Các câu hỏi hay

T

trytouniversity

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:|1. Mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với một điện trở R0=60Ω ; đoạn mạch MB gồm một điện trở thuần có giá trị R mắc nối tiếp một hộp kín chứa một trong hai phần tử: Cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 110V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM và MB lần lượt là 50V và 60V. Giá trị của R và phần tử trong hộp kín là:
A. R=50 Ω;cuộn cảm
B. R=50 Ω;tụ điện
C. R=72 Ω ; tụ điện
D. R=72 Ω ; cuộn cảm.

2.
Tế bào quang điện có cấu tạo là một ống chân không, có hai điện cực bằng kim loại là anôt (A) và catôt (K). Đặt hiệu điện thế UAK > 0 vào hai cực của một tế bào quang điện rồi chiếu sáng catốt, trong mạch chưa có dòng quang điện. Cách nào dưới đây có thể gây ra dòng quang điện khác không?
A. Tăng hiệu điện thế UAK , đồng thời giảm tần số chùm sáng chiếu vào catốt.
B. Tăng bước sóng, đồng thời tăng cường độ chùm sáng chiếu vào catốt. C. Giảm hiệu điện thế UAK , đồng thời tăng bước sóng của chùm sáng chiếu vào catốt.
D. Tăng tần số và giảm cường độ chùm sáng chiếu vào catốt

3.
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Biết vật nặng của con lắc được tích điện q > 0. Vào thời điểm vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì một điện trường đều có cường độ E, phương thẳng đứng hướng xuống được thiết lập. Hỏi sau đó trong quá trình dao động của con lắc so với khi không có điện trường thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Chu kì dao động của con lắc. B. Tốc độ cực đại của vật nặng.
C. Li độ cực đại của dao động. D. Lực căng cực đại của dây treo.


4.
Hai điểm M1 và M2 cùng dao động điều hòa trên một trục x, quanh điểm O với cùng tần số góc [TEX]\omega[/TEX].Tại t = 0, M1 qua vị trí biên dương. Biết biên độ dao động của điểm M1 là A, của điểm M2 là 2A và dao động của M2 sớm pha hơn một góc [TEX]\pi[/TEX]/3 so với dao động của M1. Độ dài đại số M1M2 = x biến đổi theo thời gian theo qui luật nào sau đây?
A. x = A[TEX]\sqrt{3}[/TEX] cos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/3) .
B. x = Acos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/3).
C. x = A[TEX]\sqrt{3}[/TEX] cos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/2) .
D. x = Acos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/2).


5.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k=100(N/m) đầu trên cố định, đầu dưới treo hai vật nhỏ có cùng khối lượng m=200(g). Khi hệ đang cân bằng, người ta cắt đứt dây nối giữa hai vật. Lấy
g =10. Gia tốc của vật còn dính lại với lò xo, khi dây bị cắt đứt, bằng bao nhiêu?
A. 5 căn2 (m/s2) B. 15 (m/s2) C. 20 m/s2 D. 10 căn 2 m/s2

6. . Một con lắc lò xo có k=100(N/m), m=400(g), được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang bằng 0,1. Ban đầu người ta kéo vật dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo không biến dạng, đoạn 10(cm) rồi buông nhẹ. Lấy g=10(m/s2), bỏ qua sức cản không khí. Tốc độ của vật, khi nó qua vị trí O lần thứ hai, tính từ lúc buông bằng bao nhiêu?
A. 0,95(m/s) B. 1,39(m/s) C. 0,88(m/s) D. 1,45(m/

7. Hai đoạn mạch không phân nhánh R1L1C1 và R2L2C2 có cùng tần số cộng hưởng f. Hỏi đoạn mạch gồm hai đoạn mạch R1L1C1 và R2L2C2 mắc nối tiếp nhau có tần số cộng hưởng bằng bao nhiêu?
A. f B. 2f C. f/2 D. căn2.f


8. Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. Nếu chiếu tia tử ngoại lên chất đó để kích thích sự phát quang thì ánh sáng phát quang có thể có màu gì?
A. Màu vàng B. Màu đỏ C. Màu chàm D. Màu lục

9: Hai điểm M và N nằm ở cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm cách nhau một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là LM = 30dB và LN = 10dB. Biết nguồn âm là đẳng hướng. Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức cường độ âm tại N là :
A. 12dB. B. 7dB. C. 11dB. D. 9dB.

10. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc trong một chất lỏng trong suốt, khoảng cách giữa hai khe bằng 1mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 ở về cùng một phía so với vân sáng trung tâm trên màn đo được là 5mm. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó là 1,5. Trong chất lỏng, bước sóng λ và màu sắc của ánh sáng đó là:

A. 0,75µm, màu đỏ B. 0,50 µm, màu đỏ C. 0,75 µm, màu lục. D. 0,50 µm, màu lục
11. Giữ nguyên công suất phát âm của một chiếc loa nhưng tăng dần tần số âm của âm thanh mà máy phát ra từ 50Hz đến 20kHz. Một người tai bình thường đứng cách nguồn âm một khoảng không đổi sẽ nghe được âm thanh với cảm giác
A. to dần rồi lại nhỏ dần. B. độ to không đổi.
C. to dần. D. nhỏ dần.
12. Hai con lắc lò xo giống nhau có khối lượng vật nặng 100g, độ cứng lò xo 100N/m dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở gốc tọa độ). Biên độ của con lắc thứ nhất lớn gấp đôi con lắc thứ hai. Biết rằng hai vật gặp nhau ở gốc tọa độ khi chúng chuyển động ngược chiều nhau. Lấy [TEX]\pi^2[/TEX] = 10. Khoảng thời gian giữa hai lần hai vật nặng gặp nhau liên tiếp là
A. 0,3 s. B. 0,1 s. C. 0,2s. D. 0,4 s.
13. : Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1, N2. Cuộn sơ cấp nối với nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Điện trở các cuôn dây và hao phí điện năng ở máy không đáng kể. Cuộn thứ cấp mắc với một điện trở thuần có giá trị R thay đổi được. Nếu tăng R lên hai lần thì
A. Công suất tiêu thụ ở mạch sơ cấp và mạch thứ cấp đều giảm hai lần
B. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp đều tăng hai lần
C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong cuộn thứ cấp giảm hai lần, trong cuộn sơ cấp không đổi
D. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp không đổi, hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp giảm hai lần

14 . Tại nguồn O trên mặt nước phương trình dao động của sóng là u = Acos(10[TEX]\omega[/TEX]t). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 4m/s. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Sóng trên mặt nước có bước sóng là 0,8m.
B. Li độ dao động của điểm M tại thời điểm t và thời điểm t + 0,4s là như nhau.
C. Hai điểm A, B cách nhau 0,4m luôn dao động ngược pha.
D. Các phần tử nước không chuyển dời theo sóng.

!!:p
15. Hai dao động cùng phương, cùng tần số, có độ lệch pha là [TEX]\frac{5\pi}{6}[/TEX]. Biên độ dao động tổng hợp là 3 cm. Hỏi dao động thành phần có biên độ lớn nhất bằng bao nhiêu ?

A. 4cm B. 3cm C. 5 cm D. 6cm

16. Trong thí nghiệm I-âng, người ta chiếu hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai đơn sắc có bước sóng [TEX]\lambda_1 =0,4 uM[/TEX] và [TEX]\lambda_2 =0,6 uM[/TEX] . Tại điểm M trên màn, có vân sáng bậc 2 của ánh sáng có bước sóng [TEX]\lambda_1[/TEX] . Tại điểm N trên màn, có vân sáng bậc 7 của ánh sáng có bước sóng [TEX]\lambda_2[/TEX] . Hỏi trong khoảng giữa hai điểm M và N có bao nhiêu vân sáng?
A. 13 B. 10 C. 12 D. 15

