Các câu hỏi hay trong đề thi tuyển sinh Đại học khối A, B năm 2013

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!

Các em cùng thử sức với một số câu hỏi hay trong đề đề thi tuyển sinh Đại học khối A, B năm 2013 môn Hóa học nhé:


Khối A - 2013
Câu 1 : Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,40 B. 3,51 C. 7,02 D. 4,05
Câu 2: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
A. 0,10 mol. B. 0,20 mol. C. 0,25 mol. D. 0,15 mol
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 29,9 B. 24,5 C. 19,1 D. 16,4
Khối B - 2013
Câu 4: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là
A. 0,6. B. 0,5. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
A. 11,6. B. 16,2. C. 10,6. D. 14,6.
 
C

conlokmaudakam96

Câu 2 : mban đầu = mX => nX = 0,65 mol => nH2 phản ứng = nban đầu - nX = 1-0,65 = 0,35 mol
C2H2 có 3 lk pi , sau các phản ứng thì tất cả các lk pi đều phản ứng hết
nên ta có : 3nC2H2 = 2nH2 + n kết tủa + n Br2 => nBr2 = 3.0,35 -2.0,35 - 0,1 = 0,25 mol
=> C
 
K

koizinzin

Cau 3:
Thi nghiem 1 : nhom du, OH het.............................
Thi nghiem 2: nhom het, OH du ......,.....................

....
 
U

umbala1996

Câu 6:
_ Đốt cháy ancol thu được n H2O > n CO2
\Rightarrow Ancol no \Rightarrow n ancol = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
\Rightarrow Số C trong ancol = 0,3:0,1 = 3
Thủy phân 1 este thu được 2 muối và 1 ancol
\Rightarrow Ancol đa chức mà ancol không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
\Rightarrow CT của ancol : OH-CH2-CH2-CH2-OH ( C3H6(OH)2 )
_ n NaOH = 2 n ancol = 0,2 mol
_ ĐLBTKL : m1 + 0,2*40 = 15 + 76*0,1
\Rightarrow m1 = 14,6. Chọn D :)
 
U

umbala1996

Câu 5:
0,75 mol X gồm ( H2 ; C3H6 ; C2H3COOH ; C3H5OH )
gọi C3HyOz là công thức chung của C3H6 ; C2H3COOH ; C3H5OH
nCO2 = 3*C3HyOz = 1,35 => nC3HyOz = 0,45
nH2 = 0,75 – 0,45 = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng ta có : mX = mY nX*MX = nY*MY
nX/nY = MY/MX = 1,25
=> nY = 0,8nX = 0,6
nH2 pư = nX – nY = 0,2nX = 0,2*0,75 = 0,15 mol
Bảo toàn mol liên kết pi ta có : 0,45 = nH2 pư + nBr2 pư => nBr2 pư = 0,3 mol
0,6 mol Y pư vừa đủ với 0,3 mol Br2
=> 0,1 mol Y pư vừa đủ với 0,05 mol Br2 => V = 0,05/0,1 = 0,5 lít
Chọn B :)
 
C

cobemongmo95

Câu 5:
0,75 mol X gồm ( H2 ; C3H6 ; C2H3COOH ; C3H5OH )
gọi C3HyOz là công thức chung của C3H6 ; C2H3COOH ; C3H5OH
nCO2 = 3*C3HyOz = 1,35 => nC3HyOz = 0,45
nH2 = 0,75 – 0,45 = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng ta có : mX = mY nX*MX = nY*MY
nX/nY = MY/MX = 1,25
=> nY = 0,8nX = 0,6
nH2 pư = nX – nY = 0,2nX = 0,2*0,75 = 0,15 mol
Bảo toàn mol liên kết pi ta có : 0,45 = nH2 pư + nBr2 pư => nBr2 pư = 0,3 mol
0,6 mol Y pư vừa đủ với 0,3 mol Br2
=> 0,1 mol Y pư vừa đủ với 0,05 mol Br2 => V = 0,05/0,1 = 0,5 lít
Chọn B :)
Cảm ơn bạn nhiều, bạn giải các câu còn lại giúp mình nhé..............................................................................
 
