các bạn ơi giúp mình Thanks rất nhiều

N

ntdung141

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ vì sao đó là kiệt tác,ý nghĩa của 2 cây Phong
2/ phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị dậu , lão hạc, cô bé bán diêm , cụ bơ men :( các bạc giúp minh nhé cảm ơn các bác rat61ttttttttttttttttttttttttttt nhieuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu :-*@};-
mai minh kt rùi :(
 
K

kunkon94

em à, thật sự thì chị rất muốn giúp em, nhưng cái này chị đã học qua 2 năm rồi nên cũng không nhớ rõ, chị có mấy bài tham khảo, nếu đc thì xem nha
*cảm nghĩ về nhân vật lão hạc:
Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là 1 người rất đáng thuơng, ong hết lòng lo cho con của mình,ông rất hiền lành ,nhân hậu,ngay cả vói cậu Vàng mà ông cũng rất yêu thuơng,ông đành bán cậu Vàng vì dành tiền lo cho con của mình,ông không nỡ bán cậu Vàng đâu bằng chứng thể hiện là ông dã khóc rất nhiều khi bán chó, ông đọc được cả suy nghĩ của cậu Vàng, vì thương con mà ông không dám sống lâu chỉ sợ mình xài hết tiền để dành cho con.Vì vậy mà ông đã chọn cái chết.Một cái chết rất thuơng tâm .Nói chung lão Hạc là 1 người hết sức tội nghiệp.

truyện ngắn lão Hạc là một tác phẩm phản ảnh nổi bất công trong xã hội thời đó qua nhân vật con trai lão Hạc. Đó là môt bức tường thành được xây cất đề phân chia giai cấp, ngăn cãn những bần dân trong xã hội. ca dao VN có viết

Cao xu đi dễ khó về.
Khi đi trai tráng, khi về bũng beo.
Cao xu đi dễ khó về.
Trai đi mất vợ, gái về đông con
Tác phẩm lão hạc của nhà văn nam cao đã phản ảnh một cách sâu sắc qua hình ảnh lão hạc.
*cảm nghĩ về nhân vật chị dậu:( chị có 2 bài cũng khá hay, em tham khảo nha)
bài 1:
Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.

bài 2:
Chị là mẫu người phụ nữ đại diện cho lớp người phụ nữ thống khổ dưới chế độ nước ta bị thực dân Pháp cai trị, xâm lược. Cuộc sống người dân thống khổ qua hình tượng các nhân vật. Chị là người phụ nữ yêu chồng, thương con. Cái khắc nghiệt của cuộc sống người nông dân đã làm cho chị đôi lúc phải bất lực. Chồng bị bắt, chị phải đem con đi ở đợ để có tiền thuế thân đóng cho chồng. Nhìn cảnh chị em Tí nhường nhau rổ khoai bị sượng mà người đọc không cầm được nước mắt. Tình vợ chồng gắn bó, tình chị em lúc chia li. Tất cả do chiến tranh, lề thói phong kiến gây ra. Trong đêm tối định mệnh, chị vùng dậy bỏ chạy trong màn đêm như chính cuộc đời tối tăm của chị
Tắt đèn là một tiểu thuyết phản ánh cuộc sống thực của người nông dân thời kì phong kiến mà chị là nhân vật tiêu biểu. Hai ách bóc lột thực dân và phong kiến đè nặng lên đôi vai gầy, mỏng manh của người phụ nữ chịu thương, chịu khó. Tắt đèn, cuộc sống nó u tối như chính người nông dân vậy. Chị Dâu là người như thế. Trong gian khổ., chị mạnh mẽ phi thường. Người phụ nữ Việt Nam là như thế.
*cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm:
bài 1:
cô bé bán diêm nhỏ bé cô đơn trong đêm giao thừa với đôi chân lạnh cóng, em ngồi thu mình giữa hai bức tường để tránh rét, những bông tuyết vẫn rời. Đới rét khiến em nhớ lại những ngày tháng êm đềm xưa kia, khi em còn có bà và mẹ, cô bé rón rén bật một que diêm, ngọn lủa chiếu sáng lung linh, em mơ thấy một lò sưởi, bật que thứ hai, em thấy một bàn ăn đầy những thức ăn ngon, rồi que thứ 3 là một cây thông noen, nhưng lạ chưa, khi cây diêm thứ 4 sáng lên, em nhìn thấy bà, bà đang đứng đó, mỉm cười với em... Em bé bán diêm tội nghiệp lang thang trong đêm giao thừa, cô đơn và lạnh giá trong khi mọi người đâng xum họp quây quần bên bữa cơm gia đình, hình ảnh thời còn hạnh phúc hiện về trước mắt em, em ước ao có một cuộc sống đầm ấm như ngày xưa. Nhưng giấc mơ vẫn chỉ là giấc mơ, và sự thực là em đã chết cóng trong đê giao thừa đó, em đã đi theo bà em, em bước đi theo bà với nụ cười còn nở trên môi, bước vào một thế giới của hạnh phúc, chẳng ai thương em cả, họ chỉ vô tình nhìn em bé ngèo chết cóng trong đêm giao thừa ... "chắc nó muốn sưởi cho ấm"
bài 2:
Câu chuyện chỉ có duy nhất một nhân vật, một em bé không có tên: em bé bán diêm. Ba người trong gia đình em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp. Mẹ được nhắc đến thông qua đôi giày quá khổ, cha hiện diện trong nỗi sợ hãi khi cô bé bán diêm nghĩ đến việc phải về nhà khi chưa bán được xu nào và bà thì trong ảo ảnh của những que diêm cháy. Với lối dẫn chuyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm trạng, lời độc thoại, lời đối thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp, câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu. Xuyên suốt câu truyện là sự tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với khung cảnh rực rỡ, đầm ấm xung quanh trong buổi tối giao thừa, với ảo ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Đỉnh điểm của câu truyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm giao thừa, một kết cục không giống như cổ tích truyền thống, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng và nụ cười của em khi lên cõi thiên đàng, giải thoát khỏi mọi khổ đau
 