17. Một con lắc lò xo khi treo thẳng đứng thì lò xo giãn đoạn 10(cm). Người ta đặt con lắc lò xo này lên một mặt phẳng nghiêng rất nhẵn, góc hợp giữa mặt nghiêng và mặt phẳng nằm ngang bằng 30o, rồi đưa vật đến vị trí lò xo không biến dạng và buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Biết hệ số đàn hồi của lò xo bằng 50(N/m). Cơ năng của con lắc lò xo bằng bao nhiêu?
A. 125(mJ) B. 500(mJ) C. 250(mJ) D. 62,5(mJ
18 . Trong thí nghiệm I-âng bố trí trong không khí, tại điểm M trên màn người ta thu được vân sáng bậc 3. Đưa toàn bộ thí nghiệm trên vào một môi trường trong suốt có chiết suất n=1,5 thì tại điểm M lúc đó ta sẽ thu được
A. vân sáng bậc 3 B. vân tối bậc 5 C. vân sáng bậc 2 D.vân tối bậc 4

19. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=50(N/m) và vật nặng có khối lượng m=200(g) treo thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng, người ta đưa vật dọc theo trục lò xo đến vị trí lò xo bị nén đoạn 4(cm) rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Xác định thời điểm đầu tiên lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng nửa giá trị cực đại và đang giảm (tính từ thời điểm buông vật). Lấy g=10
A. 0,116(s) B. 0,100(s) C. 0,300(s) D. 0,284(s
20. Trên một sợi dây 2 đầu cố định dài 20 cm, có 2 bụng sóng ,tạo sóng dừng bởi nam châm điện có tần số dao động là 10 Hz. Hỏi vận tốc truyền sóng trên dây bằng bao nhiêu ?

A. 4 m/s B. 1 m/s C. 3 m/s D. 2 m/s
 
Last edited by a moderator:
H

hoangkhuongpro

Mỗi ngày làm 25 câu dễ, chỉ được cái mất thời gian, không bằng mỗi ngày làm vài câu sau đây :|
1. Mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với một điện trở R0=60Ω ; đoạn mạch MB gồm một điện trở thuần có giá trị R mắc nối tiếp một hộp kín chứa một trong hai phần tử: Cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 110V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM và MB lần lượt là 50V và 60V. Giá trị của R và phần tử trong hộp kín là:
A. R=50 Ω ; cuộn cảm.
B. R=50 Ω ; tụ điện.
C. R=72 Ω ; tụ điện.
D. R=72 Ω ; cuộn cảm.


rui :thank mọi người nha:mình đọc nhầm đề.......hướng làm của mình như cofire91 đó...vừa làm vừa mò nhanh hơn.........
 
Last edited by a moderator:
T

toi_yeu_viet_nam

bài này dùng giản đồ vecto đi bạn!sẽ nhanh hơn rất nhìu mà ko hay bị nhầm
 
C

conifer91

Haizzz , vấn đề là kiếm đâu ra mà làm mới đc chứ :| .
Câu 1 .
Vector Uab= vector Uam + vector Umb ( :D)
Theo đề bài thì Uab=Uam+Umb = 60+50=110 V :)mad:)

:)D) và :)mad:) chỉ sảy ra đồng thời khi 3 vector tren cùng phương => phần tử X là cuộn cảm thuần và : Ro/ZL1=R/ZLx
Mà đầu bài cho Uam=50v < Umb=60v => Ro < R .
Kết hợp các yếu tố trên ta chon phương án D :
R=72 Ω ; cuộn cảm.

Câu 2 . D

Câu 3 : Đầu tiên xét phương lực điện trường , con lắc dddh => góc nhỏ => phương lực điện gần như vuông phương chuyển động => ko sinh công => ko làm biến đổi năng lượng con lắc . g thay đổi , năng lượng ko đổi => chỉ có V max cố định => chọn B :Tốc độ cực đại của vật nặng.


