Văn [Bứt phá Ngữ Văn - Kỳ thi tốt nghiệp THPTQG 2022] Nghị luận văn học

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người.

Tiếp nối dự án siêu bự của bộ phận học tập là triển khai ôn thi THPTQG 2022 đến thế hệ 2k4 thì box Văn quyết định triển khai hoạt động Bứt phá Ngữ Văn - Kì thi tốt nghiệp THPTQG 2022.

hình ảnh_2021-11-19_123115.png

Theo như sự thống nhất và sắp xếp tiến độ thì box Văn sẽ phân ra làm 2 giai đoạn chính:
  • Giai đoạn 1: Giải đề đọc hiểu, NLXH và NLVH mà những đề này trích câu hỏi từ đề thi thử 2021.
  • Giai đoạn 2: Giải đề thi thử full của các trường THPT năm 2022 (kể từ 01.03.2022)

Và như tiêu đề mà các bạn đã thấy, mình sẽ là người phụ trách mảng Nghị luận văn học này trong chuỗi hoạt động đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học này. Với chuyên đề này, mình sẽ đăng theo hình thức là mỗi ngày 1 đề nhé.

Bây giờ, sẽ không để mọi người đợi lâu nữa. Chúng ta sẽ đến với những đề văn nghị luận văn học được trích từ đề thi thử của các trường trung học, trường chuyên, tỉnh/ thành phố của năm 2021.

Đề 1: Trích từ đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2021 của THPT Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm mới mẻ và hiện đại về tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.


Lời cuối cùng, ở chuyên đề này, mình khá là mong đợi sẽ có thành viên tham gia giải đề và mình sẽ chữa trực tiếp cho các bạn luôn. Còn đối với những bạn không có quá nhiều thời gian lên diễn đàn thì cũng không sao đâu nè. Các bạn có thể bấm "Theo dõi chủ đề" để mỗi ngày cập nhật đề & đáp án nhé.

Chúc các bạn học tốt.
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chào mọi người, hy vọng là mọi người đã đọc kĩ đề 1 và đã có câu trả lời của bản thân về đề này rồi.

Vậy thì mời mọi người vào tham khảo Đáp án đề 1 được trích từ đề thi thử của THPT Hàn Thuyên năm 2021 nhé.

I. Mở bài:
- Giới thiệu và dẫn dắt về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm Sóng
- Dẫn dắt về hình tượng sóng và đồng thời thể hiện tâm trạng người phụ nữ đang yêu
II. Thân bài:
1. Hình tượng sóng trong bài thơ:
- Hình tượng sóng chính là hình ảnh ẩn dụ xuyên suốt bài thơ hay nói cách khác, sóng chính là tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.
- Sóng tức là em và em tức là sóng. Những bước chuyển động của sóng khiến em nhận ra tâm trạng của mình và những cảm xúc của sóng hiện hữu trong từng cử chỉ, tâm tư, tình cảm của em
2. Tâm trạng người phụ nữ đang yêu:
- Trạng thái sớm nắng chiều mưa của em, của người phụ nữ khi yêu được ví von trong làn sóng "dữ dội - dịu êm" và "ồn ào - lặng lẽ"
- Thông qua hình ảnh sóng nơi biển xa thì người phụ nữ nhận ra được những trạng thái tâm lý chập chờn, tình cảm vừa phong phú, phức tạp khi giận hờn, khi sâu lắng trong mỗi khoảng khắc yêu nhau và bên nhau
- Bên cạnh những biến chuyển về tâm lý của một tâm hồn khao khát yêu đương thì sóng thay lời em muốn tỏ, muốn khám phá chính mình, khám phá tình yêu của đôi lứa và cần lắm một tâm hồn đồng điệu cùng em để cảm thông và thấu hiểu tâm hồn mẫn cảm của em.
3. Quy luật bất biến, vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa:
- Nhờ sóng, em nhận ra được tình yêu cũng sẽ luôn chuyển động theo thời gian.
- Sóng cũng như em, em cũng như sóng, sẽ tiếp tục bồi hồi, sôi nổi, khát khao khám phá về tình yêu và mong đợi tình yêu đích thực
- Em mượn sóng để cắt nghĩa về tình yêu nhưng tình yêu thì vẫn mãi là điều bí ẩn mà em chẳng thể lý giải được
4. Quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh:
+ Bộc lộ cái tôi tràn đầy khát vọng đắm say, một cái tôi luôn chủ động kiếm tìm trong tình yêu để vươn lên cái bao la của sự tự do…
+ Vượt thoát khỏi những ràng buộc khắc nghiệt mà lễ giáo phong kiến bấy lâu nay kìm hãm tình yêu tự do trong sáng của con người.
+ Đi tìm cội nguồn của con sóng tình yêu, thể hiện quan niệm muốn khám phá đến tận cùng, khao khát tìm hiểu đến bến bờ vô tận của tình yêu.
III. Kết bài:
- Khẳng định về quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa.
- Khẳng định "Sóng" là sự sáng tạo bằng nghệ thuật độc đáo, cuốn hút và hấp dẫn

P/s: Nếu các em có thắc mắc hoặc ý kiến gì thì có thể phản hồi vào topic này cho mình luôn nhé.
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Như mình đã từng nói lúc trước thì với chuyên đề này, mỗi ngày mình sẽ đăng 1 đề và kèm theo đó chính là đáp án của ngày hôm trước nhé.

