cac bai hoa kho

S

sacalaza

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 11:
Để khử hoàn toàn a gam CuO và Fe2O3 thì cần dùng 896 ml khí CO(đktc), sau phản ứng thu được 1.76g gỗn hợp hai kim loại. Tính a
Bài 12:
Trộn đều 6,44g ZnO và Fe2O3 với lu7ong5 Cacbon dư, nung ở nhiệt độ cao. Khi phản ứng kết thúc toàn bộ khí bay ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5g kết tủa. Tính khối lượng kim loại thu được.
Bài 13:
Đốt cháy hết 0.672 lít hỗn hợp khí gồm Acetilen( C2H2) và khí metan(CH4) phải dùng 1.568 lít khí oxi. Tính thành phần phần trăm mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 14:
Khi đốt cháy hoàn toàn 20g H2 thì thu được 180g hơi nước. Nếu phân huỷ hoàn toàn 20g nước thì thu được 4,44g H2. Những số liệu trên có phù hợp với định luật thành phần không đổi không?
Bài 15:
Một hợp chất X có 85,7%C, còn lại là nguyên tố H, xác định công thức phân tử của hợp chất. Biết hợp chất này có phân tử khối bằng phân tử khối của N2.
Bài 16:
Khi đốt nóng 1g Fe kết hợp với 1,9g Cl tạo ra hợp chất sắt clorua. tìm công thức của hợp chất sắt clorua, biết phân tử của hợp chất có môt nguyên tử Fe.
Bài 17:
Phân tích một hợp chất hoá học có 3 nguyên tố là: C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24gho7p5 chất thì thu được 1,76g CO2 và 1,08g nước. Xác định công thức hoá học của hợp chất, biết khối lượng mol của hợp chất bằng 62g.
Bài 18:
Cho 8,125g Zn tác dụng với 18,25g HCl. Hãy tính khối lượng ZnCl2 và thể tích khí H2 tạo thành.
Bài 19:
Cho 7,2g một loại oxit sắt tác dụng với H2 được 5,6g Fe. Tìm công thức của oxit sắt
Bài 20:
Đốt nóng 0,675g bột nhôm trong khí Cl2, người ta thu được 3,3375g hợp chất nhôm clorua. Xác định công thức hoá học của nhôm clorua, giả sử chưa biết hoá trị của nhôm và Clo
 
T

thupham22011998

Bài 1:
đặt nCuO=x mol
nFe2O3=y mol
theo PTHH,ta có hpt:
x+3y=0,896:22,4
64x+56.2x=1,76

bạn tự giải rồi tìm a !
 
S

sayhi

Mình phân dạng nhé.Tìm công thức hóa học của hợp chất.
Bài 15:
Một hợp chất X có 85,7%C, còn lại là nguyên tố H, xác định công thức phân tử của hợp chất. Biết hợp chất này có phân tử khối bằng phân tử khối của N2. => C2H4
Bài 16:
Khi đốt nóng 1g Fe kết hợp với 1,9g Cl tạo ra hợp chất sắt clorua. tìm công thức của hợp chất sắt clorua, biết phân tử của hợp chất có môt nguyên tử Fe. => FeCl3
Bài 17:
Phân tích một hợp chất hoá học có 3 nguyên tố là: C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24gho7p5 chất thì thu được 1,76g CO2 và 1,08g nước. Xác định công thức hoá học của hợp chất, biết khối lượng mol của hợp chất bằng 62g.
Bài 19:
Cho 7,2g một loại oxit sắt tác dụng với H2 được 5,6g Fe. Tìm công thức của oxit sắt:FeO
Bài 20:
Đốt nóng 0,675g bột nhôm trong khí Cl2, người ta thu được 3,3375g hợp chất nhôm clorua. Xác định công thức hoá học của nhôm clorua, giả sử chưa biết hoá trị của nhôm và Clo=>$AlCl_3$
Gọi CTPT là $A_aB_bC_c....K_k$
A,B,C,...,K tương đương với các nguyên tố hóa học
a,b,c,...,k tương đương với chỉ số của mỗi nguyên tố đó.
ta có :
$a:b:c:...:k=n_A : n_B : n_C : ... : n_K = \dfrac{m_A}{M_A} : \dfrac{m_B}{M_B} : \dfrac{m_C}{M_C} : ... :\dfrac{m_K}{M_K}$
$= \dfrac{\%m_A}{M_A} : \dfrac{\%m_B}{M_B} : \dfrac{\%m_C}{M_C} : ... :\dfrac{\%m_K}{M_K}$
=> Công thức đơn giản => Công thức phân tử (Dựa vào tỉ lệ của các nguyên tố hoặc khối lượng mol hoặc dữ kiện khác đề cho )
Ví dụ :
Bài 17:
Phân tích một hợp chất hoá học có 3 nguyên tố là: C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24gho7p5 chất thì thu được 1,76g CO2 và 1,08g nước. Xác định công thức hoá học của hợp chất, biết khối lượng mol của hợp chất bằng 62g.
->Giải:
n CO2 = 0,04 =>n C =0,04; n H2O =0,06 => n H =0,12
=> $n O=\dfrac{1,24 - m C -m H}{16} =0,04$
gọi CT tổng quát : $C_xH_yO_z$
$x:y:z=n C : n H: n O =0,04:0,12:0,04 =1:3:1 $
=>CT đơn giản : CH3O
Mà khối lượng mol của hợp chất = 62 g => $(CH3O)_n =62 $ => 31n =62 =>n =2
-> CTPT C2H6O2
Bài 19,20 thì dùng định luật bảo toàn khối lượng tính ra khối lượng của nguyên tố còn lại
 