Last edited by a moderator:
S

stupidgirl96

Cảm nghĩ về cô bé bán diêm nè:
Có thể nói, những câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen đều mang một giá trị nhân văn sâu sắc. 1 trong số đó là câu chuyện về cô bé bán diêm mà n/v chính trong đó là 1 cô bé vô cùng tội nghiệp-được An-đéc-xen vô cùng thương tiếc, dành tâm sức khắc hoạ. Đó là 1 cô bé có hoàn cảnh vô cùng đáng thương: Mẹ em mất sớm, em chỉ còn lại người bà yêu thương em rất nhiều và người bố lạnh lùng, tàn nhẫn. Ko may, bà em cũng qua đời. Em trở nên cô đơn, nghèo khổ, phải đi bán diêm để kiếm sống. Vào đêm Giáng sinh năm đó, trời rét căm căm, mọi người đang hưởng sự no ấm cùng gia đình. Nhưng đáng thương thay! Em bé lại đang trong hoàn cảnh đầu trần chân đất, đói rét vô cùng nhưng lại ko dám về nhà vì sợ cha mắng do ko bán được bao diêm nào. Và vì điều đó, em đã phải”đánh liều” quẹt diêm để sưởi ấm. Ngọn lửa đã làm bùng lên trong em những ước mơ, hi vọng thật giản dị. Đó là chiếc lò sưởi để sưởi ấm; bàn ăn cùng những món ăn ngon giúp em đỡ đói; cây thông Nô-en thể hiện lòng thèm muốn tình yêu gia đình trong em và bà, bà-người mà em vô cùng yêu quý và cũng rất yêu quý em. Trong h/c đó, có lẽ người em cần nhất là bà. Bởi vậy, em đã đốt tới que diêm cuối cùng để giữ bà bên mình. Và rồi phép màu xuất hiện, bà em hiện ra, nắm lấy tay em, đưa em tới 1 thế giới khác, hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, ko có đói rét, khổ đau- đó chính là thiên đường. Em đã chết, chết trong 1 xó tường vào đêm Giáng sinh. Đó là một cái chết thương tâm, ko đáng có. Nhưng dù sao, điều đó vẫn là hạnh phúc với em và cũng là sự giải thoát duy nhất với em bé tội nghiệp này.
 
N

nhungpro_196

Kiệt tác không hẳn là một tác phẩm đồ sộ hay cực đẹp mà nó phải hướng đến con người, phục vụ cuộc sống hạnh phúc của con người avf phải xuất phát từ tâm của người nghệ sĩ.
 
N

nofewensaodk

Tui mới học bài này xong này nên ghi lại cho ông không biết có đúng í ông muốn không nữa nhưng vẫn ghi để ông tham khảo!! ^_^
* NHÂN VẬT LÃO HẠC
1)Xung quanh việc lão hạc bán chó
......
Đây là 1 người nông dân nghèo khổ, lương thiện, hiền lành chất phát và vô cùng nhân hậu sống thủy chung trọn vẹn trước sau
2)Cái chết của lão hạc
.......
Từ cái chết đau đớn và dữ dội này cho ta thấy được lão là 1 con người giàu lòng tư trọng( thà chết còn hơn là đi ăn cướp chó) và 1 tấm lòng thương con, sự hi sinh cao cả của 1 người cha đáng kính

Mấy đoạn ....... là mấy đoạn phân tích cụ thể từng phần. Nếu cậu cần thì pm tớ, tớ sẵn sàng ghi lại cho cậu
Vậy Nhé!
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
 
N

nofewensaodk

lão hạc là lão nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và lòng tự trọng.(biểu hiện ở đoạn đâu)
lão hạc sau khi bán chó, sang nhà ông giáo để tâm sự. đoạn này tác giả đã thể hiện chân thực và sắc nét nhất những diễn biến tâm trạng của lão hạc.lão đã khóc vì trót lừa một con chó.
vợ ông giáo đã nhận xét sai về lão hạc. vì không muốn liên lụy đến xóm làng nên lão đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình, theo cách nghĩ và cách làm của một ông già nông dân nghèo.
cái chết của lão hạc mang một ý nghĩa sâu sắc. điều đó sâu sắc nhất vì lòng yêu thương con mình, vì muốn tạ tội với cậu vàng, để khỏi hệ lụy đến xóm làng.nõ còn tố cáo xã hội td nửa pk nữa
Chuc ban thanh cong.
 
N

nofewensaodk

Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
 
S

stupidgirl96

Xin lỗi nghen, bây h mới để ý! Hình như hơi muộn nhưng tớ cũng post lên vậy!
Chiếc lá được coi là kiệt tác nghệ thuật bởi:
- Vẽ vô cùng giống thật (Đến 2 hoạ sĩ trẻ như Xiu và Giôn-xi cũng ko nhận ra đây là chiếc lá giả)
- Nhờ chiếc lá, Giôn-xi đã có thêm động lực để sống.
- Chiếc lá được vẽ bắng tình yêu thương, đức hi sinh của cụ Bơ-men (NT vị nhân sinh)
 
Top Bottom