Câu 4 . Viết ft dao động từng vật ra :
xM1=Acos(wt)
xM2=2Acos(wt +pi/3) =Acos(wt)+
[TEX]\sqrt{3}[/TEX]Asin(wt)

Lấy hiệu xM1-xM2 => đáp án C.



Câu 4 :
Vật đang cân = , F lò xo = (m1+m2)g , f hợp lực tác dụng lên vật = 0 . cắt dây , f hợp lực = F lò xo - m1g = m1g =m1a . => gia tốc tức thời tại thời điểm cắt dây = g =10 => ko có đáp án :D , sai ở đâu nhỉ ?

Câu 5 : Sau thời gian 3T/4 vật sẽ tới O lần thứ 2 .
Xét nửa chu kì đầu , độ giảm biên độ trong 0,5 chu kì = 2Fms/k= 0,8cm . tức là tại thời điểm T/2 lò xo bị nén 1 đoạn = 10-0,8=9,2cm . Lúc này năng lượng toàn phần= k.x^2/2=0,42 j
tới khi về vị trí cân bằng , năng lượng do lực ma sát sinh ra A ms=Fms.s=0,092.m.g.0,1=0,037 j . Động năng của vật lúc này =0,42-0,037=m.v^2/2 => v= 1,39 m/s
Chọn B .

Câu 6 : Tần số cộng hưởng f của 2 mạch = nhau =>với tần số này ZL1=ZC1 và ZL2=ZC2.
Nối tiếp 2 mạch lại , khi tần số =f : (ZL1+ZL2)=(ZC1+ZC2)=>cộng hưởng => chọn A

Câu 7 : A

Câu 8 :A

Câu 9 : Gọi khoảng cách từ M tời nguồn âm 0 là x , LM = LN + 2 B . => khoảng cách từ N tời nguồn âm = căn bậc 2 (10^2) .x=10x . Khi nguồn âm đặt ở M khoảng cách từ L tới nguồn âm = 10x-x=9x . => LN'= 30-10.log9^2= 11 db => C

Câu 10 : D
Câu 11 : A
Câu 12 : T/2 =0,1 s => chọn B .
Câu 13 : C .








 
Last edited by a moderator:
C

chickengold

Mỗi ngày làm 25 câu dễ, chỉ được cái mất thời gian, không bằng mỗi ngày làm vài câu sau đây :|
1. Mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với một điện trở R0=60Ω ; đoạn mạch MB gồm một điện trở thuần có giá trị R mắc nối tiếp một hộp kín chứa một trong hai phần tử: Cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 110V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM và MB lần lượt là 50V và 60V. Giá trị của R và phần tử trong hộp kín là:
A. R=50 Ω ; cuộn cảm.
B. R=50 Ω ; tụ điện.
C. R=72 Ω ; tụ điện.
D. R=72 Ω ; cuộn cảm.

2.
Tế bào quang điện có cấu tạo là một ống chân không, có hai điện cực bằng kim loại là anôt (A) và catôt (K). Đặt hiệu điện thế UAK > 0 vào hai cực của một tế bào quang điện rồi chiếu sáng catốt, trong mạch chưa có dòng quang điện. Cách nào dưới đây có thể gây ra dòng quang điện khác không?
A. Tăng hiệu điện thế UAK , đồng thời giảm tần số chùm sáng chiếu vào catốt.
B. Tăng bước sóng, đồng thời tăng cường độ chùm sáng chiếu vào catốt.
C. Giảm hiệu điện thế UAK , đồng thời tăng bước sóng của chùm sáng chiếu vào catốt.
D. Tăng tần số và giảm cường độ chùm sáng chiếu vào catốt

3.
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Biết vật nặng của con lắc được tích điện q > 0. Vào thời điểm vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì một điện trường đều có cường độ E, phương thẳng đứng hướng xuống được thiết lập. Hỏi sau đó trong quá trình dao động của con lắc so với khi không có điện trường thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Chu kì dao động của con lắc. B. Tốc độ cực đại của vật nặng.
C. Li độ cực đại của dao động. D. Lực căng cực đại của dây treo.