L

lalaheosua

Câu 4: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52.

Tham khảo link:
http://diendan.hocmai.vn/picture.php?albumid=11927&pictureid=98313
 
L

lalaheosua

bài tập khác trong de khoi B nam 2013

Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là
A. 28,66%. B. 30,08%. C. 27,09%. D. 29,89%.
 
L

lalaheosua

KNO2 ( x mol); KOH ( y mol) có hệ : 85x + 56y = 8,78 và x + y = 0,105 mol
x = 0,1 mol ; y = 0,05 mol
n N (spk) = 12,6.0,6 :63 – 0,1 = 0,02 mol
n O (spk) = (5.0,02 – 2.0,02) : 2 = 0,03 mol
m dung dịch sau = 12,6 + 1,28 – 0,02.14 – 0,03.16 = 13,12 gam
C%m Cu(NO3)2 = 0,02.188 :13,12.100% = 28,66%
Chọn A.
 
L

lalaheosua

Câu 6: Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với 0,75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m là
A. 24,0. B. 34,8. C. 10,8. D. 46,4.
 
T

ttnct.nna15@yahoo.com

giải thích dùm em bài 4 rõ hơn được ko ạ bài làm tắt quá
 
C

cam25101998

Câu 4: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52.

hh X ban đầu chứa cái nùi đó gồm Fe và O sau khi X td với CO bị lấy đi 1 phần O
hh khí Z gồm CO dư và CO2 mới tạo thành
Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4 gam kết tủa
=> nCO2 = 0,04 = nO bị lấy đi
hhY gồm Fe và O sau khi bị lấy đi 1 phần
Fe ---> Fe3+ + 3e
_a_____a_____3e_
O + 2e ---> O2-
_b__2b_
S+6 + 2e ---> S+4
_____0,09___0,045_

=> 3a = 2b + 0,09
mà nFe3+ = 2nFe2(SO4)3 = 2.18/400 = 0,09 => a = 0,09 => b = 0,09

m = 0,09.56 + (0,09+0,04).16 = 7,12
 
T

ttnct.nna15@yahoo.com

cám ơn. em mới học lớp 10 nên mn thông cảm hướng dẫn cho em nhé.
 
Last edited by a moderator:
G

greendiamond

Câu 4: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52.

Tham khảo link:
http://diendan.hocmai.vn/picture.php?albumid=11927&pictureid=98313

-Ta có n(CO2)=n(O trong oxit phản ứng) = 0.04 mol
-Lại có hỗn hợp Y phản ứng hoàn toàn với H2SO4(đn) => Fe trong hỗn hợp ban đầu tạo thành muối Fe2(SO4)3 => n(Fe) = 2.n(Fe2(SO4)3) = 2.18/400 =0.09 mol
-Do oxit chỉ phản ứng 1 thời gian với CO nên trong Y vẫn có O(2-) vậy ta áp dụng thăng bằng e ta có: n(O) = 0.09 mol
Vậy Khối Lượng trong hỗn hợp ban đầu: m = 0,09.56 + 0.13.16 = 7,12
\Rightarrow Đáp án A
 
G

greendiamond

Câu 6: Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với 0,75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m là
A. 24,0. B. 34,8. C. 10,8. D. 46,4.

- Bảo toán nguyên tố S ta có: n(S trong H2SO4) = n(S trong muối) + n(S trong SO2)
\Leftrightarrow 0,75 = x + 0,075 \Leftrightarrow x = 0,675 mol
Do phản ứng hoàn toàn và có sản phẩm khử duy nhất nên tạo thành muối Fe2(SO4)3 => n(muối) = 0,225 mol
- Bảo toàn nguyên tố H có: N(H2O) = n(H2SO4) = 0,75 mol
- Bảo toàn KL: m + 0,75.98 = 0.225.400 + 0,075.64 + 0,75.18
\Rightarrow m = 34,8 (Đáp án B)
 
Top Bottom