Văn 10 ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

chan_92

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng mười hai 2020
3
1
1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp em giải hộ bài này với ạ em xin cảm ơn
văn bản 1
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
văn bản 2
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
CÂU HỎI
câu 1 các văn bản trên do ai sáng tác ?nêu chủ đề của 2 văn bản ?
Câu 2 vì sao nhân vật trữ tình trong văn bản (1) lại ví mình như tấm lụa đào?hình ảnh tấm lụa đào giữa chợ gợi lên điều gì?
Câu 3 vì sao nhân vật trữ tình trong văn bản (2) lại ví mình như củ ấu gai? tại sao cô gái không nói " vỏ ngoài đen " trước mà lại giới thiệu "ruột trong thì trắng" trước, và còn nhấn mạnh " em ngọt bùi "?
Câu 4 hai văn bản cùng chung công thức mở đầu : "Thân em như......" một kết câu rất quen thuộc ca dao dân gian Việt Nam, cùng chung 1 âm điệu xót xa< ngậm ngùi nhưng lại mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Hãy phân biệt sắc thái ý nghĩa của mỗi văn bản.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
giúp em giải hộ bài này với ạ em xin cảm ơn
văn bản 1
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
văn bản 2
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
CÂU HỎI
câu 1 các văn bản trên do ai sáng tác ?nêu chủ đề của 2 văn bản ?
Câu 2 vì sao nhân vật trữ tình trong văn bản (1) lại ví mình như tấm lụa đào?hình ảnh tấm lụa đào giữa chợ gợi lên điều gì?
Câu 3 vì sao nhân vật trữ tình trong văn bản (2) lại ví mình như củ ấu gai? tại sao cô gái không nói " vỏ ngoài đen " trước mà lại giới thiệu "ruột trong thì trắng" trước, và còn nhấn mạnh " em ngọt bùi "?
Câu 4 hai văn bản cùng chung công thức mở đầu : "Thân em như......" một kết câu rất quen thuộc ca dao dân gian Việt Nam, cùng chung 1 âm điệu xót xa< ngậm ngùi nhưng lại mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Hãy phân biệt sắc thái ý nghĩa của mỗi văn bản.
Câu 1:
Các văn bản trên do nhân dân sáng tác (cũng có thể trả lời là: tác giả dân gian)
Chủ đề của 2 văn bản: người phụ nữ (có thể nói chi tiết hơn là người phụ nữ trong xã hội phong kiến)
Câu 2:
- Nhân vật trữ tình trong văn bản (1) ví bản thân như tấm lụa đào vì: có sự tương đồng giữa tấm lụa đào và "em", tấm lụa đào là tấm lụa mềm mại, thướt tha, đằm thắm, đó đều là ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ
- Hình ảnh tấm lụa đào giữa chợ gợi lên cuộc đời, số phận hẩm hiu của người phụ nữ: không được tự quyết định cuộc đời mình
Câu 3:
- Nhân vật trữ tình trong văn bản (2) lại ví mình như củ ấu gai vì: nhân vật trữ tình nhận ra điểm tương đồng giữa bản thân và củ ấu gai, có thể thấy rằng củ ấu gai tuy vỏ ngoài xấu xí nhưng bên trong lại vô cùng trắng, ngọt bùi, qua đó nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh về vẻ đẹp bên trong của mình
- Cô gái không nói "vỏ ngoài đen" trước mà lại giới thiệu "ruột trong thì trắng" trước, và còn nhấn mạnh "em ngọt bùi" vì: cô muốn khẳng định, đề cao, tán dương vẻ đẹp của người con gái
Câu 4:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Câu ca dao là lời than thân trách phận của người con gái trong xã hội xưa. Ở đó, người phụ nữ không có quyền quyết định bất cứ thứ gì, kể cả bản thân, hạnh phúc riêng mình
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
- Câu ca dao là lời trách cứ, than thở vì vẻ đẹp của mình khó có người nhận ra, vẻ đẹp ấy không lộ ra ngay bên ngoài nhưng chẳng mấy ai chịu quan tâm, để ý và rồi trân trọng
 
  • Like
Reactions: chan_92
Top Bottom