4.
Hai điểm M1 và M2 cùng dao động điều hòa trên một trục x, quanh điểm O với cùng tần số góc [TEX]\omega[/TEX].Tại t = 0, M1 qua vị trí biên dương. Biết biên độ dao động của điểm M1 là A, của điểm M2 là 2A và dao động của M2 sớm pha hơn một góc [TEX]\pi[/TEX]/3 so với dao động của M1. Độ dài đại số M1M2 = x biến đổi theo thời gian theo qui luật nào sau đây?
A. x = A[TEX]\sqrt{3}[/TEX] cos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/3) .
B. x = Acos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/3).
C. x = A[TEX]\sqrt{3}[/TEX] cos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/2) .
D. x = Acos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\pi[/TEX]/2).

Theo mình thì đáp án là chỗ tô đỏ ấy!! Mọi người xem có sai không??
 
N

nhoc_maruko9x

3.
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Biết vật nặng của con lắc được tích điện q > 0. Vào thời điểm vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì một điện trường đều có cường độ E, phương thẳng đứng hướng xuống được thiết lập. Hỏi sau đó trong quá trình dao động của con lắc so với khi không có điện trường thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Chu kì dao động của con lắc. B. Tốc độ cực đại của vật nặng.
C. Li độ cực đại của dao động. D. Lực căng cực đại của dây treo.
Nghĩ là A vì chu kì chỉ phụ thuộc gia tốc trọng trường và chiều dài dây.
Có 2 công thức:

[tex]v_{max} = 2gl(1-cos\alpha_o)[/tex]

[tex]T_{max} = mg(3-2cos\alpha_o)[/tex]

Dễ thấy khi có lực điện trường hướng xuống thì [tex]T_{max}[/tex] thay đổi [tex]\Rightarrow \alpha_o[/tex] thay đổi [tex]\Rightarrow v_{max}[/tex] thay đổi.

2.
Tế bào quang điện có cấu tạo là một ống chân không, có hai điện cực bằng kim loại là anôt (A) và catôt (K). Đặt hiệu điện thế UAK > 0 vào hai cực của một tế bào quang điện rồi chiếu sáng catốt, trong mạch chưa có dòng quang điện. Cách nào dưới đây có thể gây ra dòng quang điện khác không?
A. Tăng hiệu điện thế UAK , đồng thời giảm tần số chùm sáng chiếu vào catốt.
B. Tăng bước sóng, đồng thời tăng cường độ chùm sáng chiếu vào catốt.
C. Giảm hiệu điện thế UAK , đồng thời tăng bước sóng của chùm sáng chiếu vào catốt.
D. Tăng tần số và giảm cường độ chùm sáng chiếu vào catốt
Không thể tăng bước sóng hay giảm tần số \Rightarrow Loại A, B và C.
Vậy chọn D. Vì khi giảm cường độ chùm sáng thì I giảm chứ ko bị triệt tiêu.
Chắc vậy :D
 
Last edited by a moderator:
T

trytouniversity

Nghĩ là A vì chu kì chỉ phụ thuộc gia tốc trọng trường và chiều dài dây.
Có 2 công thức:

[tex]v_{max} = 2gl(1-cos\alpha_o)[/tex]

[tex]T_{max} = mg(3-2cos\alpha_o)[/tex]

Dễ thấy khi có lực điện trường hướng xuống thì [tex]T_{max}[/tex] thay đổi [tex]\Rightarrow \alpha_o[/tex] thay đổi [tex]\Rightarrow v_{max}[/tex] thay đổi.