Last edited by a moderator:
S

sayhi


Dạng 2 : áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố
Bài 11:
Để khử hoàn toàn a gam CuO và Fe2O3 thì cần dùng 896 ml khí CO(đktc), sau phản ứng thu được 1.76g gỗn hợp hai kim loại. Tính a
Bài 12:
Trộn đều 6,44g ZnO và Fe2O3 với lu7ong5 Cacbon dư, nung ở nhiệt độ cao. Khi phản ứng kết thúc toàn bộ khí bay ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5g kết tủa. Tính khối lượng kim loại thu được.

Bài 12 : $C + 2[O] => CO_2$
Bảo toàn C
n[O] mất đi trong pư của hh oxit với C=2n C= 2n CO2 =2n CaCO3=0,1 mol
=> m KL = m hh đầu - m [O] = 4,84 g

Dạng 3: Tính theo pt hóa học
Bài 11:
Để khử hoàn toàn a gam CuO và Fe2O3 thì cần dùng 896 ml khí CO(đktc), sau phản ứng thu được 1.76g gỗn hợp hai kim loại. Tính a
Bài 12:
Trộn đều 6,44g ZnO và Fe2O3 với lu7ong5 Cacbon dư, nung ở nhiệt độ cao. Khi phản ứng kết thúc toàn bộ khí bay ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5g kết tủa. Tính khối lượng kim loại thu được.
Bài 13:
Đốt cháy hết 0.672 lít hỗn hợp khí gồm Acetilen( C2H2) và khí metan(CH4) phải dùng 1.568 lít khí oxi. Tính thành phần phần trăm mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 14:
Khi đốt cháy hoàn toàn 20g H2 thì thu được 180g hơi nước. Nếu phân huỷ hoàn toàn 20g nước thì thu được 4,44g H2. Những số liệu trên có phù hợp với định luật thành phần không đổi không?
2 bài 11 12 có thể tính theo cách 2 là tính theo pt hóa học .Đặt ẩn và giải hệ đó bạn
Bài 13: a mol C2H2 ; b mol CH4 =>a+b =0,03
$2C_2H_2 + 5O_2 ->4CO_2 +2H_2O$
a.............2,5a mol
$CH_4 + 2O_2 ->CO_2 + 2H_2O$
b..........2b mol
=>2,5a+2b = 0,07
Bài 14 : Cách 2:
20 g H2 đốt cháy hoàn toàn đk 180 g H2O
$\dfrac{20.20}{180}$g H2 đốt cháy hoàn toàn đk <=20g H2O
$\dfrac{20.20}{180}$ # $4,44 $ => Ko phù hợp

Dạng 4: Bài toán pư dư hết
Bài 18:
Cho 8,125g Zn tác dụng với 18,25g HCl. Hãy tính khối lượng ZnCl2 và thể tích khí H2 tạo thành.

a A + b B -> e E + d D
so sánh :
$\dfrac{nA}{a} $ với $\dfrac{nB}{b}$
cái nào nhỏ hơn là chất pư hết => tính số mol của các chất theo số mol của chất hết

n Zn = 0,125 ; n HCl =0,5mol
$Zn + 2HCl -> ZnCl_2 + H_2$
So sánh :
$ \dfrac{ n Zn}{a} =\dfrac{0,125}{1}$ < $\dfrac{n HCl }{b} =\dfrac{0,5}{2} =0,25$
=> Zn pư hết,HCl còn dư => tính theo số mol của Zn
$Zn + 2HCl -> ZnCl_2 + H_2$
0,125...0,25.....0,125....0,125 mol
=>V
$m ZnCl_2$
 
Top Bottom