Khoảng cách giữa 2 nút là:[TEX]x_{k+1}-x_k=\frac{\lambda }{2}\Leftrightarrow 2(k+1)-2k=\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =4cm[/TEX]
(em dùng latex cần chèn công thức vào giữa 2 chữ TEX trên thanh công cụ nhé!)


Em không hiểu cái chỗ này 2(k+1)-2k=\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =4cm[/TEX] sao ra đc như vậy ạ ??
Chào em.

khoảng cách giữa 2 nút: [TEX]\[{x_{k + 1}} - {x_k} = 2(k + 1) - 2k = \frac{\lambda }{2} = 2 \to \lambda = 4\][/TEX]
Vì khoảng cách giữa 2 nút bằng [TEX]\[\frac{\lambda }{2}\][/TEX]
 
Top Bottom