Bạn chọn đáp án A thì càng sai rồi bạn ạ .

g thay đổi thì T sẽ thay đổi .
Xem lại nhé !
:p
:p
:p
 
T

trytouniversity

Còn rất nhiều bài tập mới và hay có chọn lọc, mình sẽ post tiếp để mấy you làm .
 
Last edited by a moderator:
C

conifer91

Bài khá hay , thiên về ý tưởng , ko nặng tính toán => I thích .
Nhưng U có thể post đè luôn lên trang đầu ko ? Để lung tung thế này tìm khó lắm !
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

5. . Một con lắc lò xo có k=100(N/m), m=400(g), được đặt trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang bằng 0,1. Ban đầu người ta kéo vật dọc theo trục của lò xo ra khỏi vị trí O, tại đó lò xo không biến dạng, đoạn 10(cm) rồi buông nhẹ. Lấy g=10(m/s2), bỏ qua sức cản không khí. Tốc độ của vật, khi nó qua vị trí O lần thứ hai, tính từ lúc buông bằng bao nhiêu?
A. 0,95(m/s) B. 1,39(m/s) C. 0,88(m/s) D. 1,45(m/
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ: [TEX]\Delta A = \frac{4\mu mg}{k} = 1.6cm[/TEX]

Khi đi qua O lần 2 thì đã thực hiện 3/4 chu kỳ \Rightarrow Biên độ giảm 1.2cm còn 8.8cm

Khi đó [TEX]v = \frac{8.8}{10}v_{max} = 1.39(m/s)[/TEX]

6. . Hai đoạn mạch không phân nhánh R1L1C1 và R2L2C2 có cùng tần số cộng hưởng f. Hỏi đoạn mạch gồm hai đoạn mạch R1L1C1 và R2L2C2 mắc nối tiếp nhau có tần số cộng hưởng bằng bao nhiêu?
A. f B. 2f C. f/2 D. căn2.f


[tex]\omega_1 = \omega_2 \Leftrightarrow \frac{1}{\sqrt{L_1C_1}} = \frac{1}{\sqrt{L_2C_2}} \Rightarrow L_1C_1 = L_2C_2[/tex]

[tex]L = L_1 + L_2[/tex]

[tex]C = \frac{C_1C_2}{C_1+C_2}[/tex]

[tex]\omega = \frac{1}{\sqrt{LC}} = \frac{1}{\sqrt{\frac{(L_1+L_2)C_1C_2}{C_1+C_2}}}[/tex]

[tex]= \frac{1}{\sqrt{\frac{L_1C_1C_2+L_2C_1C_2}{C_1+C_2}}} = \frac{1}{\sqrt{\frac{L_2C_2C_2+L_2C_1C_2}{C_1+C_2}}} =\frac{1}{\sqrt{L_2C_2}} = \omega_2[/tex]

[tex]\Rightarrow A.[/tex]

7. Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. Nếu chiếu tia tử ngoại lên chất đó để kích thích sự phát quang thì ánh sáng phát quang có thể có màu gì?
A. Màu vàng B. Màu đỏ C. Màu chàm D. Màu lục
Tia tử ngoại có [tex]\lambda < 0.38\mu m[/tex]
Vậy nó có thể phát ra màu đỏ và lục chứ nhỷ? :|
 
T

trytouniversity

Câu số 5 và số 6 bạn giải rất rõ ràng và chi tiết , chính xác rồi.

Mình nói thêm là câu 5 có thể giải theo bảo toàn năng lượng

Cơ năng đầu - Cơ năng sau = công của lực ma sát .

Câu 7 thì phải xem lại
:p
:p
:p
:p
 
L

lunglinh999



9: Hai điểm M và N nằm ở cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm cách nhau một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là LM = 30dB và LN = 10dB. Biết nguồn âm là đẳng hướng. Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức cường độ âm tại N là :
A. 12dB. B. 7dB. C. 11dB. D. 9dB.

10. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc trong một chất lỏng trong suốt, khoảng cách giữa hai khe bằng 1mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 ở về cùng một phía so với vân sáng trung tâm trên màn đo được là 5mm. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó là 1,5. Trong chất lỏng, bước sóng λ và màu sắc của ánh sáng đó là:

A. 0,75µm, màu đỏ B. 0,50 µm, màu đỏ C. 0,75 µm, màu lục. D. 0,50 µm, màu lục

11. Giữ nguyên công suất phát âm của một chiếc loa nhưng tăng dần tần số âm của âm thanh mà máy phát ra từ 50Hz đến 20kHz. Một người tai bình thường đứng cách nguồn âm một khoảng không đổi sẽ nghe được âm thanh với cảm giác
A. to dần rồi lại nhỏ dần. B. độ to không đổi.
C. to dần. D. nhỏ dần.

12. Hai con lắc lò xo giống nhau có khối lượng vật nặng 100g, độ cứng lò xo 100N/m dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở gốc tọa độ). Biên độ của con lắc thứ nhất lớn gấp đôi con lắc thứ hai. Biết rằng hai vật gặp nhau ở gốc tọa độ khi chúng chuyển động ngược chiều nhau. Lấy [TEX]\pi^2[/TEX] = 10. Khoảng thời gian giữa hai lần hai vật nặng gặp nhau liên tiếp là
A. 0,3 s. B. 0,1 s. C. 0,2s. D. 0,4 s.

các bạn xem có đúng không . /:)/:)/:)
 
L

lunglinh999

Câu 9:
[TEX] L_M = 30dB = 10 log \frac{I_M}{I_0} \Rightarrow I_M = 10^3 I_0[/TEX]
[TEX] L_N = 10 db \Rightarrow I_N = 10 I_0 [/TEX]
[TEX] \Rightarrow I_M = 100I_N (1)[/TEX]
ta có
[TEX] I=\frac {P}{4 \pi R^2}[/TEX]
nên
[TEX] (1)\Leftrightarrow 10R_M=R_N[/TEX]
Nếu M là nguồn : khỏng cách từ N đến nguồn là :
[TEX] R= R_N-R_M=9R_M [/TEX]
lúc đó cường độ âm tại N là :
[TEX] I= \frac{P}{4 \pi R^2_M .81} = \frac{I_M}{81} = \frac{10^3 I_0 }{81 }[/TEX]
Mức cường độ âm tại N là :
[TEX] L =10 log \frac {I}{I_0} = 11 dB [/TEX]
Câu 10 :
Theo đề
[TEX] 7i - 2i = 5mm \Leftrightarrow i= 1 mm [/TEX]
bước sóng trong chất lỏng là :
[TEX] \rightarrow \lambda = 0.5 \mu m [/TEX]
bước sóng trong không khí :
[TEX] \lambda ^' = \lambda . n = 0.75 \mu m [/TEX]
nên có màu đỏ .
Câu 11 :
Công suất loa và khoảng cách từ người đến loa không đổi nên cường độ âm tại người đó là không đỗi :
nhưng tần số tăng từ 50Hz đến 20 kHz
đối với tai người thì âm thanh có cùng cường độ khi tăng tần số thì cảm giác độ to tăng và lớn nhất trong khoảng 1kHz đến 5kHz sau đó lại giảm .
nên khi tần số tăng từ 50Hz đến 20 kHz thì cảm giác về độ to của tai người tăng rồi lại giảm .
Câu 12 :
từ đề bài ta tình được chu kỳ của hai dao động là :
[TEX] T = 0.2s [/TEX]
do hai CL có cùng chu kỳ và gặp nhau ở VTCB nhưng ngượi chiều chuyển động nên lần gặp nhau tiếp theo là khi hai CL trở về VTCB lần kế tiếp và khoảng thời gian đó là [TEX] t =\frac{T}{2} = 0.1 s [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom