CLB Mê Vật lí CA DAO TỤC NGỮ QUA GÓC NHÌN VẬT LÍ

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Câu 4/ Giải thích câu tục ngữ :"Mưa tránh trắng , nắng tránh đen "
Góc nhìn Vật lí: Ban đêm trời có mưa thì các vũng nước đóng vai trò là gương phản xạ ánh sáng nên có màu trắng, còn nếu trời nắng thì chỗ có sình lầy không phản xạ ánh sáng và có màu đen. Vì vậy, đi ban đêm nếu trời mưa thì nên tránh những chỗ đường màu trắng, và ngược lại khi trời nắng thì tránh chỗ đường màu đen
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Góc nhìn Vật lí: Ban đêm trời có mưa thì các vũng nước đóng vai trò là gương phản xạ ánh sáng nên có màu trắng, còn nếu trời nắng thì chỗ có sình lầy không phản xạ ánh sáng và có màu đen. Vì vậy, đi ban đêm nếu trời mưa thì nên tránh những chỗ đường màu trắng, và ngược lại khi trời nắng thì tránh chỗ đường màu đen
Mưa tránh trắng thì mình không biết. Nhưng trời nắng nhiệt độ thường cao nên tránh mặc đồ màu đen (hay màu sẫm nói chung) vì các màu sẫm hấp thụ nhiệt tốt nên mặc như vậy sẽ bị nóng :)
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Mưa tránh trắng thì mình không biết. Nhưng trời nắng nhiệt độ thường cao nên tránh mặc đồ màu đen (hay màu sẫm nói chung) vì các màu sẫm hấp thụ nhiệt tốt nên mặc như vậy sẽ bị nóng :)
Viết nhầm rồi mà...
Mưa tránh nắng, nắng tránh đen
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
ok ạ
Vậy cho đáp án đi
Câu 4 đó ạ
Đáp án :
  • Góc nhìn Vật lí: Ban đêm trời có mưa thì các vũng nước đóng vai trò là gương phản xạ ánh sáng nên có màu trắng, còn nếu trời nắng thì chỗ có sình lầy không phản xạ ánh sáng và có màu đen. Vì vậy, đi ban đêm nếu trời mưa thì nên tránh những chỗ đường màu trắng, và ngược lại khi trời nắng thì tránh chỗ đường màu đen
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Quầng và tán là gì nhỉ ??? :D
Trăng tán :
Hien-tuong-trang-tan-khi-co-may-mua.jpg

Trăng quầng :
Trang-quang-o-Binh-Thuan.jpg

-----------------
Dựa vào hình ảnh bác tự nghĩ nhé ^^
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Key câu 1:
  • Ý nghĩa: trăng quầng thì thời tiết khô hạn, trăng tán thì sắp mưa.
  • Góc nhìn Vật lí:
+ Trăng quầng: Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên là do trong bầu khí quyển cách mặt đất khoảng 8 km có lớp mây ti mỏng. Đó là các đám mây không gồm những giọt hơi nước như bình thường mà gồm các tinh thể băng hình lăng trụ lục giác (Hình minh họa bên dưới). Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất đi xuyên qua các tinh thể băng trong đám mây này với góc tới thích hợp sẽ bị khúc xạ với góc khúc xạ vào khoảng 22o (Góc nhìn rõ ảnh khúc xạ từ đám mây). Các tia khúc xạ này kết hợp với nhau tạo nên ảnh một quầng sáng có màu đỏ bên trong rồi da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (trong khúc xạ do tia tím bị lệch nhiều nhất nên nó nằm bên ngoài đường tròn quầng sáng).
Trang-quang-o-Binh-Thuan.jpg
Trăng quầng ở Bình Thuận
Vậy hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua lớp mây ti để hình thành quầng sáng thì liên quan gì đến việc thời tiết “khô hạn”?

Lý do là từ nguồn gốc hình thành mây ti như sau:
Trang-quang-o-Binh-Thuan.png

Do khí quyển bên trên có độ ẩm và nhiệt độ khá thấp (lượng hơi nước trong không khí ít, nhiệt độ -22oC) hơi nước bị đóng băng thành các tinh thể băng hình thành lớp mây ti mỏng, từ đó mới hình thành quầng sáng Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Về cuối mùa thu đầu mùa đông nhiệt độ xuống thấp, hơi nước ít nên hay hình thành mây ti do vậy hình thành quầng sáng Mặt Trời, mà mùa này thì khô hanh, ít mưa, hoặc vào mùa hè, sau trận mưa giông lượng hơi nước ít đi, nhiệt độ không khí giảm, trên cao hay hình thành đám mây ti, báo hiệu trời sẽ rất nắng vài ngày sau. Do đó mới có câu “Trăng quầng thì hạn”. Tuy nhiên hiện tượng này cũng không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi mây ti hình thành vào mùa hè báo hiệu một vùng khí nóng mang nhiều hơi nước, và sẽ mang mưa giông đến trong vài giờ tới!
+ Trăng tán: Như ta đã thấy một hiện tượng rất rõ khi đi trên đường vào buổi tối có hơi sương hoặc có sương mù. Ta thấy đèn của xe máy đi ngược chiều so với ta dường như mờ và to ra, như là hình thành thêm cái tán xung quanh. Đó chính là hình ảnh bị nhiễu xạ qua giọt nước của ánh sáng do đèn pha xe máy phát ra.
Nhieu-xa-khi-chieu-den-xe-may-qua-khong-khi-co-nhieu-hoi-nuoc.png
Nhiễu xạ khi chiếu đèn xe máy qua không khí có nhiều hơi nước

Như vậy khi có hiện tượng trăng tán tức là trong không khí độ ẩm tương đối lớn nên dễ hình thành những đám mây mưa
Hien-tuong-trang-tan-khi-co-may-mua.jpg
Hiện tượng trăng tán khi có mây mưa
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Câu 2/ Giải thích câu : " Chuồn chuồn bay thấp thì mưa , bay cao thì nắng bay vừa thì rấm "
Chắc lúc mưa bay cao có sấm sét nên nguy hiểm :D Nắng thì nó bay cao để tắm nắng :D Còn râm thì nó bay thường thôi để đỡ mất sức và chờ nắng :D
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,248
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Chắc lúc mưa bay cao có sấm sét nên nguy hiểm :D Nắng thì nó bay cao để tắm nắng :D Còn râm thì nó bay thường thôi để đỡ mất sức và chờ nắng :D
Key :
  • Góc nhìn Vật lí (Vật lí 10 nâng cao – sự hóa hơi và sự ngưng tụ): Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc độ ẩm của không khí.
Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay thấp gần sát mặt đất.
Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.
 
Top Bottom