Vậy chúng ta hãy đến với đề 2 của ngày hôm nay:

Đề 2: Trích từ đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2021 của THPT Lý Thái Tổ tỉnh Bắc Ninh

Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong những đoạn thơ sau:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88-89)
P/s: Đáp án đề 2 sẽ được cập nhật vào ngày 27.11 tức ngày mai nha :D
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chào mọi người, hy vọng là mọi người đã đọc kĩ đề 1 và đã có câu trả lời của bản thân về đề này rồi.

Vậy thì mời mọi người vào tham khảo Đáp án đề 2 được trích từ đề thi thử của THPT Lý Thái Tổ tỉnh Bắc Ninh năm 2021 nhé.

I. Mở bài:
- Giới thiệu và dẫn dắt về tác giả Quang Dũng và thi phẩm Tây Tiến
- Dẫn dắt về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

II. Thân bài:
1. Tổng quát về tinh thần bi tráng xuyên suốt đoạn thơ trên:
- Tinh thần bi tráng là tinh thần được cộng hưởng bởi hai yếu tố là bi và tráng
- Tinh thần bi tráng không chỉ đơn thuần là những mất mát đau thương mà còn mang theo màu sắc hào hùng, là đặc điểm của hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng tái hiện trong hai đoạn thơ
=> Trong khoảng thời gian hành quân khốn khó ấy, Quang Dũng đã nhìn thẳng vào hiện thực thiếu thốn, hiểm nguy trùng trùng. Nhưng không phải là vì để bi lụy mà là ngợi ca tinh thần chiến đấu, xả thân của anh bộ đội cụ Hồ.

2. Phân tích về đoạn thơ được trích:
2.1. Hai câu thơ của đoạn 1:
- Bị thương bởi hiện thực nghiệt ngã về giây phút nghỉ chân hiếm hoi, nỗi nhọc mệt, sự hi sinh giữa cuộc hành quân: dãi dầu không bước nữa…gục lên súng mũ
- Những người lính ấy, họ hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách bỏ quên đời, hiến dâng đời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước.

2.2. Bốn câu thơ tiếp của đoạn 3:
- Bi thương với hiện thực tàn khốc chiến tranh: thiếu thốn, bệnh tật, mất mát hi sinh rải rác biên cương mồ viễn xứ…áo bào thay chiếu anh về đất
- Hùng tráng với lí tưởng cao đẹp vì độc lập tự do Tổ quốc- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh , quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với âm vang vừa đau thương vừa dữ dội oai hùng Sông Mã gầm lên khúc độc hành tiễn đưa, tôn vinh tầm vóc sử thi của người lính trong hi sinh.
=> Tinh thần bi tráng được thể hiện qua sự khẳng định những hiện thực trên chặng đường hành quân, nơi khốc liệt chiến trường nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ vững lí tưởng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp bi tráng hào hùng.

3. Nghệ thuật & tinh thần bi tráng xen lẫn với lãng mạn:
- Tinh thần bi tráng được thể hiện bằng giọng điệu trầm hùng; thể thất ngôn rắn rỏỉ, cách nói giảm nói tránh, bút pháp lãng mạn với sự tương phản, cường điệu, ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa mới lạ giàu tính tạo hình, biểu cảm, giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ... với lượng từ Hán Việt tôn nghiêm, bất tử hóa sự ra đi của người lính Tây Tiến.
- Tinh thần bi tráng cùng cảm hứng lãng mạn làm nên nét đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến và sức sống thi phẩm.
- Nhà thơ đã sáng tạo được bức tượng đài tập thể những người lính với vẻ đẹp tinh thần tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - vừa gian khổ hi sinh vừa hào hùng oanh liệt.

III. Kết bài: Tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến làm nên sắc màu của những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ và hào hùng.

P/s: Nếu các bạn có thắc mắc hoặc ý kiến gì thì có thể phản hồi vào topic này cho mình luôn nhé.
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
19
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề số 4
Đề Thi Thử Tỉnh Bắc Giang (2020-2021)

Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi của nhân vật người vợ nhặt từ khi chấp nhận theo Tràng về làm vợ trong truyện Vợ nhặt – Kim Lân.

# Các bạn tham khảo đề và có thể thử sức nhé, mình sẽ đưa ra gợi ý, và đáp án chi tiết đến các bạn sau.
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
19
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đáp án đề số 4
Bố cụcNội dung cần đạt được
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm đoạn, đoạn trích cần phân tích.

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận : sự thay đổi của nhân vật vợ nhặt sau khi về làm vợ Tràng.
Thân bài
* Trước khi về làm vợ Tràng:
- Trong tác phẩm có thể nói hình ảnh người vợ nhặt là hình ảnh tiêu biểu nhất, chân thật nhất cho sự khốn cùng đau khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 thì không có cả một cái tên riêng mà chỉ được gọi chung chung là Thị.

– Bề ngoài Thị có những biểu hiện rất táo bạo, liều lĩnh thẩm chí còn đánh mất đi sự tự trọng của mình.

- Nó kiến thị trở nên thật đáng khinh miệt, nhưng nếu nhìn sâu bằng con mắt nhân văn thì sẽ thấy Thị đáng thương hơn là đáng trách bởi những biểu hiện của sự chơi cháu liều lĩnh thiếu tự trọng của thị không phải là bản chất mà là sản phẩm của một hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, không đảm bảo những điều kiện sống tối thiểu nhất để con người sống với giá trị của một con.

=> Trước sự truy đuổi xấu xí của các đối và cái chết hình tượng của thị trở nên méo mó và xấu xí.

* Sau khi gặp được Tràng

- Từ một người không có gì trong tay ngoài một số trong trỉnh, thì sao khi gặp chàng cuộc đời thì đã hoàn toàn bước sang một trang mới và từ đó thì đã có những biến đổi hết sức mạnh mẽ về cảm xúc cũng như tính cách.

+ Sự thay đổi đầu tiên có thể nhận thấy một cách dễ dàng ở thị đó là sự thay đổi trong điệu bộ giá rẻ cảm xúc khi cùng tràn đi qua xóm ngự cu về nhà "người đàn bà đi sao hắn chừng ba bốn bước thì gấp cái thúng con đầu hơi cúi xuống cái nón rách tàn nghiêng nghiêng che đi nửa mặt thì còn có vẻ rón rén e thẹn" .
Từ đây tất cả những biểu hiện bên ngoài của thị người đọc không còn thấy nó không kín trao chat đanh đá nhưng khi gặp chàng ở trên tỉnh mà thay vào đó là sự ngượng ngùng em rất phù hợp với tâm lý của cô dâu mới về nhà chồng.

+ Trong cái ngượng nghịu e thẹn của thị ngoài vẽ mắt tò mò những lời trêu ghẹo của bọn trẻ con con là sự phập phòng lo lắng về con đường tương lai mà thị chưa thể hình dung nó như thế nào. Biểu hiện hiện tại gần như trái ngược hoàn toàn với cái tính ương bướm, ngang tàng và mạnh mẽ của thị trước đây

+ Khi vào nhà gặp bà tứ thị đã chào hỏi sức lễ phép, mặt cúi xuống hai tay mân mê tà áo đã rách bợt, tâm lý ngại ngùng, bẽn lẽn, chỉ dám ngồi kế mép giường.

=> Ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà đó vẫn là sự đúng mực ngoan hiền với tất cả sự ngượng nghịu, bẻn lẻn đầy nữ tính của một cô dâu mới

+ Sự thay đổi rõ ràng và lớn lao nhất trong tính cách tâm hồn của người vợ nhặt đã được thể hiện trong buổi sáng hôm sau khi thì đã chính thức trở thành vợ Tràng. Thị đã thức dậy sớm cùng người mẹ già thu nhỏ quét tước, sắp xếp, lại nhà cửa để vẫn là một gia cảnh nhưng người ta không còn thấy sự nghiệp nhé bản thiểu bừa bộn mà là sự gọn gàng sạch sẽ ngăn nắp.
Sự thay đổi của thị còn được biểu hiện thông qua thông qua suy nghĩ của nhân vật Tràng "nom thị hôm nay khác lắm rõ là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ trao các trọng lỏng như mấy lần tràng gặp ở ngoài tỉnh"

+ Bằng sự hiền hậu đúng mực của mình thì đã gắn kết các mối quan hệ để ngôi nhà không còn cảm giác lạnh lẽo mà thật sự là một tổ ấm mà trước đây tràng và bà cụ tứ chưa bao giờ cảm nhận được.

+ Tất cả những việc làm hành động của thị đã làm ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của một phù phụ nữ Việt Nam truyền thống hiền hậu đảm đang tần tảo, biết chăm lo thu vén để xây dựng hạnh phúc gia đình.

+ Đó còn là sự vươn lên, là khát vọng sống mạnh mẽ của con người trong cảnh bằng cùng cực khổ và đói kém, trong cái hoàn cảnh tưởng chừng như bế tắc.

+ Sự thay đổi tích cực của nhân vật Thị đã tạo ra một mái ấm với một cuộc sống mới và một tương lai mới tất cả những niềm vui tất cả những hy vọng như đã vùi lấp những nghiệt ngã khổ đau và túng quẩn cảu thực tại.

+ Để từ đấy lý tưởng cách mạng lại chổi lên trong lòng chính người vợ nhặt ấy một cách thiêng liêng và mãnh liệt
Kết bài
- Đánh giá tác phẩm, nhân vật, đoạn trích trên phương diện nghệ thuật và nội dung

- Cảm nhận bản thân
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom